Trang chủNewsThế giớiHội nghị Tehran năm 1943

Hội nghị Tehran năm 1943



Cách đây 80 năm, Hội nghị giữa lãnh đạo ba cường quốc thế giới Mỹ, Liên Xô và Anh diễn ra từ ngày 28/11-1/12/1943 tại Tehran đã ra Tuyên bố chung thống nhất hành động để kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và duy trì hòa bình bền vững thời hậu chiến.

Nguyên soái Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô Joseph Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Tehran năm 1943. (Nguồn: Topwar.ru)
Nguyên soái Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô Joseph Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Tehran năm 1943. (Nguồn: Topwar.ru)

Nguyên soái, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô Joseph Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã gạt bỏ những ý kiến khác biệt để đạt được các quyết định quan trọng, đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, giảm bớt thương vong cho quân đội, dân thường.

Sự kiện này và bài học về những bước đi trách nhiệm của các nhà lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay khi các xung đột giữa Nga – Ukraine, Hamas – Israel đang diễn ra vô cùng khốc liệt.

Quyết định về địa điểm

Ở Tây Âu không có nơi nào hoặc là có nhưng rất nguy hiểm cho việc tổ chức một cuộc họp của ba nhà lãnh đạo cường quốc thế giới. Người Mỹ và người Anh không muốn tổ chức hội nghị trên lãnh thổ Liên Xô. Vào tháng 8/1943, Moscow được thông báo rằng cả Arkhangelsk và Astrakhan đều không phù hợp cho một hội nghị như vậy.

Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill đề xuất một cuộc gặp ở Fairbanks, Alaska. Nguyên soái Stalin từ chối rời Moscow đi một quãng đường dài vào thời điểm chiến tranh ác liệt như vậy. Nhà lãnh đạo Liên Xô đề xuất tổ chức cuộc họp ở một quốc gia có đại diện của cả ba nước, chẳng hạn như ở Iran. Ngoài Tehran, Cairo (do ông Churchill đề xuất), Istanbul và Baghdad cũng được nêu lên. Cuối cùng, các nước thống nhất ở Tehran, vì lúc đó thành phố do quân đội Liên Xô và Anh kiểm soát, ở đó cũng có đội quân đồn trú của Mỹ đóng.

Chiến dịch Iran (Chiến dịch Concord) được quân Anh – Liên Xô thực hiện vào cuối tháng 8/1941. Quân đồng minh đóng quân ở Iran do một số cân nhắc về kinh tế và chiến lược quân sự. Một số đơn vị quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Bắc Iran. Quân Anh kiểm soát các tỉnh phía Tây Nam Iran. Quân đội Mỹ với lý do bảo vệ hàng hóa được chuyển đến Liên Xô đã tiến vào Iran cuối năm 1942. Một tuyến đường vận tải quan trọng lúc bấy giờ đi dọc lãnh thổ Iran, qua đó hàng hóa chiến lược của Mỹ được chuyển đến Liên Xô. Nhìn chung, tình hình ở Iran tuy phức tạp nhưng kiểm soát được.

Bảo đảm an ninh tại Hội nghị

Nhà lãnh đạo Stalin đến dự hội nghị trên chuyến tàu đi qua Stalingrad và Baku. Thủ tướng Churchill đi từ London đến Cairo, nơi ông chờ Tổng thống Roosevelt để phối hợp lập trường của Mỹ và Anh về các vấn đề chính trong đàm phán với nhà lãnh đạo Liên Xô. Tổng thống Mỹ vượt Đại Tây Dương trên chiến hạm Iowa. Sau chín ngày đi biển, hải đội Mỹ đã đến cảng Oran của Algeria. Ông Roosevelt sau đó đến Cairo. Vào ngày 28/11, phái đoàn của ba cường quốc đã có mặt ở thủ đô Tehran.

Do mối đe dọa từ các đặc vụ Đức, các biện pháp bảo vệ an ninh tăng cường đã được thực hiện. Phái đoàn Liên Xô trú tại Đại sứ quán Liên Xô. Người Anh dừng chân trên lãnh thổ của Đại sứ quán Anh. Cơ quan đại diện ngoại giao Anh và Liên Xô nằm đối diện nhau trên cùng một con phố ở Tehran, rộng không quá 50m. Đại sứ quán Mỹ nằm ở ngoại ô thủ đô, an ninh không bảo đảm nên Tổng thống Mỹ đã nhận lời mời của nhà lãnh đạo Liên Xô ở trong tòa nhà của Đại sứ quán Liên Xô.

Cuộc gặp diễn ra tại Đại sứ quán Liên Xô. Thủ tướng Anh đi dọc theo một hành lang có mái che được xây dựng riêng biệt nối liền hai Đại sứ quán. Xung quanh tổ hợp ngoại giao Liên Xô – Anh, các cơ quan tình báo Liên Xô và Anh đã thiết lập ba vòng an ninh, được hỗ trợ bởi xe bọc thép. Toàn bộ báo chí ở Tehran phải ngừng hoạt động, điện thoại, điện báo và liên lạc vô tuyến đều tắt.

