Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngEvergrande và hành trình từ ngôi sao tới "chúa nợ" sụp đổ

Evergrande và hành trình từ ngôi sao tới “chúa nợ” sụp đổ


Hành trình từ cậu bé nghèo đến tỷ phú bất động sản đã từng khiến chủ tịch tập đoàn Evergrande trở thành biểu tượng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. 

Lời hứa biến các làng quê thành thành phố với nhiều tiện ích cho tầng lớp trung lưu đã biến ông trở thành một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Nhưng giờ đây, ông lại đang bị cơ quan chức năng giám sát vì những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Mới đây, tòa án Hong Kong đã đưa ra phán quyết với Evergrande. Thẩm phán Linda Chan cho biết công ty này không thể đưa ra kế hoạch tái cấu trúc hợp lý dù phiên tòa đã được trì hoãn nhiều tháng.

Công ty này hiện có khoảng 240 tỷ USD tài sản nhưng lại phải gánh khối nợ hơn 300 tỷ USD. Họ được coi là công ty nặng nợ nhất thế giới. Phán quyết thanh lý Evergrande có thể sẽ làm rung chuyển thị trường vốn và thị trường bất động sản vốn đã mong manh của Trung Quốc.

Ai là người đứng sau Evergrande?

Ông Hứa Gia Ấn là người thành lập nên tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande. Ông sinh năm 1958 trong một gia đình nghèo ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Ông mồ côi mẹ khi chưa đầy 1 tuổi và sống với bà nội trong cảnh nghèo đói ở một vùng nông thôn. Ông có một tuổi thơ cơ cực khi phải ăn những chiếc bánh bao, bánh mì mốc.

Lớn lên, ông chia sẻ rằng mình từng dự định trở thành một thợ xây để có thể nhận lương đều đặn. “Lúc đó, tôi rất muốn được người khác giúp đỡ và háo hức để có một công việc, rời bỏ nông thôn và có cuộc sống mới”, ông nói trong một bài diễn thuyết năm 2018.

Evergrande  và hành trình từ ngôi sao tới chúa nợ sụp đổ - 1

Ông Hứa Gia Ấn (Ảnh: SCMP).

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông nghỉ học và làm nông ở nhà. Năm 1977, ông quyết định đi thi đại học nhưng bị trượt.

Sang năm 1978, với những nỗ lực cố gắng, ông đã thi đỗ vào Học viện Gang thép Vũ Hán. Ông tốt nghiệp năm 1982, sau đó làm việc tại nhà máy thép ở đây một thời gian trước khi đến Thâm Quyến vào năm 1992.

Thời gian đầu ở Thâm Quyến, ông phải ngủ ở hành lang nhà một người bạn rồi vào làm phụ trách một văn phòng công ty, tối ngủ ở gian nhà bếp. Ông cũng mở một công ty nhỏ ở Thâm Quyến trước khi tới Quảng Châu.

Một thời hoàng kim

Năm 1996, Hứa Gia Ấn đặt dấu mốc quan trọng khi thành lập Tập đoàn Evergrande. Chỉ 10 năm sau, Evergrande đã chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong.

Tập đoàn này nhanh chóng vươn mình trở thành doanh nghiệp bất động sản hàng đầu, bán được nhiều diện tích nhà nhất cả nước. Evergrande đã phát triển “thần kỳ” với 1300 dự án bất động sản ở 280 thành phố.

Năm 2020, tập đoàn này công bố đang sở hữu hơn 293 triệu m2 đất. Phần lớn các khu đất của Evergrande đều nằm ở các thành phố cấp một ở Trung Quốc, có trị giá tới 81,34 tỷ USD.

Người mua đổ xô mua căn hộ của Evergrande ở hàng trăm thành phố khắp Trung Quốc. Evergrande thường bán trước các căn hộ nhiều năm trước khi tòa nhà được hoàn thành. Trong thời kỳ hoàng kim của mình, tập đoàn này báo cáo doanh số bán hàng lập đỉnh khi giá nhà tăng mạnh.

