Trang chủDestinationsTiền GiangDấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong sốt xuất huyết ở trẻ

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong sốt xuất huyết ở trẻ


Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 47.000 ca mắc sốt xuất huyết. Riêng Hà Nội ghi nhận 2.750 ca, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022. Độ tuổi các ca mắc rất đa dạng, trong đó có nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết 2 lần.





Bệnh nhi sốt xuất huyết điều trị tại BV Nhi Trung ương - Ảnh: VGP/Trần Việt
Bệnh nhi sốt xuất huyết điều trị tại BV Nhi Trung ương – Ảnh: VGP/Trần Việt

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay, sốt xuất huyết ghi nhận trên cả nước là hơn 47.000 ca mắc, 11 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc giảm 59,9%, tử vong giảm 58 ca.

Tại Hà Nội, từ đầu năm đã ghi nhận 2.750 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022, tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 408/579 xã, phường, thị trấn (chiếm 70,5%). Riêng 4 tuần gần đây, số ca mắc tăng nhanh. Trung bình mỗi tuần ghi nhận 481 trường hợp, tăng 4,3 lần so với trung bình 4 tuần trước đó.

Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, như: Thạch Thất, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Hà Đông, Phú Xuyên, Nam Từ Liêm, Thường Tín… 

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay cũng đã tiếp nhận 120 trẻ mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị. Trong đó, có hơn 50 bệnh nhi nhập viện có dấu hiệu cảnh báo.

Một trong những bệnh nhân nặng nhất tính đến thời điểm hiện tại, điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, là bệnh nhi 8 tuổi, ở Hà Nội. Trẻ có tiền sử đã bị sốt xuất huyết lần một cách đây 4 năm. Ngày 16/7/2023, trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao 39-40 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt, đau mỏi người, nôn nhiều, đau bụng, đau đầu, ăn uống kém, gia đình đưa trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Thời điểm nhập viện, trẻ sốt cao liên tục, có chấm sốt xuất huyết vùng mặt, sau đó xuất hiện mạch nhanh, khó bắt, huyết áp tụt, tiểu cầu giảm, men gan tăng… Các bác sĩ đã điều trị cho trẻ theo phác đồ của Bộ Y tế về sốt xuất huyết Dengue nặng. Sau khi điều trị, toàn trạng trẻ ổn định, tỉnh táo, trẻ được ra viện sau 10 ngày điều trị.

Một bệnh nhi khác, 11 tuổi, ở Hà Nội, cũng nhập viện vì sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Trước đó, trẻ cũng đã từng bị sốt xuất huyết. Trẻ nhập viện ngày thứ 5 của bệnh với các biểu hiện: Đau bụng, sốt từng cơn, kèm nôn nhiều lần, ăn uống kém, đã điều trị tại bệnh viện gần nhà nhưng không đỡ.

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau.





Phun thuốc diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết - Ảnh: VGP/HM
Phun thuốc diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết – Ảnh: VGP/HM

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh sốt xuất huyết khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn sốt: Trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn thì đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết (những chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn nguy hiểm: Sau giai đoạn sốt, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3-7 sau khi mắc bệnh. Trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.

Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48-72 giờ, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn.

Chăm sóc và theo dõi trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị sốt xuất huyết nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi và tư vấn điều trị, phòng bệnh.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15 mg/kg cân nặng, nhắc lại liều sau 4-6 giờ/lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.

Cho trẻ uống nhiều nước, ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, ăn thức ăn giàu vitamin, rau, nước quả ép.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết: Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu; tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Tuyệt đối không dùng nhóm thuốc hạ sốt Ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt, vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus Dengue gây ra. Dùng kháng sinh không hiệu quả, thậm chí có thể làm nặng thêm tình trạng gan, thận.

Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết: Tránh muỗi đốt, diệt loăng quăng, bọ gậy…

(Theo baochinhphu.vn)

 

 

 

 

.



Source link

Cùng chủ đề

8-3: Đàn ông tặng quà để đu trend, làm màu coi rất dị hợm

Như Tuổi Trẻ phản ánh: Hằng năm cứ vào dịp 8-3, trên khắp các diễn đàn rộ lên những câu hỏi đại loại: Nên hay không nên tặng quà cho vợ, người yêu? Chỉ cần một món quà nho nhỏ tượng trưng hay giá trị món quà càng cao mới thể hiện tấm lòng người tặng?Thậm chí một số chị em còn...

23 năm Đời sống và Pháp luật qua lăng kính của độc giả trung thành

Hấp dẫn với bạn đọc Tháng 3, Tạp chí Đời sống và Pháp luật kỷ niệm 23 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (2/3/2001- 2/3/2024). Đây cũng là dịp để mỗi thành viên trong tòa soạn Tạp chí Đời sống và Pháp luật ôn lại những kỷ niệm đã qua trong quá trình thắp lửa đam mê với nghề nghiệp và gắn bó với tập thể ngày càng lớn mạnh. Trải qua 23 năm xây dựng và...

