Trang chủNewsKinh tếHộ dân sẽ phải phân loại rác tại nguồn

Hộ dân sẽ phải phân loại rác tại nguồn


Người dân không ngại phân loại

Tại TP.HCM, việc phân loại rác tại nguồn đang được triển khai khá mạnh mẽ. Cuối tuần trước, ngày 4.11, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Q.Gò Vấp (TP.HCM) diễn ra “Ngày hội đổi rác lấy quà” do Hội Phụ nữ Q.Gò Vấp phối hợp với Hội Nước sạch và môi trường VN tại TP.HCM cùng các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực môi trường và tái chế tổ chức.

Hộ dân sẽ phải phân loại rác tại nguồn - Ảnh 1.

Người dân Q.Gò Vấp (TP.HCM) tham gia hoạt động “đổi rác lấy quà”

Bà Phan Thị Thúy Phượng, Phó trưởng đại diện Văn phòng phía nam Hội Nước sạch và môi trường VN, cho biết: Đây là hoạt động thường xuyên của hội trong gần một năm qua. Ngoài Q.Gò Vấp, chương trình còn được tổ chức ở H.Hóc Môn, Q.10 và cả P.Nguyễn Cư Trinh ở Q.1. “Cứ mỗi tháng một lần, chúng tôi lại tổ chức ngày hội để bà con trên địa bàn mang rác đến đổi quà. Chương trình càng ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia. Ở Gò Vấp, một số phường bà con còn tập kết rác chất đầy cả xe ba gác, xe tải để chở đến đổi quà”, bà Phượng kể.

Rác sẽ được phân thành nhiều loại như: vỏ lon nhôm, chai nhựa, bao ni lông, giấy bìa cứng, pin, quần áo cũ… Những loại có giá trị tái chế sẽ được quy đổi trực tiếp thành tiền hoặc quà. Quà là sản phẩm của các DN tham gia chương trình, một số DN thu gom lon nhôm, chai nhựa để tái chế và trả tiền trực tiếp cho bà con. Pin là rác thải nguy hại sẽ được đơn vị chuyên trách thu gom xử lý đúng quy định. Quần áo cũ cũng được chọn lọc, cái nào còn có khả năng sử dụng sẽ đưa đến các nơi thiện nguyện, cái nào không có khả năng sử dụng sẽ xử lý và làm nhiên liệu cho ngành sản xuất xi măng…

“Hoạt động của chúng tôi nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn theo chủ trương của nhà nước. Đa phần người dân có ý thức tốt trong việc xem rác là tài nguyên tái chế và muốn tham gia phân loại. Tuy nhiên vấn đề của chúng ta là việc phối hợp thực hiện không được đồng bộ nên chưa thành công. Thậm chí có tình trạng rác sau khi được phân loại thì đơn vị thu gom vì thiếu phương tiện lại nhập chung với nhau. Chính vì vậy, hiện nay muốn thực hiện thành công cần phải có tính tổ chức và thống nhất về mặt chủ trương chính sách của nhà nước”, bà Phượng nêu quan điểm.

Tăng giá mua rác sẽ bớt lo ô nhiễm

Theo mục tiêu, chậm nhất đến ngày 31.12.2024 toàn bộ chất thải rắn phải được phân loại. Bà Phượng đánh giá, để đạt được mục tiêu đề ra thì việc đầu tiên vẫn phải là tiếp tục tuyên truyền cho cộng đồng thông qua các cơ quan báo đài và tổ chức đoàn thể xã hội, và cần được thực hiện liên tục. Thứ hai là phải đồng bộ về mặt xử lý rác thải. Hiện nay chỉ có một đơn vị xử lý rác thải là Công ty Công trình đô thị nên làm không hết. Chính vì vậy cần tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các DN tư nhân có thể tham gia thu gom, xử lý, tái chế. Việc thu gom rác của Công ty Công trình đô thị cũng cần tập huấn nâng cao để tránh tình trạng di dời ô nhiễm từ nơi này đưa đến chỗ khác. Thứ ba, đối với các loại rác có khả năng tái chế cao như giấy, nhôm, nhựa… thì cần hỗ trợ vốn, lãi suất để thành lập, phát triển DN thu gom và xử lý rác.

Hộ dân sẽ phải phân loại rác tại nguồn - Ảnh 2.

Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn của Bộ TN-MT

“Hiện nay nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn mỗi năm để xử lý rác thải. Vậy chúng ta cần có cơ chế tăng giá thu mua các loại rác thải này, đặc biệt là bao bì nhựa, nhôm, giấy… Ví dụ hiện nay các loại rác nhựa PE có giá thu mua chỉ 3.000 đồng/kg, nếu có chính sách để tăng giá thu mua lên 4.000 – 5.000 đồng/kg thì chúng ta không lo ô nhiễm. Hoặc rác thải hữu cơ, chúng ta có chính sách hợp lý có thể tận dụng để phát triển ra các sản phẩm phân bón”, bà Phượng hiến kế.

