Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGDP quý I đã vượt kịch bản

GDP quý I đã vượt kịch bản

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý I tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay.

Phấn đấu kịch bản tăng trưởng cao

Theo kịch bản điều hành đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%; trong đó, quý I phấn đấu đạt mức tăng trưởng tương ứng 5,2% và 5,6%. Như vậy, tăng trưởng GDP quý I đã “vượt nhẹ” kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

GDP quý I đã vượt kịch bản
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong quý I/2024, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ. Về tiến độ thực hiện, trong 17 nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành đến hết quý I/2024, có 10 nhiệm vụ đã hoàn thành (chiếm 59%), 7 nhiệm vụ đang triển khai thực hiện (41%) và 01 nhiệm vụ hoàn thành trước thời hạn.

Nhìn chung, kinh tế vĩ mô quý I cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm, nợ công, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng để chúng ta phấn đấu hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024. Các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, quyết liệt triển khai công việc ngay từ đầu năm. Các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng và phát triển của nước ta.

Tuy nhiên Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, khó khăn, thách thức còn rất lớn, có những yếu tố mới đặt ra từ cả bên trong và bên ngoài nền kinh tế, tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, tỷ giá, các cân đối lớn và công tác quản lý, điều hành thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới. Các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện nhất quán, kiên định các mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển đã đề ra; nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để triển khai hiệu quả công việc được giao.

GDP quý I đã vượt kịch bản

Trên cơ sở kết quả quý I, dự báo tình hình quý II và cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 02 kịch bản tăng trưởng cho năm nay như sau:

Kịch bản 1: Tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6% (cận dưới mục tiêu Quốc hội quyết nghị), 09 tháng cuối năm tăng khoảng 6,12%, trong đó: Tăng trưởng quý II là 5,85%; quý III và IV lần lượt là 6,22% và 6,28%, đạt mức cận dưới hoặc thấp hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Kịch bản 2: Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị), 09 tháng cuối năm tăng khoảng 6,75%, trong đó: Tăng trưởng quý II là 6,32%; quý III và quý IV lần lượt là 6,79% và 7,08%. Tăng trưởng các quý cao hơn khoảng 0,1% so với cận trên kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực và trong nước chuyển biến thuận lợi hơn, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các chính sách hỗ trợ mới, nhất là tài khóa, tiền tệ… để phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn Kịch bản 2.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt nghiêm, thực hiện hiệu quả, toàn diện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng nhiệm vụ được giao; chủ động tham mưu, đề xuất và xử lý công việc theo thẩm quyền, nhất là những vấn đề mới phát sinh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của từng bộ, cơ quan, trong đó, lưu ý một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án Luật, Nghị quyết, nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7; phối hợp chặt chẽ, từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội để chủ động tiếp thu, giải trình, nhất là với những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, quy định mới, thí điểm, đặc thù.

Thứ hai, tập trung xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…, bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội cho phép sớm thi hành các Luật này trong tháng 7/2024. Các địa phương cần tập trung rà soát, sửa đổi văn bản thuộc thẩm quyền để có thể áp dụng Luật Đất đai ngay sau khi có hiệu lực, nhất là xây dựng bảng giá đất.

Thứ ba, riếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Trong đó, cần lưu ý khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quy định gia hạn thuế, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; nghiên cứu chính sách giảm phí, lệ phí năm 2024. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giảm thuế suất thuế VAT để báo cáo Quốc hội xem xét thực hiện trong 6 tháng cuối năm tại Kỳ họp thứ 7.

Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, tạo thuận lợi tối đa, tháo gỡ khó khăn tiếp cận vốn tín dụng; khẩn trương xây dựng, triển khai hiệu quả các gói tín dụng hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực ưu tiên…

Thứ tư, bảo đảm yêu cầu, tiến độ thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2024 theo đúng chủ trương của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội.

Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Trong đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc về nguồn cung cát, đá… để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh, hạ tầng năng lượng.

Thứ sáu, khẩn trương cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao; nghiên cứu, tham mưu các cơ chế, chính sách, giải pháp mới, toàn diện và đột phá để khai thác tối đa thời cơ, cơ hội, thuận lợi mới cho tăng trưởng và phát triển.

Thứ bảy, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính. Tập trung tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, nhất là trong phân cấp, phân quyền; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề có tính liên ngành. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…

Thứ tám, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo dõi sát, nắm chắc tình hình, nhất là lạm phát trong bối cảnh Fed, ECB… có thể thay đổi chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng vào những tháng cuối năm; chủ động, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, ứng phó từ sớm, từ xa với các tình huống có thể phát sinh.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – NSNN; triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, đẩy mạnh quản lý thu thuế thương mại điện tử, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Đánh giá kỹ những tác động lên lạm phát, chi phí sản xuất của doanh nghiệp, sinh hoạt của người dân để có phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá, dịch vụ công phù hợp, tránh giật cục, bị động.

