Trang chủNewsKinh tếĐẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền


Cần giảm độc quyền phân phối

Trong một báo cáo mới đây, Cục Điều tiết điện lực cho biết, Tập đoàn Điện lực VN (EVN), doanh nghiệp Nhà nước, chỉ nắm 37% nguồn điện, trong đó gần 11% là quản lý trực tiếp, 26% là gián tiếp qua các tổng công ty phát điện. Trong thực tế, EVN từ lâu đã không độc quyền về sản xuất điện, bởi luật cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt tư nhân tham gia đầu tiên vào phát triển nguồn từ sau năm 2006. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khi chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, nguồn điện cho tư nhân phát triển tăng mạnh. Đến nay, 42% nguồn điện là đến từ lĩnh vực tư nhân.

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 1.

Cần xã hội hóa từng khâu trong chuỗi sản xuất, phân phối điện

Không độc quyền nguồn điện nhưng ở khâu truyền tải điện, đến nay theo luật Điện lực VN quy định Nhà nước vẫn chi phối, quản lý, vận hành lưới điện. Theo đó, EVN vẫn nắm hầu hết hệ thống truyền tải, từ siêu cao áp 500 kV, 200 kV đến trạm biến áp.

TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN), tác giả công trình nghiên cứu mô hình ngân hàng điện năng từ năm 2010, cho rằng chính quy định Nhà nước độc quyền truyền tải điện gây khó khăn không ít cho nỗ lực phát triển một thị trường mua bán điện cạnh tranh và phát triển nguồn. Nguồn điện dồi dào, nhưng bị “ông nhà nước” thích thì mua, không thích thì không mua, hoặc lấy lý do truyền tải bị quá tải nên không mua, gây lãng phí. Ông Bá dẫn chứng, với chính sách khuyến khích tư nhân phát triển điện mặt trời (ĐMT) mái nhà, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, nguồn điện dồi dào ngay. “Chiếu” sang thực trạng mùa hè miền Bắc đối diện nguy cơ thiếu điện, chỉ cần đẩy mạnh cho tư nhân làm ĐMT mái nhà, cho mua bán trực tiếp thì “làm gì có chuyện điện thừa không phát được?”, TS Bá nói.

“Tôi rất ngạc nhiên khi vài ngày lại nghe nói về việc VN đối diện nguy cơ thiếu điện trong vài năm tới, thậm chí tình trạng này kéo dài đến 2030. Tại sao một quốc gia có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào lại phải lo lắng thiếu điện đến thế? Miền Nam thừa ĐMT vì ngày nắng nóng nhiều, miền Bắc không thiếu ĐMT nếu cơ chế thông thoáng. Nguồn bức xạ mặt trời ở miền Bắc rất lớn, gấp mấy lần châu Âu, tương đương miền Nam nhưng không được khuyến khích khai thác, dẫn đến thiếu điện. Phải “xé rào” cho toàn dân làm điện, cho mua bán điện trực tiếp nhằm huy động mọi nguồn lực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khơi thông những khu vực bị nghẽn công suất, điện có nhưng không phát lên lưới được, nhất là các dự án ĐMT. Bên cạnh đó, muốn giảm yếu tố độc quyền phân phối của ngành điện, cần đẩy mạnh cơ chế mua bán điện trực tiếp, bán cho hàng xóm… Phải làm quyết liệt và đó là nền tảng quan trọng để chúng ta xây dựng một thị trường mua bán điện cạnh tranh, xóa dần độc quyền. Làm truyền tải mà không có điện để truyền thì vô cùng lãng phí”, TS Trần Đình Bá nhấn mạnh.

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 2.

Đồng quan điểm, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú nhận xét, không phải vì doanh nghiệp Nhà nước nắm bao nhiêu phần trăm nguồn thì gọi là hết độc quyền mà cơ chế vận hành của chúng ta áp với ngành điện vẫn có yếu tố độc quyền. Mua theo giá Nhà nước quy định, bán cũng theo giá Nhà nước quy định, giá truyền tải cũng theo Nhà nước…