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải VN (VWRA), cho rằng để thực hiện thành công thì nhà nước cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt. Thứ nhất là tuyên truyền cho người dân, thứ hai là chuẩn bị chính sách và thực tiễn. Có nghĩa là việc tổ chức thu gom, xử lý rác phải được tổ chức bài bản, đúng quy định. Nếu người dân phân loại tốt mà những nơi còn lại không thực hiện đúng quy trình thì cũng không còn ý nghĩa. Đối với người dân, ví dụ như ở các khu chung cư, sẽ quy trách nhiệm về cho ban quản lý. Ở những khu nhà diện tích nhỏ, lao động nghèo, vùng nông thôn có thể tổ chức phân loại theo khu phố, tổ dân phố… Song song đó, cần có chế tài đối với những nơi thực hiện không tốt việc phân loại và tỷ lệ rác được thu gom tái chế thấp; và ngược lại tuyên dương khuyến khích những nơi làm tốt.

“Ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn là để tận dụng nguồn tài nguyên này, thu gom tái chế sao cho đạt hiệu quả cao nhất và giải quyết đồng thời các vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất, đất đai… cho các DN đầu tư vào lĩnh vực này. Khi có nhiều DN tham gia tái chế sẽ tạo ra nhu cầu thu mua nguyên liệu từ rác và giúp hình thành phát triển thị trường. Người dân nhìn thấy những sản phẩm thật, giá trị thật sẽ cùng chung tay tham gia. Riêng trong ngành nhựa mỗi năm VN phải chi khoảng 10 tỉ USD để nhập khẩu nhựa nguyên liệu. Nếu có chính sách đẩy mạnh việc tái chế, chúng ta sẽ giảm được một lượng lớn ngoại tệ nhập khẩu nhựa nguyên liệu”, ông Việt Anh nói.

Đầu tháng 11, Bộ TN-MT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo đó, chậm nhất đến ngày 31.12.2024 phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Chất thải rắn sinh hoạt được chia thành 3 nhóm cơ bản: Nhóm 1 là chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; nhóm 2 là chất thải thực phẩm; và nhóm 3 là chất thải rắn sinh hoạt khác. 

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có trách nhiệm quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt; bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt…

Theo Bộ TN-MT, trung bình mỗi năm VN thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có hơn 30 tỉ túi ni lông, hơn 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Hiện cả nước có khoảng 1.326 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có tới 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chiếm tới 65%.



Source link

Cùng chủ đề

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Han So Hee, Ryu Jun Yeol nhận nhiều quả đắng sau chuyện tình vỡ lở

Dù công ty quản lý của Han So Hee đã lên tiếng rằng việc chấm dứt hợp đồng quảng cáo với hai nhãn hàng trên đã được quyết định từ trước và không liên quan tới việc nữ diễn viên hẹn hò với Ryu Jun Yeol.Tuy nhiên trước tình thế công chúng phản ứng dữ dội với nữ diễn viên sau scandal...

Tắt đèn Bật ý tưởng 2024: Giảm rác cho sạch – Tái rác cho xanh

Diễn ra trong 2 ngày 23,25/3, tại Hà Nội, chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2024 với chủ đề “Rác thải” sẽ đem đến thông điệp “Giảm rác cho sạch - Tái rác cho xanh” thông qua nhiều hoạt động đổi mới, thiết thực và có ích với môi trường như: thu gom rác, phân loại rác, workshop tái chế, trưng bày sản phẩm tái chế… GNI: tổ chức hoạt động...

15 năm và hành trình “bật ý tưởng” cho hành tinh mãi xanh

"Tắt đèn Bật ý tưởng" ra đời với sứ mệnh lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới người trẻ khắp đất nước và hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất do tổ chức WWF (World Wildlife Fund) phát động trên toàn cầu. Trở lại sau nhiều biến cố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Gỡ ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội

Ngay sau khi họp về giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ cùng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố, hệ thống Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp BĐS đã tập trung tháo gỡ khó khăn riêng về nhà ở xã...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Thầy giáo về hưu lương gần 20 triệu/tháng vẫn đi nhặt rác suốt 16 năm

Năm 1938, ông Vi Tư Hào sinh ra trong gia đình nghèo ở Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Từ nhỏ, ông đã đam mê học tập và thích khám phá tri thức. Mặc dù sinh ra trong thời đại khó khăn ăn không đủ, nhưng ông vẫn chú trọng học hành: "Tôi thà chịu đói còn hơn...

Tôn vinh các vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu

Ngày 24/3, chương trình “Vinh quang Thể thao Việt Nam”, trao thưởng vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc năm 2023 và Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024 diễn ra sôi động tại không gian...
14:02:18

Khám phá quy trình cà phê rang củi độc đáo giữa lòng Hà Nội

Đứng trước làn sóng tiêu thụ cà phê mới, vẫn có những người trẻ tìm cách bảo lưu giá trị của những tách cà phê phin. Nhiều người sành cà phê Hà Nội sẽ không xa lạ gì với thương hiệu “Cà phê Thái”, một trong ít quán vẫn còn giữ công thức rang củi để cho ra những mẻ...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Mới nhất