Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDu học sinh ở Australia chật vật vì giờ làm giảm, giá...

Du học sinh ở Australia chật vật vì giờ làm giảm, giá cả leo thang


Ngày đặt chân tới Australia để bắt đầu hành trình du học, Hà An không nghĩ có lúc phải vật lộn để đảm bảo có thu nhập đủ sống.





Sinh viên tại Melbourne, Úc, năm 2020. Ảnh: AFP

Sinh viên tại Melbourne, Australia. Ảnh: AFP

An, 19 tuổi, hiện đang theo học Trường Kinh doanh Kaplan (Kaplan Business School) ở Sydney, Australia. Song song với việc học, An duy trì công việc làm thêm bán thời gian tại một chuỗi thức ăn nhanh để giảm nhẹ gánh nặng chi phí du học.

Tuy nhiên, với việc chính phủ Australia tái áp đặt giới hạn số giờ làm việc cho sinh viên quốc tế giữa bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, An cho biết mình đang phải đối mặt với áp lực tài chính khi không thể đảm bảo số ca làm cần thiết để mang lại thu nhập đủ duy trì cuộc sống.

Thời gian làm việc trung bình mỗi tuần của An đã giảm từ 22 xuống còn 18 giờ. Việc thu nhập giảm đặt An vào một cuộc chiến chống lại tình trạng giá cả các mặt hàng thiết yếu và sinh hoạt phí đang tăng cao tại Australia.

An cho biết thói quen chi tiêu của mình đã buộc phải thay đổi đáng kể.

“Tôi đã phải chuyển sang mua sắm tại các chợ của người Việt Nam vì giá cả ở đó thấp hơn,” An nói với VnExpress International. “Nhìn chung, giờ đây tôi ít mua sắm hơn và hạn chế chi tiêu vào những thứ không thiết yếu.”

An không phải là sinh viên quốc tế duy nhất chịu ảnh hưởng bởi quy định mới về giờ làm việc của chính phủ Australia. Riya Kattady, đang theo học bằng Thạc sỹ ngành kỹ sư tại Đại học Tây Sydney, nói với The Guardian hồi tháng 7/2023 rằng mình bắt đầu tự pha cà phê tại nhà khi mua cà phê takeaway từ quán “đã trở thành một thứ xa xỉ” do thu nhập giảm.

“Hiện tại tôi phải cân nhắc kỹ lưỡng trước mỗi khoản chi tiêu,” Riya giải thích. “Tôi không thể làm thêm giờ được nữa… Tôi phải tiết kiệm và lên kế hoạch cho mọi việc.”

Bộ Nội vụ Australia đã thiết lập chính sách mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, giới hạn sinh viên quốc tế làm việc không quá 48 giờ mỗi hai tuần trong kỳ học. Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn so với chính sách cho phép làm việc không giới hạn giờ trong thời gian dịch bệnh.

Thách thức mà sinh viên quốc tế phải đối mặt khi đi làm còn bao gồm nguy cơ bị trả lương thấp. Theo báo cáo năm 2023 của Viện Grattan, được trích dẫn bởi Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Úc (ABC), cứ sáu người nhập cư ở Australia thì có một người nhận lương thấp hơn mức tối thiểu quốc gia.

Nhà kinh tế học Brendan Coates của Viện Grattan cho biết sinh viên quốc tế cũng nằm trong nhóm đối tượng này. Đồng thời, tuổi đời trẻ cũng góp phần khiến họ có khả năng bị trả lương thấp hơn.

“Giới hạn giờ làm việc khiến họ còn dễ bị ảnh hưởng bởi mức lương thấp hơn nữa,” ông nói.

Với mức lương tối thiểu cho lao động từ 21 tuổi trở lên ở Australia là 21,38 AUD (343.313 VND) mỗi giờ, báo cáo chỉ ra rằng 5-16% người lao động mới nhập cư ở Australia được trả thấp hơn mức này. Trong số đó, 1,5-8% nhận lương thấp hơn mức tối thiểu theo giờ ít nhất là 3 AUD.

