Trang chủNewsThời sựDự án hồ thủy lợi Ka Pét phải đánh giá lại tác...

Dự án hồ thủy lợi Ka Pét phải đánh giá lại tác động môi trường


Dự án hồ thủy lợi Ka Pét (xã Mỹ Thạnh, H.Hàm Thuận Nam) do Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư. Theo báo cáo của chủ đầu tư, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 101/2023/QH15 (ngày 24.6.2023) điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, ngày 18.8, UBND tỉnh Bình Thuận có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án. Ngày 4.10, Thủ tướng đã có công văn gửi UBND tỉnh và giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án. Ngày 9.10, UBND tỉnh Bình Thuận có công văn chính thức giao cho Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư dự án.

Dự án hồ thủy lợi Ka Pét phải đánh giá lại tác động môi trường  - Ảnh 1.

Mô phỏng dự án hồ thủy lợi Ka Pét

Đánh giá hiện trạng rừng và trồng rừng thay thế

Theo chủ đầu tư dự án, việc đánh giá hiện trạng rừng được hoàn thành từ năm 2020, đến tháng 4.2022 thì cập nhật số liệu do Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ thực hiện.

Dự án có diện tích hơn 697 ha, trong đó có hơn 619 ha là đất có rừng và rừng đặc dụng là gần 138 ha (136,88 ha rừng tự nhiên và 1,07 ha rừng trồng); rừng phòng hộ là 0,51 ha; rừng sản xuất là 440,4 ha; đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha và 78,15 ha là đất không có rừng (gồm 60,14 ha đất trống và 18,01 ha là đất sản xuất nông nghiệp của người dân).

Toàn bộ rừng trong khu vực dự án thuộc dạng rừng thứ sinh nghèo (tái sinh sau khai thác năm 2002 trở về trước). Rừng có tổng số 78 loài nhưng phần lớn là các loài cây thân gỗ thông thường, trừ 2 loài quý trong Sách đỏ VN là giáng hương (Pterocarpus macrocarpus kurz) và sơn điều (Melanorrhoea usitata wall).

Tuy nhiên, qua kết quả điều tra của 96 ô tiêu chuẩn điển hình thì 2 loài cây giáng hương và sơn điều là cây tái sinh, phân bố trên diện tích thuộc đối tượng rừng sản xuất và một phần diện tích rừng đặc dụng.

Đối với việc trồng rừng thay thế, diện tích rừng trồng thay thế là 1.844 ha, theo điều 21 luật Lâm nghiệp.

Hiện UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở NN-PTNT rà soát từng vị trí nhằm đảm bảo diện tích rừng thay thế đúng quy định. UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu phải trồng rừng bằng các loại cây bản địa như dầu, sao đen. Các đơn vị chủ rừng vẫn đang khảo sát quỹ đất theo đúng tiêu chí để đăng ký trồng rừng. Trên cơ sở đó, Sở NN-PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt, sao cho phải đảm bảo việc trồng rừng hoàn thành cùng với tiến độ dự án là cuối năm 2025.

Thay đơn vị làm bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án hồ thủy lợi Ka Pét được Quốc hội điều chỉnh vào tháng 6.2023, do vậy Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng phải được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 08/2022 (ngày 10.1.2022) của Chính phủ và Thông tư số 2 ngày 10.1.2022 của Bộ TN-MT quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường; đồng thời thực hiện Nghị định số 114/2018 ngày 4.9.2018 của Chính phủ về quản lý an toàn hồ, đập chứa nước.

Do vậy, ĐTM của dự án hồ thủy lợi Ka Pét sẽ phải bổ sung 2 nội dung quan trọng là đánh giá hiện trạng đa dạng hệ sinh học và tài nguyên sinh vật, tác động của dự án đến môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu. Tiếp đó, phải xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, trong các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập do dự án có tác động đến rừng trong khu bảo tồn (gọi là kịch bản vỡ đập).

Trong khi đó, theo quy định thì đơn vị đang làm báo cáo ĐTM không có đủ năng lực để thực hiện 2 chức năng trên. Sở KH-ĐT Bình Thuận đã trình UBND tỉnh phương án chấm dứt hợp đồng với đơn vị làm ĐTM cũ để tìm đơn vị mới có năng lực và chức năng làm báo cáo 2 nội dung bổ sung ở ĐTM mới, rồi mới trình Bộ TN-MT phê duyệt.

Bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi

Ngày 30.8, Cục Quản lý xây dựng công trình (thuộc Bộ NN-PTNT) có công văn đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận bổ sung hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ thủy lợi Ka Pét như cập nhật số liệu thủy văn, lựa chọn phương án tuyến, vùng tối ưu.

Dự án hồ thủy lợi Ka Pét phải đánh giá lại tác động môi trường  - Ảnh 2.

Vùng lõi dự án hồ thủy lợi Ka Pét

Theo ông Phan Thanh Hoàng, Giám đốc Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh, hiện nay chủ đầu tư đã hoàn thiện bổ sung một số văn bản pháp lý liên quan theo yêu cầu.

Riêng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phương án trồng rừng thay thế của dự án, UBND H.Hàm Thuận Nam đang kiểm tra, rà soát lập phương án bồi thường, hỗ trợ sơ bộ để tổng hợp vào tổng mức đầu tư dự án. Ông Hoàng cũng cho biết, vốn lũy kế đã đầu tư của dự án đến nay hơn 10,2 tỉ đồng, trong đó kế hoạch bố trí vốn năm 2023 là 5 tỉ đồng. Tổng vốn giải ngân cho dự án mới chỉ đạt 5,5 tỉ đồng/10,2 tỉ đồng.

Những khó khăn khi triển khai dự án

Do Quốc hội đã ban hành nghị quyết điều chỉnh dự án, nên báo cáo ĐTM của dự án phải bổ sung 2 nội dung nêu trên. Trong khi đó, đơn vị thực hiện ĐTM không đủ năng lực, chức năng thực hiện nên phải tìm đơn vị mới thay thế. Do vậy, sự điều chỉnh này đã ảnh hưởng đến thời gian ấn định phê duyệt ĐTM của dự án.

Hiện tại, chủ đầu tư đang phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Trong đó, có nhiều công việc đòi hỏi phải có thời gian như xin ý kiến Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT và các cơ quan thuộc Quốc hội. Đặc biệt, phải phối hợp với Ủy ban MTTQ VN tỉnh để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trước khi hoàn chỉnh hồ sơ trình thẩm định và quyết định đầu tư dự án.

“Chủ đầu tư đã kiến nghị UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng cho phép giãn thời gian trình thẩm định, quyết định đầu tư dự án để tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và đưa ra phương án đầu tư tối ưu, giải quyết hài hòa nhất các vấn đề từ kinh tế, kỹ thuật, môi trường, xã hội… của dự án”, một lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết.

Tại cuộc họp diễn ra ngày 26.10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục của dự án hồ thủy lợi Ka Pét trên tinh thần thận trọng, chặt chẽ và đúng quy định pháp luật. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị Sở TT-TT Bình Thuận thành lập tổ công tác truyền thông để chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác về dự án hồ thủy lợi Ka Pét. 

Dự án hồ thủy lợi Ka Pét là dự án quan trọng về thủy lợi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26.11.2019 và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24.6.2023.

Dung tích của hồ thủy lợi Ka Pét là hơn 51,2 triệu m3 nước thô. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 874 tỉ đồng; trong đó vốn ngân sách T.Ư hơn 519 tỉ đồng và ngân sách địa phương hơn 354 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến hết năm 2025.

Dự án hồ thủy lợi Ka Pét cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của H.Hàm Thuận Nam; cấp nước thô cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm II 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực H.Hàm Thuận Nam và TP.Phan Thiết; phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực H.Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.



Source link

Cùng chủ đề

Bình Thuận quy hoạch thêm 3 khu du lịch ven biển

Bình Thuận quy hoạch thêm 3 khu du lịch ven biển, có tổng diện tích hơn 5.000 ha, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 3 khu du lịch ven biển nằm ở các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân được HĐND tỉnh Bình Thuận thông qua các nghị quyết về nhiệm vụ quy hoạch chung sáng 22/3. Trong đó, khu Cổ Thạch - Bình Thạnh (huyện Tuy...

Xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch

Theo đó, Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong được quy hoạch trên diện tích hơn 1.036 ha. Đây là khu du lịch phát triển các loại hình như du lịch, thương mại, dịch vụ, dân cư…, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực ven biển Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. ...