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước. Sẵn sàng phương án cung ứng, điều tiết nguồn điện để bảo đảm cung cấp điện, ứng phó với các kịch bản vận hành cực đoan có thể xảy ra. Triển khai hiệu quả Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII; đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai, sớm đưa vào vận hành, khai thác.

Thứ chín, chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường…

Thứ mười, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tiếp tục củng cố và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.





Source link

Cùng chủ đề

UOB dự báo GDP Việt Nam quý I đạt 5,5%

UOB dự báo kinh tế Việt Nam quý I tích cực hơn cùng kỳ năm ngoái, với tăng trưởng 5,5% và VND vẫn còn khả năng phục hồi nhẹ. Dự báo được nêu trong Báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2024 vừa phát hành của Ngân hàng UOB. Như vậy, tình hình đầu năm nay dự kiến tích cực hơn quý I/2023 khi GDP tăng 3,32%, theo số liệu của Bộ Kế hoạch -...

Phát huy tinh thần trách nhiệm, tạo khí thế mới, động lực mới, hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quán triệt, tuyên truyền rộng rãi, hiểu sâu sắc bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đó củng cố thêm niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước, có thêm bản lĩnh, tự tin; phát huy tinh thần trách nhiệm; tạo khí thế mới, động lực mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ đưa ra các giải pháp làm mới các động lực cũ, bổ sung, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.

Thủ tướng đề nghị đưa giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới, đưa ra giải pháp trọng tâm, điểm mấu chốt, khâu đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội trong những tháng còn lại.

Ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháng 7, quý III và thời gian tới nhằm quyết tâm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024

Năm 2024, Chính phủ vay tối đa 676.057 tỷ đồng và trả nợ khoảng 453.990 tỷ đồng. Chính phủ yêu cầu bộ, ngành liên quan đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn, kiểm soát chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần. Còn hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay, tự trả khoảng 6.599 triệu USD... Bộ Tài chính: Tăng giá...

Loạt chính sách kinh tế nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng Tư

Quy định mới về hoạt động lấn biển theo Luật Đất đai 2024, thủ tục hành chính được sửa đổi bãi bỏ trong lĩnh vực đăng kiểm... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 4/2024. Một dự án lấn biển tại tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN) Một số chính sách liên quan các vấn đề về kinh...

Kiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Đúng như dự báo của các chuyên gia và kỳ vọng của thị trường, đà tăng nhanh của lạm phát trong hai tháng đầu năm nay đã chững lại trong tháng 3 vừa qua sau khi yếu tố “mùa vụ” qua đi.Qua thời điểm tăng do “mùa vụ” Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 3,97% - đã chững lại...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 1/4

Tỷ giá trung tâm tăng 1 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,57 điểm hay NHNN hút ròng 500 tỷ đồng từ thị trường... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 1/4. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 27/3 Điểm lại thông tin kinh tế tuần 25-29/3 ...

Nuôi biển phải hướng đến phát triển bền vững

Nuôi biển phải có sự bài bản, bền vững giúp giải quyết xung đột giữa ngành nuôi biển và phát triển du lịch biển vốn là thế mạnh của các địa phương ven biển. Quang cảnh hội nghị Sẵn sàng hạ tầng nuôi biển Ngày 1/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Hyosung TNC đầu tư nhà máy sản phẩm sinh học tỷ USD

Hyosung TNC – công ty con của tập đoàn Hàn Quốc Hyosung rót gần một tỷ USD vào nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học, công suất 200.000 tấn tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông tin này được lãnh đạo Hyosung TNC xác nhận tại "Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", sáng 30/3. Tại sự kiện, Hyosung TNC đã nhận giấy đăng ký đầu tư...

Bất động sản ấm lên, người bán ‘quay xe’, lật kèo khiến môi giới cay đắng

Anh Lê Minh Quốc, một môi giới bất động sản có nghề tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) bức xúc kể lại câu chuyện của mình sau khi chật vật dẫn nhiều khách hàng đến xem mua căn nhà trong một con ngõ ở đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) nhưng sau đó bị chủ nhà bất ngờ lật kèo không bán.Theo anh Quốc, đầu tháng 2 vừa qua, chủ nhà nhờ văn phòng anh rao bán...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

CEO Berjaya Việt Nam được đề cử vào Hội đồng quản trị Vincom Retail

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng giám đốc Berjaya Việt Nam được đề cử vào HĐQT Vincom Retail, khi công ty này đề nghị miễn nhiệm hai thành viên khác. Trong phiên họp thường niên sắp tới, Hội đồng quản trị Vincom Retail (VRE) sẽ trình cổ đông bầu bổ sung ông Nguyễn Hoài Nam và miễn nhiệm hai thành viên là Lê Mai Lan và Chủ tịch Hội đồng quản trị Thái Thị Thanh Hải.Ông Nam hiện là Tổng...