Theo Times Higher Education, một cuộc khảo sát với hơn 6.000 người tham gia, trong khuôn khổ một dự án do chính phủ Australia tài trợ, chỉ ra rằng 45% người tham gia muốn làm việc nhiều hơn 48 giờ mỗi hai tuần.

Cụ thể, 27% muốn không bị giới hạn về số giờ làm. 11% mong muốn mức giới hạn được nâng lên 50 giờ cho mỗi hai tuần, và 7% ủng hộ mức giới hạn 60 giờ.

Ly Tran, một nhà nghiên cứu về giáo dục quốc tế tại Đại học Deakin, Australia, đồng thời là người phụ trách dự án nói: “Họ muốn được tự do quyết định.”

Bên cạnh giới hạn giờ làm, tình trạng sinh hoạt phí, bao gồm tiền thuê nhà, giá thực phẩm và chi phí đi lại, tăng cao cũng khiến những khó khăn mà sinh viên quốc tế phải đối mặt trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo báo cáo công bố vào tháng 1/2024 của Cục Thống kê Australia, chỉ số giá tiêu dùng tại quốc gia này đã tăng 4,1% trong vòng một năm tính tời thời điểm công bố báo cáo.

Michelle Marquardt, trưởng phòng thống kê giá cả tại Cục Thống kê Australia, cho biết giá nhà ở tăng 4,6% và giá thực phẩm và đồ uống không có cồn tăng 4,4% là những yếu tố chính gây lạm phát.

Tuy nhiên, một số người, như Yeganeh Soltanpour, chủ tịch Hội đồng sinh viên quốc tế tại Australia, lại ủng hộ chính sách giới hạn giờ làm. Trả lời Sydney Morning Herald, Yeganeh lập luận rằng việc cho phép sinh viên quốc tế làm không giới hạn thời gian trước đây đã dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên bỏ lỡ các buổi học và không đạt điểm do quá tải công việc.

Minh Hằng, 25 tuổi, một thực tập sinh ngành tâm lý học tại Melbourne, Australia cũng đánh giá cao chính sách này vì tin rằng nó sẽ khuyến khích sinh viên tập trung hơn vào việc học. Bản thân Hằng cũng cho biết ngành học của mình nặng, nên việc phải tuân thủ giới hạn thời gian làm việc giúp Hằng có nhiều thời gian trau dồi kiến thức chuyên môn.

Dù nhận thấy lợi ích tiềm năng của việc giảm giới hạn giờ làm, Hằng đã phải chuyển tới thuê nhà ở một khu vực xa trung tâm thành phố nhưng giá cả phải chăng hơn để tiết kiệm.

Các cơ quan chức năng Australia đã triển khai nhiều biện pháp để giải quyết các thách thức nêu trên. Có thể kể đến như nỗ lực chống lạm phát của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) thông qua việc tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 12 năm là 4,35% vào tháng 7/2023, nhằm hướng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát trong khoảng 2-3%, theo The Guardian.

Theo Reuters, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cũng tuyên bố vào tháng 1/2024 rằng chính phủ đang tìm kiếm các giải pháp mới để giảm áp lực về chi phí sinh hoạt mà không làm gia tăng lạm phát.

“Chúng tôi đã yêu cầu Bộ Ngân khố và Bộ Tài chính xem xét những biện pháp có thể giảm bớt gánh nặng chi phí sinh hoạt cho các gia đình mà không tạo áp lực lên lạm phát,” Thủ tướng Anthony phát biểu trong một cuộc họp báo tại Sydney.

Trong lúc cơ quan chức năng và sinh viên quốc tế cùng nhau tìm cách vượt qua những thách thức hiện tại, thì 645.516 sinh viên quốc tế tại Australia – theo số liệu tháng 8/2023 từ ICEF Monitor – phải tiếp tục nỗ lực để tồn tại.