Evergrande  và hành trình từ ngôi sao tới chúa nợ sụp đổ - 2

Một dự án của Evergrande ở thành phố Hoài An, Trung Quốc (Ảnh:Bloomberg).

Sau khi đưa Evergrande lên sàn, ông Hứa Gia Ấn cũng sử dụng lợi nhuận từ bất động sản vào các lĩnh vực khác.

Evergrande đã mua lại câu lạc bộ bóng đá và chi hàng tỷ USD cho các cầu thủ nước ngoài trong nhiều năm. Một số khoản đầu tư khác của ông bao gồm phát triển xe điện, y học truyền thống…

Với tham vọng mở rộng quy mô trên toàn quốc, Evergrande đã vay mượn khá nhiều. Công ty đã vay tiền từ các ngân hàng và thậm chí cả nhân viên của mình.

Sóng gió liên tiếp ập đến

Tuy nhiên, trái ngược với đà tăng 34% sau khi niêm yết vào năm 2009, Evergrande lại nhanh chóng trở thành biểu tượng với những khoản vay nợ quá đà.

Bằng cách vay hơn 300 tỷ USD, Evergrande quyết tâm mở rộng mạnh mẽ để trở thành một trong những công ty lớn nhất Trung Quốc với những khu căn hộ, cao ốc văn phòng và trung tâm mua sắm.

Tuy nhiên, những rắc rối của Evergrande bắt đầu xuất hiện vào năm 2020 khi thị trường bất động sản của Trung Quốc hạ nhiệt sau loạt quy định của Chính phủ.

Bắc Kinh đã đưa ra các quy định mới để kiểm soát khoản nợ của các nhà phát triển bất động sản lớn. Nhiều biện pháp đã khiến Evergrande phải bán các sản phẩm của mình với mức chiết khấu lớn, để đảm bảo đủ tiền để duy trì hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, những biện pháp thắt chặt để phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.

Evergrande  và hành trình từ ngôi sao tới chúa nợ sụp đổ - 3

Nhân viên an ninh vây kín trụ sở của Evergrande, nơi nhiều người tụ tập yêu cầu hoàn trả các khoản vay (Ảnh: Reuters).

Năm 2021, Evergrande bắt đầu không thể thanh toán được các khoản nợ với một số bên cho vay. Kể từ đó, các khoản nợ xấu của họ ngày càng gia tăng.

Người mua nhà đã biểu tình trên nhiều tuyến phố. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải đưa Evergrande vào tình trạng cảnh báo để giải quyết nợ.

Trước đây, Evergrande nằm trong số các cổ phiếu có hiệu suất cao nhất trên thị trường. Tuy nhiên sau sự kiện này, cổ phiếu của công ty giảm sút do lo ngại về khả năng trả nợ và hoàn thành xây dựng các căn hộ của công ty.

Evergrande đã báo cáo có khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Công ty đã đệ đơn xin phá sản ở New York (Mỹ) và cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết nợ với các chủ nợ trái phiếu nước ngoài.

Những vấn đề của Evergrande trở nên căng thẳng hơn sau khi họ phải hủy bỏ các cuộc họp quan trọng với chủ nợ và xem xét lại kế hoạch tái cơ cấu nợ ở nước ngoài. Công ty cũng liên tục gặp khó khăn trong việc bán đi một số tài sản của mình để huy động vốn.

Reuters dẫn nguồn tin cho biết, Evergrande phải bán siêu du thuyền dài 60m với giá 32 triệu USD trong quy trình bán bớt tài sản. Một nguồn tin khác xác nhận việc bán du thuyền đã diễn ra. 

Khi ông bị điều tra, giới phân tích và đầu tư băn khoăn rằng ai sẽ điều hành các hoạt động của tập đoàn và điều gì sẽ xảy ra với kế hoạch tái cấu trúc nợ ở nước ngoài.