“Anh nắm bao nhiêu phần trăm không quan trọng, nhưng tôi làm điện ra, không bán được cho ai, chỉ bán cho mỗi anh để anh đi phân phối lại. Đó là yếu tố độc quyền. Tôi rất muốn mua điện từ nhà ông hàng xóm đang có ĐMT thừa đó, nhưng mua không được. Ông hàng xóm bán cho tôi cũng không được. Tôi phải làm hợp đồng mua bán điện với doanh nghiệp Nhà nước. Đó là yếu tố độc quyền. Theo tôi, ngành điện cũng như ngành xăng dầu, nên cởi trói dần, cho mua bán trực tiếp, thuận mua vừa bán. Cơ chế mua bán điện nên mạnh dạn triển khai sớm để các địa phương có cơ hội thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đồng thời mở cơ hội cho địa phương, nhà máy, khu dân cư có cơ hội tiếp cận nguồn điện tái tạo nhanh hơn, thực hiện cam kết của VN tại COP26 về việc tiến đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nói.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành điện. Đó là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh xã hội hóa khâu sản xuất, phân phối điện sớm.

TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN)

24 doanh nghiệp ĐMT muốn bán trực tiếp, không qua EVN

Bộ Công thương vừa có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và Phó thủ tướng về nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động mua bán điện trực tiếp giữa 2 bên. Hiện các quy định về giá phân phối điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực đã được Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung vào luật Giá, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.7.2024.

Đáng lưu ý, trong dự thảo này, Bộ Công thương quy định áp dụng việc mua bán điện trực tiếp chỉ đối với đơn vị phát điện sở hữu điện gió, hoặc ĐMT đấu nối vào hệ thống điện quốc gia có công suất đạt từ 10 MW trở lên. Khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp 22 kV trở lên. Như vậy, cơ chế “bán điện cho hàng xóm” quy mô rất nhỏ, đơn giản hơn vẫn chưa được đề cập. Đơn vị phát điện và mua điện qua đường dây kết nối trực tiếp và 2 bên có trách nhiệm thực hiện theo quy định, trong đó đơn vị phát điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng dự án điện phù hợp quy hoạch. Ngoài ra, dự thảo cũng có đề cập việc mua bán điện qua thị trường giao ngay.

Trong thực tế, nhu cầu muốn bán điện trực tiếp của các dự án rất lớn. Theo một khảo sát của Bộ Công thương vào giữa năm 2022, có đến 24/95 dự án điện tái tạo muốn bán điện trực tiếp, không qua EVN; 17 dự án được nhà đầu tư đang cân nhắc về khả năng tìm, ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra, qua sàng lọc, tư vấn, Bộ cũng đã gửi phiếu khảo sát đến 41 khách hàng, trong đó có 24 khách hàng muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA với tổng nhu cầu ước tính 1.125 MW.

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 4.

Cần có cơ chế khuyến khích tư nhân tham gia thị trường mua bán và phân phối điện

Bộ Công thương trong tờ trình gửi Chính phủ vào cuối tháng 8 vừa qua đề nghị xây dựng luật Điện lực (sửa đổi) cũng đề xuất sửa đổi quy định về việc Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện; đồng thời thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia.

TS Trần Đình Bá dẫn chứng: “Trong quá khứ, việc xã hội hóa khâu phân phối điện từng được triển khai nhưng không thành công vì tư nhân không chịu đầu tư. Tại sao như vậy? Khi thí điểm không thành công, chúng ta xem lại ngay chính sách đã đúng nghĩa xã hội hóa chưa, quyền lợi cho nhà đầu tư thỏa đáng chưa, hay vẫn muốn níu kéo độc quyền Nhà nước? Tôi cho rằng trước mắt cần khoán cho địa phương, đặc biệt khu vực miền Bắc đáp ứng 25 – 30% nguồn điện tại chỗ và cho mua bán điện trực tiếp trên lưới bằng ĐMT mái nhà. Theo tôi, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành điện. Đó là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh xã hội hóa khâu sản xuất, phân phối điện sớm”.