Đường sách Tp. Thủ Đức, bạn đọc, Đường sách, TP. Thủ Đức, Nhà sách

(NADS) - Đường sách TP. Thủ Đức (TP. HCM) không chỉ là con đường độc đáo mà còn là không gian văn hóa tôn vinh giá trị ý nghĩa và nhân văn. Được tổ chức nhân kỷ niệm 2 năm thành lập TP. Thủ Đức, với sự hợp tác giữa ban ngành và chính quyền TP. Thủ Đức với cộng đồng đã tạo nên sự kiện ý nghĩa này. ...

Làm sao để kiểm soát sự tập trung giữa cơn bão công nghệ?

Công nghệ và sự phát triển trong khoa học công nghệ đã giúp thế giới thay đổi toàn diện. Tuy vậy, công nghệ cũng để lại những hệ quả, một trong số đó là sự xao lãng của tâm trí con người trong thế giới thực tại.

Lớp học tình thương dành cho học sinh nghèo

Đều đặn các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, tại căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu) vang lên tiếng giảng bài của lớp học Ngữ văn miễn phí cho các học sinh khó khăn do cô Phạm Thị Kim Cương (sinh năm 1977, trú tại phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) đứng lớp. Suốt 25 năm nay, cô Cương luôn hết mình truyền đạt kiến thức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế cảnh báo bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc dịp Tết Trung thu

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, dịp Tết Trung thu nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến, một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ...Ngày 15-8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về việc bánh...

Hy vọng mới về phương pháp điều trị cho các bệnh nhân Alzheimer

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 loại thuốc Dasatinib và Quercetin giúp làm trẻ hóa não cá Killi, loài cá châu Phi có quá trình lão hóa giống như con người. Não bị “lão hóa” là tình trạng các tế bào não “bị bệnh” hoặc “già hóa” hiện diện với số lượng lớn và tiết ra các chất có hại ngăn cản hoạt động bình thường và phục hồi của các tế bào não xung quanh....

Tướng lĩnh của ECOWAS thảo luận khả năng can thiệp quân sự vào Niger

ECOWAS đã đưa ra tối hậu thư đối với chính quyền quân sự ở Niger, cảnh báo sẽ có biện pháp can thiệp quân sự nếu các tướng lĩnh tiến hành vụ đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum. Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 15-8, các nguồn thạo tin cho...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc dịp Tết Trung thu

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, dịp Tết Trung thu nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến, một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ...Ngày 15-8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về việc bánh...

Hy vọng mới về phương pháp điều trị cho các bệnh nhân Alzheimer

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 loại thuốc Dasatinib và Quercetin giúp làm trẻ hóa não cá Killi, loài cá châu Phi có quá trình lão hóa giống như con người. Não bị “lão hóa” là tình trạng các tế bào não “bị bệnh” hoặc “già hóa” hiện diện với số lượng lớn và tiết ra các chất có hại ngăn cản hoạt động bình thường và phục hồi của các tế bào não xung quanh....

Tướng lĩnh của ECOWAS thảo luận khả năng can thiệp quân sự vào Niger

ECOWAS đã đưa ra tối hậu thư đối với chính quyền quân sự ở Niger, cảnh báo sẽ có biện pháp can thiệp quân sự nếu các tướng lĩnh tiến hành vụ đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum. Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 15-8, các nguồn thạo tin cho...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Sẽ làm mọi biện pháp để nâng cao vị thế nhà giáo

"Tại các diễn đàn lớn nhỏ, hễ có cơ hội là chúng tôi bày tỏ các kiến nghị để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhà giáo,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các thứ trưởng trong buổi gặp gỡ với 700.000 giáo viên. (Ảnh: PV/Vietnam+) Khẳng định nhà giáo là tài sản quý giá nhất của ngành, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp...

Khởi tố Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang Nguyễn Việt Trí và 17 bị can khác trong vụ án khai thác cát vượt trữ lượng cấp phép. Bị can Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN phát) Ngày 15-8, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ...

Mới nhất

Trao giải ‘Khoảnh khắc Tết của tôi’: Nhiều hoạt động khám phá độc đáo, truyền cảm hứng

Khoảnh khắc Tết của tôi 2024. Các tác phẩm dự thiBan giám khảo chấm giải Khoảnh khắc Tết của tôi Ảnh: DUYÊN PHAN ...

Hàn Quốc: Giới giáo sư y khoa sẵn sàng từ chức hàng loạt

Ngày 24-3, các quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa chính phủ và các bác sĩ được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các giáo sư trường y từ chức hàng loạt. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư...

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng...

Mới nhất