Tượng đài khổng lồ sụp đổ

Shen Chen, một đối tác tại Shanghai Maoliang Investment Management, cho biết: “Hứa Gia Ấn từng nhiều lần đưa Evergrande thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ trong quá khứ nhờ bán nợ, bán cổ phần…

Tuy nhiên lần này mọi chuyện đã khác. Cuộc khủng hoảng nợ ở Evergrande đang leo thang. Công ty không thể tiếp cận nguồn vốn mới cũng như không thể xử lý tài sản đủ nhanh để gây quỹ”.

Trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh ngày càng thắt chặt các quy định vay nợ, Evergrande không thể phát hành bất kỳ trái phiếu mới nào ở thị trường nước ngoài trong năm nay. 

Không những vậy, trong một báo cáo gửi cho Sàn giao dịch Chứng khoán Hong Kong, Evergrande thông báo rằng ông bị cơ quan chức năng nghi ngờ về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hứa Gia Ấn đã phải chịu các biện pháp quản thúc bắt buộc do liên quan đến các cáo buộc nghi ngờ về hành động bất hợp pháp.

Theo Wall Street Journal, giới chức Trung Quốc đang điều tra xem liệu ông Hứa có đang cố gắng chuyển tài sản ra nước ngoài hay không, trong bối cảnh Evergrande còn đang chật vật để hoàn thiện các dự án đang dang dở.

Quá trình tái cơ cấu nợ của Evergrande cũng trở nên phức tạp hơn sau khi trụ sở chính bị điều tra. 

Evergrande  và hành trình từ ngôi sao tới chúa nợ sụp đổ - 4

Tượng đài Evergrande chính thức sụp đổ (Ảnh: SCMP).

Evergrande là tập đoàn nợ “khủng” nhất thế giới, với tổng số nợ lên đến hơn 300 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng của tập đoàn này từ năm 2021 gây tác động nặng nề lên nền kinh tế Trung Quốc và cả thị trường toàn cầu.

Trước đó, tập đoàn này tiến hành kế hoạch cải tổ khoản nợ trị giá 23 tỷ USD đối với nhóm trái chủ đặc biệt trong gần 2 năm. Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu này đã thất bại vào cuối tháng 9 năm ngoái khi tỷ phú Hứa Gia Ấn, nhà sáng lập Evergrande, bị điều tra.

“Việc Evergrande phải thanh lý tài sản là tín hiệu Trung Quốc sẵn sàng làm đến cùng để chấm dứt bong bóng bất động sản. Điều này có thể tác động tích cực với nền kinh tế trong dài hạn, nhưng sẽ gây ra khó khăn trong ngắn hạn”, Andrew Collier, Giám đốc công ty nghiên cứu Orient Capital Research, nhận định với Reuters

Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn chìm sâu trong vũng lầy khủng hoảng. Thị trường chứng khoán cũng xuống thấp nhất 5 năm. Tin tức về Evergrande có thể khiến tình hình trở nên tệ hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Dinh thự 70 triệu USD của người sáng lập Evergrande bị rao bán

Theo SCMP, một bất động sản hạng sang ở Hong Kong (Trung Quốc) trị giá 550 triệu HKD (70,2 triệu USD) có liên quan đến người sáng lập Tập đoàn Evergrande, ông Hui Ka-yan, đã được bên tiếp quản rao bán.Bất động sản số 10E trên đường Black's Link, là một dinh thự ba tầng với diện tích 4.933 feet vuông (458,29 m2) trong The Peak – khu nhà giàu đắt đỏ nhất Hong Kong.Savills, đại lý phụ trách...

Trung Quốc có thêm chính sách hỗ trợ ngành bất động sản

Nhiều dự án bất động sản do nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc đã nhận được khoản vay phát triển đầu tiên theo cơ chế được gọi là “danh sách trắng”, nhiều thành phố lớn cũng đã nới lỏng các hạn chế mua nhà. Tô Châu, Thượng Hải, Quảng Châu… đã nới lỏng các hạn chế mua nhà trong nỗ lực thúc đẩy nhu cầu của người mua. Trong một biện pháp hỗ trợ khác,...