“Tôi cảm thấy bi quan”, An nói. “Với chi phí đắt đỏ, tôi không chắc liệu mình có đủ khả năng để trụ lại tới khi hoàn thành chương trình học hay không.”


Linh Lê



Source link

Cùng chủ đề

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

New South Wales dừng nhận học sinh một số tỉnh của Việt Nam

AustraliaBang New South Wales dừng nhận học sinh của một số tỉnh miền Trung vào các trường phổ thông công lập (lớp 1-12). Ngày 15/3, trả lời VnExpress, Sở Giáo dục bang New South Wales (NSW) cho biết đưa ra quyết định này do sự gia tăng về tình trạng không tuân thủ thị thực của học sinh từ một số tỉnh miền Trung của Việt Nam gần đây.Ngoài dừng xét đơn đăng ký mới, Sở sẽ báo cáo...

Du học sinh trầy trật săn việc ở Australia

Trần Thị Phương mất 9 tháng mới tìm được việc ở vùng xa xôi, dù cô có bằng thạc sĩ đại học danh tiếng, từng làm việc tại một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Cô gái 27 tuổi không thể nào nhớ được số hồ sơ xin việc đã gửi đi kể từ khi nhận bằng thạc sĩ Hệ thống Thông tin của Đại học Melbourne hồi tháng 6/2023. Cô cũng có hai năm...

Lộ trình du học theo năng lực, điều kiện tài chính cá nhân

Học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc hay hạn chế về năng lực, tài chính hoặc khuyết bằng THPT đều có thể du học thành công nếu chọn đúng lộ trình tối ưu. Xuất thân từ vùng nông thôn của tỉnh Đắk Nông, Nguyễn Vương Thảo Vi (sinh năm 2002) đã nỗ lực vượt lên khó khăn ở "nơi được coi là vùng trũng của tiếng Anh", lựa chọn đúng đường và gặt hái thành công trong...

Đại sứ Úc tại Việt Nam chia sẻ những dự án thành công ‘tuyệt vời’ của người Việt tại Úc

Đại sứ Úc tại Việt Nam Andrew Goledzinowski khẳng định Úc sẽ tiếp tục hỗ trợ du học sinh Việt Nam. Ông cũng nói về "lợi thế lớn" của Úc nhờ cộng đồng người Việt đông đảo, sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư và thương mại song phương. Đại sứ Úc tại Việt Nam Andrew Goledzinowski tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay Canberra ngày 9-3 - Ảnh: DƯƠNG GIANG Trong chuyến thăm chính thức Úc từ ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài tập cho cự ly 5km, 10km theo kỷ lục gia thế giới Ingebrigtsen

Nhà vô địch Olympic và thế giới Jakob Ingebrigtsen chia sẻ bài tập đầy thử thách nhưng hiệu quả, giúp các runner xây dựng nền tảng thể lực và tốc độ để thi 5km và 10km . Sau chấn thương gót chân vào năm ngoái, Ingebrigtsen tiết lộ anh đang tăng cường thể lực khi đặt mục tiêu cho mùa giải 2024. Bài tập này là một phần quan trọng trong chế độ tập luyện của runner Na Uy...

Israel không kích thành trì Hezbollah

Quân đội Israel không kích xưởng vũ khí của Hezbollah ở thành phố Baalbek ở miền bắc, nơi được mệnh danh là thành trì của nhóm. Theo phóng viên AFP, không quân Israel ngày 24/3 tấn công một cơ sở của Hezbollah ở Baalbek mà nhóm đã bỏ hoang trong một thời gian, khiến ba cư dân sống gần đó bị thương. "5 tên lửa Israel đánh trúng một tòa nhà hai tầng có người ở tại al-Osseira, ngoại...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Mới nhất

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Những pha nhào lộn ‘đã mắt’ tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định

Ngày 23.3, trong khuôn khổ giải đua mô tô nước thế giới diễn ra tại Bình Định, các vận động viên quốc tế đã để lại những màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship) có hạng mục thi đấu, gồm: Runabout GP1 (dành cho những tay đua...

Mới nhất