Đẩy mạnh loạt cơ chế, chính sách để hiện thực hóa Quy hoạch điện 8

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN Trần Viết Ngãi cho rằng: Ngành điện còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, mọi cơ chế, kế hoạch triển khai vẫn vô cùng chậm. Tổng sơ đồ điện 8 có cả nửa năm, đến nay chưa có dự án nguồn, lưới điện nào được triển khai. Quy hoạch chỉ là bộ khung mà Chính phủ theo đó duyệt cho dự án nào cần đấu thầu tìm nhà đầu tư, dự án nào giao cho EVN, từ điện khí, than, tích năng, gió…; ai làm, làm thế nào, vốn ở đâu. Ngay cả đầu tư lưới điện cũng phân vai việc rõ ràng, không thể đưa ra danh mục rồi bảo ai muốn làm gì thì làm mà không có chính sách khuyến khích thì 20 hay 30 năm sau chưa chắc thực hiện xong. Hiện tư nhân có thể làm các đường truyền tải 500 kV, 220 kV, 110 kV, 22 kV…, tại sao không có chính sách khuyến khích này? Trong thực tế, EVN vẫn là đơn vị “làm thuê” cho Nhà nước và ngành điện độc quyền phân phối điện quá lâu.

Đẩy nhanh mua bán trực tiếp điện để giảm độc quyền - Ảnh 5.

Ông Ngãi nói: “Lý do khu vực miền Bắc thiếu điện không phải do thiếu truyền tải từ miền Nam ra mà do thiếu nguồn. Thế nên, xã hội hóa đầu tư cho khâu truyền tải cũng là cách để tăng nguồn lực đầu tư cho ngành điện nói chung. Trước đây, từng có phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy, nhưng sau không rõ lý do gì, lại bị bỏ đi. Muốn phát triển nguồn, nên xóa bỏ dần độc quyền, xã hội hóa cho khâu bán điện trực tiếp đến tiêu dùng, bỏ qua truyền tải. Thị trường hóa ngành điện chỉ có cách duy nhất là cho tư nhân tham gia thị trường mua bán và phân phối điện mà thôi”.

PGS-TS Ngô Trí Long phân tích: Từ năm 2013, Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ đã phát triển thị trường điện theo 3 cấp độ là thị trường phát điện cạnh tranh, đến thí điểm mua bán điện cạnh tranh, bán lẻ điện cạnh tranh. Thế nhưng 10 năm qua, chúng ta mới chủ yếu phát triển thị trường sản xuất điện cạnh tranh, bán buôn còn nhiều bất cập, bán lẻ cạnh tranh chưa thấy đâu. Đến nay, dù EVN không còn là đơn vị sản xuất điện duy nhất nhưng với vai trò doanh nghiệp Nhà nước, họ vẫn giữ tỷ trọng độc quyền cao vì vẫn là đơn vị mua duy nhất từ các nguồn phát và là đơn vị bán duy nhất.

“Tình trạng độc quyền chưa thể chấm dứt nếu vẫn kéo dài tình trạng này”, TS Long nhấn mạnh và cho rằng, tư tưởng chủ đạo của Nghị quyết 55 là chống độc quyền trong ngành điện. Muốn vậy phải cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia và tiến tới xã hội hóa đầu tư vào năng lượng sạch, tái tạo. Theo đó, phải triển khai trên cả 3 lĩnh vực, bao gồm: phát điện, vận hành truyền tải và phân phối. Nhà nước chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực tư nhân không làm hoặc những vấn đề có tính an ninh quốc phòng. Ngoài ra, để có thị trường điện cạnh tranh, giá bán điện hợp lý cho người tiêu dùng, phải xóa bỏ cả độc quyền mua bán điện, liên quan tới khâu truyền tải và phân phối.

81/85 dự án điện tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ đàm phán giá

Theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN), cập nhật đến ngày 27.10, đã có 81/85 dự án điện gió, ĐMT với tổng công suất 4.597,86 MW. Trong đó, 69 dự án với tổng công suất 3.927,41MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21 của Bộ Công thương. EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 63/69 dự án. Bộ cũng đã phê duyệt giá tạm cho 62 dự án, tổng công suất 3.399,41MW. Cũng theo EVN, 24 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình, 30 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 40 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư. Tuy vậy, hiện còn 4 dự án với tổng công suất 136,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