Nhà đầu tư liệu có thể lấy lại tiền sau khi “chúa chổm” Evergrande sụp đổ?

China Evergrande từng là một trong những công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Tập đoàn này đã phải "gồng mình" chống đỡ với khủng hoảng nợ trong những năm qua, nhưng cuối cùng vẫn phải bị thanh lý tài sản.Wall Street Journal cho biết các chủ nợ nước ngoài của Evergrande không thể tiến tới thỏa thuận tái cấu trúc sau 11 giờ đàm phán.Theo các chuyên gia, sau khi lệnh thanh lý được tòa án...

Đại gia bất động sản Evergrande sụp đổ: Đầu tư liều lĩnh, nhiều người vỡ mộng giàu

Bom nợ Evergrande chính thức sụp đổ Hôm 29/1, Tòa án tại Hong Kong ra phán quyết buộc ông lớn bất động sản Trung Quốc China Evergrande buộc phải thanh lý tài sản để giải quyết khối nợ 300 tỷ USD do không thể đưa ra kế hoạch tái cấu trúc hợp lý. Quyết định được đưa ra sau khi phiên tòa trì hoãn nhiều tháng, gia hạn 7 lần trong hơn một năm rưỡi qua. Tài sản của Evergrande được đánh...

Tập đoàn Evergrande bị buộc phải thanh lý tài sản tại Hong Kong

Ngày 29-1, tòa án tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã ra phán quyết tập đoàn bất động sản China Evergrande phải thanh lý tài sản để trả nợ. Tòa án sẽ tổ chức một phiên điều trần khác vào cùng ngày, điều này có thể dẫn đến việc chỉ định người thanh lý cho Evergrande. Theo CNN, những người thanh lý do tòa án chỉ định sẽ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dịch vụ “chạy sô” cà số xe ô tô, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng

Anh Tân cũng cho hay, cà số khung, số máy phải dùng loại giấy chuyên dụng. Một số trường hợp số khung số máy của xe ở vị trí phức tạp, khó với tới, người cà phải chui vào gầm xe, lách tay vào những khe động cơ xe để làm, rất khó khăn.Người lành nghề thì mất khoảng 5-15 phút, còn không quen thì mất 1-2 giờ mới cà xong các bộ số xe."Để kịp làm thủ...

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác về an ninh mạng

Chiều 25/3, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Giáo sư Thomas J. Vallely, Cố vấn cấp cao của Trường Harvard Kennedy, Hoa Kỳ. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Tô Lâm bày tỏ vui mừng nhận thấy, thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam và Hoa Kỳ đã đẩy mạnh xúc tiến các hoạt động hợp tác có ý nghĩa, nhằm cụ thể hóa, triển...

Kiếm thủ Vũ Thành An đưa môn thể thao ‘quý tộc’ tới cộng đồng

(Dân trí) - Dù vẫn đang thi đấu đỉnh cao, nhưng bằng tình yêu và niềm đam mê với môn đấu kiếm, Vũ Thành An đã hiện thực hóa tình yêu đó bằng việc mở một câu lạc bộ đấu kiếm phong trào tại Hà Nội. Vũ Thành An đang là kiếm thủ số 1 Việt Nam với bảng thành tích đáng nể. Anh từng giành HCV giải đấu kiếm U23 châu Á, 8 tấm HCV ở 5 kỳ SEA...

Bài đọc nhiều

Những phân khúc bất động sản thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Theo VTV, theo các chuyên gia, mỗi phân khúc bất động sản của thị trường Việt Nam trong năm 2024 đều có những điểm nhấn đầu tư riêng thu hút nhà đầu tư ngoại. Thông tin từ Dân Việt, theo báo cáo CBRE Việt Nam, từ năm 2015, Chính phủ đã bắt đầu tháo gỡ các rào cản để người nước ngoài có thể sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Kể từ khi chính sách sở...