Cùng chuyên mục

Lãi suất 3 tháng cao nhất, có 300 triệu đồng gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào

Gửi tiết kiệm 300 triệu đồng nhận lãi ra sao?Để tính tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn có thể áp dụng công thức:Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 300 triệu đồng kỳ hạn 3 tháng tại Ngân hàng A lãi suất 1,9%/năm, bạn có thể nhận được: 300 triệu đồng x 1,9%/12 x 3 = 1,425 triệu đồng.Cùng số tiền kỳ hạn trên, nếu bạn...

Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh lịch sử

Diễn biến căng thẳng mới tại Trung Đông khiến giá vàng thế giới tiến sát 2.290 USD trong phiên 2/4. Nhu cầu vàng lên cao sau khi kim loại quý vượt mốc 2.200 USD một ounce. Chốt phiên giao dịch 2/4, mỗi ounce vàng thế giới giao ngay tăng 30 USD, lên 2.279 USD.Trong phiên, giá vàng có thời điểm lên 2.287 USD. Đây là kỷ lục mới của kim loại quý.Nhà đầu tư tăng mua vàng trú ẩn...

Lăng kính chứng khoán 3/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định đầu tư Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Phiên giao dịch ngày 2/4 đã thành công tạo được cây nến cho thấy phe mua đã quay trở lại khi giá tăng mạnh kèm theo thanh khoản lên mức trung bình của 20 phiên gần nhất. Duy trì được xu thế này vào ngày 3/4 thì chính thức xác nhận xu hướng điều chỉnh nhẹ trong một vài phiên vừa qua đã chấm dứt. TPS duy trì việc mua vào...

Kinh tế Nga tăng tốc

Moskva nhận nhiều tín hiệu tích cực đầu năm, khi sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu đều khởi sắc, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Hôm 1/4, S&P Global công bố Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) của Nga, cho thấy ngành sản xuất ở đây tiếp tục phục hồi. Theo đó, PMI tháng 3 đạt 55,7 điểm. Con số này tăng so với 54,7 hồi tháng 2 và cao nhất từ tháng...

Bitcoin mất mốc 65.000 USD

Tiền số lớn nhất thế giới giảm hơn 7% - diễn biến thường thấy trước đợt halving, bên cạnh việc chịu ảnh hưởng bởi USD mạnh lên. Sau hơn một tuần giao dịch quanh vùng 70.000 USD, Bitcoin (BTC) bắt đầu sụt giá từ sáng nay. Thị giá tiền số lớn nhất thế giới bốc hơi hơn 2.700 USD trong vài phút, lùi về khoảng 66.500 USD một đơn vị. BTC tiếp tục điều chỉnh suốt buổi chiều, rồi...

Mới nhất

Tinh dầu quế tắc đường xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị gửi kiến nghị lên Chính phủ

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam vừa có công văn số 71/CV-VPSA ngày 2/4/2024 gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị tháo gỡ cho xuất khẩu tinh dầu quế. Hàng trăm tấn tinh dầu quế tắc đường xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị...

Cửa hàng tranh chép ở TPHCM lũ lượt đóng cửa, tiểu thương lo cả nhà đói ăn

"Có khi 5 ngày không bán nổi một bức tranh, doanh thu giảm hơn 50%. Tháng nào cũng bỏ tiền túi ra để gồng lỗ. Nhiều người trụ không nổi đã trả mặt bằng, rời đi", ông Tâm, tiểu thương phố tranh, nói. Giữa trưa, ông Tâm (45 tuổi, ngụ tại TPHCM) không nghỉ ngơi mà cặm...

Nửa đêm, người dân Thủ đô đổ xô đến con đường hoa mới nổi để ‘sống ảo’

03/04/2024 | 09:52 TPO - Mặc dù nửa đêm nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đến bức tường với giàn hoa ngũ sắc ở phố Miếu...

Chuỗi sự kiện, lễ hội để thu hút khách tại Đà Nẵng dịp cao điểm hè

Thêm hoạt động, tăng trải nghiệm cho du kháchSở Du lịch TP Đà Nẵng vừa chính thức công bố chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng với chủ đề là “Enjoy Đà Nẵng 2024”. Năm nay, chương trình được đánh giá có nhiều hoạt động, nội dung mới.Bà Nguyễn Thị Hoài An...

Mới nhất