Bình Thuận: Giám sát công tác đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt ở vùng...

Nội dung giám sát tập trung công tác đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; Kết hợp giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (nếu có) trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt ở vùng đồng bào...

Lưu ý du lịch Phú Quý mùa cao điểm

Bình ThuậnĐảo Phú Quý vào mùa cao điểm du lịch, có thêm nhiều homestay, dịch vụ ăn uống và vui chơi, mang đến nhiều lựa chọn cho du khách. Đảo Phú Quý là một trong những điểm du lịch biển hút khách gần đây. Tháng 4/2023 sau khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thông xe, việc di chuyển thuận tiện hơn khiến đảo Phú Quý "đông chưa từng thấy" vào dịp 30/4.Năm nay, theo anh Bùi Quốc...

Lập hội đồng thẩm định giá trị từng xe

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận sẽ thành lập hội đồng giám định giá trị tài sản trong vụ cháy hơn 200 xe máy dựa vào giấy tờ xe, biên bản vi phạm và nhiều yếu tố khác. Ngày 16/3, Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể gây ra vụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Trái ngọt từ công cuộc ‘kéo đại bàng về làm tổ’

Được ví như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng những năm 2000, người ta vẫn chỉ biết tới Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á (đánh giá của CNN). Chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Định hình một "điểm đến mới...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú trọng phát triển DNNN nhanh, bền vững, đúng hướng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kinh...

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Houthi của Yemen vào các tàu chở hàng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của tuyến đường Biển Đỏ và giá cước vận tải container. Rủi ro an ninh của tuyến đường này đã truyền sang các tuyến khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền, làm gián đoạn vận chuyển toàn cầu. Với việc Mỹ và phương Tây tấn công vào các mục tiêu của lực lượng...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP cho biết: Sáng 24/3, tại thành phố Mỹ Tho, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh' trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng dự Hội nghị có...

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới

Thông qua hội nghị, nhằm cung cấp những thông tin cơ bản pháp luật về bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới và phòng chống bạo lực gia đình..., trang bị cho các đại biểu những kiến thức cơ bản về bình đẳng giới, để các đại biểu chủ động, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân tại địa phương về bình đẳng giới, góp phần nâng cao vị thế, vai...

Nên thí điểm giao quyền cho Hà Nội chủ động tổ chức cơ quan chuyên môn

Báo cáo một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về tổ chức chính quyền đô thị, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban và các cơ quan đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý các...

Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hoá tiêu chuẩn, quy chuẩn đường cao tốc

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, hiện Chính phủ đang trình sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường cao tốc. Qua khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, còn nhiều bất cập trong việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực đường bộ. "Hiện chúng ta chưa áp dụng nên chưa biết vận hành tiêu chuẩn, quy...

Khơi dậy và phát huy những điểm mạnh của tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương

Chiều 26/3, tại Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn với cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu năm 2024 với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng...

Mới nhất

Ùn tắc nghiêm trọng sau khi đóng nút giao Nguyễn Văn Linh

26/03/2024 | 13:04 TPO - Sau hơn 1 tháng tạm đóng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) để xây dựng hầm chui, khiến...

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ ở Cần Thơ

TPO - Sáng 24/3, Báo Tiền Phong, Ban Thường vụ Thành Đoàn Cần Thơ phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ tổ chức ngày hội Chủ Nhật Đỏ lần thứ 16 năm 2024, tại Tiểu đoàn 1 (TP. Cần Thơ). Trong buổi sáng, chương trình đã tiếp nhận về gần 700 đơn vị...

Cơ hội lớn để Bình Phước đón “sóng” đầu tư từ châu Âu

Với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, Bình Phước có cơ hội đón “sóng” đầu tư từ châu Âu vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn và dự án năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp EU quan tâm nông...

Đòn bẩy trong đầu tư khu dưỡng lão cao cấp

Xu hướng già hóa dân số và tốc độ gia tăng số lượng người giàu, siêu giàu tại Việt Nam là đòn bẩy chủ đạo cho hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản dưỡng lão cao cấp. Thị trường đầu tư...

Mới nhất