Diện mạo cung thiếu nhi trị giá 1.300 tỷ đồng sắp về đích

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Thanh Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

“Đòn bẩy” thúc đẩy nguồn cung bất động sản công nghiệp tăng

Nguồn cung bất động sản công nghiệp gia tăng Theo Báo Đầu Tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng với hơn 4,29 tỷ đô la và nhu cầu thuê kho xưởng tăng cao là 2 nguyên nhân chính thúc đẩy nguồn cung bất động sản công nghiệp gia tăng. Theo báo cáo của Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL), đến cuối năm 2024, tổng...

Nơi vắng người, nơi dự án bỏ hoang

Tại khu vực phía Nam, thị trường bất động sản tại tỉnh Bình Dương cũng làm một trong những khu vực được các doanh nghiệp và nhà đầu tư chú trọng. Có rất nhiều dự án được người dân, nhà đầu tư chọn mặt gửi vàng chỉ trong thời gian ngắn đã bán hết và tỉ lệ lấp đầy cư dân cao, tạo thành những cụm dân cư đông đúc giúp khu vực phát triển phồn thịnh. Tuy nhiên,...

Cùng chuyên mục

Nơi vắng người, nơi dự án bỏ hoang

Tại khu vực phía Nam, thị trường bất động sản tại tỉnh Bình Dương cũng làm một trong những khu vực được các doanh nghiệp và nhà đầu tư chú trọng. Có rất nhiều dự án được người dân, nhà đầu tư chọn mặt gửi vàng chỉ trong thời gian ngắn đã bán hết và tỉ lệ lấp đầy cư dân cao, tạo thành những cụm dân cư đông đúc giúp khu vực phát triển phồn thịnh. Tuy nhiên,...

Những phân khúc bất động sản thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Theo VTV, theo các chuyên gia, mỗi phân khúc bất động sản của thị trường Việt Nam trong năm 2024 đều có những điểm nhấn đầu tư riêng thu hút nhà đầu tư ngoại. Thông tin từ Dân Việt, theo báo cáo CBRE Việt Nam, từ năm 2015, Chính phủ đã bắt đầu tháo gỡ các rào cản để người nước ngoài có thể sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Kể từ khi chính sách sở...

Diện mạo cung thiếu nhi trị giá 1.300 tỷ đồng sắp về đích

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Thanh Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

“Đòn bẩy” thúc đẩy nguồn cung bất động sản công nghiệp tăng

Nguồn cung bất động sản công nghiệp gia tăng Theo Báo Đầu Tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng với hơn 4,29 tỷ đô la và nhu cầu thuê kho xưởng tăng cao là 2 nguyên nhân chính thúc đẩy nguồn cung bất động sản công nghiệp gia tăng. Theo báo cáo của Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL), đến cuối năm 2024, tổng...

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Mới nhất

Sắp diễn ra Giải đua thuyền máy công thức 1 tại Quy Nhơn

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định 2024 (Amazing Bình Định Fest 2024), diễn ra tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ ngày 22 - 31/3/2024 có 02 nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách là Giải...

Thúc đẩy hợp tác trong công tác mặt trận giữa Hà Nội

Chiều nay, 26/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội đàm giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội (MTTQ TP) với Đoàn đại biểu Ủy ban Hội nghị hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc TP Thượng Hải, đang thăm và làm việc tại Hà Nội, do Phó Chủ...

Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ VII

Dự đại hội có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí...

Tìm thấy thi thể phụ nữ sau 10 ngày mất tích trên biển

Tối 26/3, trả lời VTC News, lãnh đạo UBND xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, vừa tìm thấy thi thể người phụ nữ trôi dạt trên vùng biển địa phương. Danh tính nạn nhân được xác định là chị P.T.L trú xã Kỳ Thịnh (thị xã Kỳ Anh), mất tích cách đây 10...

Hồ sơ xin việc: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy ‘có lãi’

2. Kỹ năng cần có để làm tốt công việc dự tuyểnCác kỹ năng cần thiết cho công việc không chỉ thể hiện bởi các tờ giấy chứng nhận đã tốt nghiệp khóa này, khóa kia. Vấn đề là bạn có sử...

Mới nhất