Theo Quy hoạch điện 8 đã được phê duyệt, nhu cầu điện được dự báo sẽ tăng với tốc độ hằng năm là 7,9 – 8,9% và tổng công suất phát điện sẽ tăng từ 77 GW lên 122 GW đến 146 GW vào năm 2030. Trong đó, 36 – 47% điện năng sẽ được tạo ra từ năng lượng tái tạo (bao gồm năng lượng gió, mặt trời và thủy điện). Điều này dẫn đến nhu cầu rất lớn về xây dựng đường dây truyền tải điện mới và cải tạo, với tổng chi phí đầu tư ước tính từ 15,2 – 15,6 tỉ USD. Trong khi đó, khả năng vay vốn để tiếp tục đầu tư vào ngành điện (nguồn, lưới điện) cũng bị hạn chế, do tổng nợ của EVN và cả của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đều ở mức cao, không có bảo lãnh của Chính phủ. Tình hình tài chính của EVN và EVNNPT khó có khả năng cải thiện nhanh chóng do chính sách giá điện và giá truyền tải hiện tại (79,08 đồng/kWh) đều chịu điều phối quyết định của Chính phủ. Đầu tư tư nhân đã được khuyến khích từ năm 2004, nhưng bị hạn chế do khuôn khổ pháp lý.

Theo luật số 03/2022/QH15, các nhà đầu tư tư nhân được phép phát triển và vận hành các tài sản lưới điện. Tuy nhiên, khung đầu tư thực hiện như các nghị định, quy định hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành. Đến nay vẫn chưa có mô hình đầu tư tư nhân vào lưới điện được triển khai, mới chỉ có các dự án truyền tải gắn với phát điện được cho phép. Cơ sở để các nhà đầu tư có thể phát triển các dự án hạ tầng lưới điện theo luật Đầu tư cần có hướng dẫn, quy định bổ sung cụ thể thì mới triển khai được.

Chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn



Source link

Cùng chủ đề

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trao đổi bên lề Diễn...

Doanh nghiệp FDI mong muốn ổn định về nguồn cung năng lượng

Một trong các nhu cầu chính của hầu hết doanh nghiệp và bất kỳ nhà đầu tư trong tương lai đó là sự ổn định về nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo. ...

Doanh nghiệp nước ngoài vẫn lo ngại thiếu điện

Nhiều doanh nghiệp FDI lo ngại thiếu điện năm nay tái diễn và đề nghị Việt Nam có phương án cung cấp điện xuyên suốt. Cung ứng đủ điện là kiến nghị được nhiều hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài nêu tại hội nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp doanh nghiệp FDI, trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024), sáng 19/4.Thiếu điện xảy ra tại miền Bắc trong nửa cuối tháng...

Gấp rút triển khai dự án Luật Điện lực sửa đổi

DNVN - Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng ban hành Luật Điện lực lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi phải kế thừa, phát huy được thành tựu đã đạt được, hiện thực hoá các quan điểm chỉ đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

30 lô sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm cadimi từ đâu?

Khi Brazil bước vào vụ thu hoạch, giá cà phê Robusta sẽ ra sao? Giá cà phê phiên cuối tuần chịu áp lực giảm khi tồn kho trên sàn ở mức cao. Từ tháng 4/2024, Brazil vào vụ thu hoach, giá cà phê Robusta có thể quay đầu giảm. Xuất khẩu nông sản vào Hoa Kỳ: Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Cơ hội cho nông sản Việt xuất khẩu vào Hoa Kỳ là rất lớn. Để chinh...

Cùng chuyên mục

Khánh thành nhà máy công nghiệp 1.443 tỷ đồng tại Thanh Hoá

Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam do Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 66,44 ha, với tổng vốn đầu tư 1.443,220 tỷ đồng. Ngày 20/3, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing tổ chức lễ...

Sasco đặt mục tiêu lãi 343 tỷ đồng

Sasco lên kế hoạch doanh thu tăng 5% lên 2.903 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 3% lên 343 tỷ đồng dù dự đoán hoạt động kinh doanh có thể chịu tác động bởi xung đột vũ trang, lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao. HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã khoán: SAS)...

Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa sôi nổi các hoạt động tháng Thanh niên

(HQ Online) - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hải quan Thanh Hóa: Dầu thô chiếm hơn 82% tổng nguồn thu ngân sách Hải...

Triển khai thi công Trạm biến áp 500 kV Quảng Trị và đường dây đấu nối

Triển khai thi công Trạm biến áp 500 kV Quảng Trị và đường dây đấu nốiNgày 20/3/2024, tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) tổ chức triển khai thi công Trạm biến áp 500 kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị - rẽ Vũng Áng - Đà Nẵng. ...

Mới nhất

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm...

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj...

Dự kiến tổ chức nhiều chương trình đặc sắc, ấn tượng tại Lễ hội Vì hòa bình

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trình bày dự thảo kịch bản, chương trình khung các hoạt động Lễ hội...

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất...

Mới nhất