Nước Đức quốc xã, dựa vào hệ thống mật vụ dày đặc, đã cố gắng tổ chức một vụ ám sát thủ lĩnh của các thế lực thù địch (Chiến dịch Bước nhảy xa). Tình báo Liên Xô cùng với các đồng nghiệp người Anh từ MI6 đã chỉ đạo và giải mã tất cả tin nhắn từ các điện tín của Đức về cuộc đổ bộ của một nhóm tấn công. Các điệp viên điện tín của Đức đã bị bắt giữ, và sau đó toàn bộ mạng lưới tình báo Đức (hơn 400 người) bị bắt. Vụ ám sát các nhà lãnh đạo Liên Xô, Mỹ và Anh đã bị ngăn chặn.

Những vấn đề thảo luận

Quân đồng minh mở “Mặt trận thứ hai” là vấn đề khó nhất. Sau bước ngoặt chiến lược trong Thế chiến II tại Stalingrad và Kursk, tình hình ở mặt trận phía Đông (về phía Liên Xô) tiến triển thuận lợi cho nước này. Quân Đức bị tổn thất không thể bù đắp được và không còn khả năng phục hồi. Giới lãnh đạo chính trị – quân sự Đức mất thế chủ động và nước Đức quốc xã chuyển sang phòng thủ chiến lược. Quân Liên Xô lần lượt giải phóng Donbass và các khu vực khác của Ukraine, vượt qua sông Dniep và chiếm lại Kiev. Người Liên Xô đã đánh đuổi quân Đức ra khỏi Bắc Kavkaz và đổ bộ lên Crimea.

Nhưng chiến thắng còn xa, nước Đức vẫn là đối thủ đáng gờm với lực lượng vũ trang và nền công nghiệp hùng mạnh. Chiến tranh càng kéo dài, tổn thất về người và của đối với Liên Xô và các nước châu Âu càng lớn. Chỉ có thể đẩy nhanh sự thất bại của đế chế phát xít này và các đồng minh thông qua nỗ lực chung của ba cường quốc.

Quân đồng minh hứa sẽ mở mặt trận thứ hai vào năm 1942, nhưng một năm tiếp theo vẫn chưa có động tĩnh gì. Mặt trận đã không được mở do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những tính toán địa chính trị. Về mặt quân sự, quân đồng minh sẵn sàng chiến dịch vào mùa Hè năm 1943. Một đội quân gồm 500.000 binh lính đã được triển khai ở Anh, luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, được cung cấp mọi thứ cần thiết, bao gồm các lực lượng hải, lục và không quân. Các tướng lĩnh đều hăng hái xuất trận.

Người Anh và người Mỹ đã xây dựng một kế hoạch chiến lược tấn công từ phía Nam, qua Italy và vùng Balkan. Với sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ, quân đồng minh sẽ tiến hành một cuộc tấn công trên bán đảo Balkan. Về đề xuất của Liên Xô mở Mặt trận từ nước Pháp, người Anh và người Mỹ thuyết phục phái đoàn Liên Xô rằng cuộc đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp rất phức tạp do thiếu phương tiện vận tải, khó khăn cung cấp hậu cần. Kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến và tiến qua vùng Balkan là một kịch bản có lợi hơn. Điều này sẽ cho phép quân đồng minh kết nối trên lãnh thổ Romania và tấn công Đức từ phía nam.

Sau nhiều tranh cãi, vấn đề mở Mặt trận thứ hai đi vào ngõ cụt. Lúc đó, nhà lãnh đạo Stalin bày tỏ sẵn sàng rời khỏi hội nghị khi nói có quá nhiều việc phải làm ở trong nước nên không muốn lãng phí thời gian ở đây.

Thủ tướng Churchill nhận ra rằng không thể yêu cầu hơn nữa và đã thỏa hiệp. Hai nhà lãnh đạo Anh, Mỹ hứa với lãnh đạo Liên Xô sẽ mở mặt trận thứ hai ở Pháp không muộn hơn tháng 5/1944. Thời gian cuối cùng của chiến dịch dự kiến xác định vào nửa đầu năm 1944 (cuối cùng Mặt trận thứ hai – Chiến dịch Overlord – đã bắt đầu ngày 6/6/1944). Trong chiến dịch này, Liên Xô cam kết phải mở cuộc tấn công mạnh ở phía Đông nhằm ngăn chặn sự di chuyển của quân Đức từ Đông sang Tây.

Vấn đề Liên Xô tham chiến với Nhật Bản được hội nghị thống nhất. Phái đoàn Liên Xô, tính đến việc Đế quốc Nhật Bản liên tục vi phạm hiệp ước Xô – Nhật năm 1941 về tính trung lập và hỗ trợ cho Đức và cũng đáp ứng mong muốn của các đồng minh, tuyên bố rằng Liên Xô sẽ tham chiến với Nhật Bản sau khi đánh bại Đức quốc xã.

Vấn đề tương lai của Ba Lan cũng được thảo luận tại Hội nghị. Sơ bộ, các bên đồng ý rằng biên giới phía Đông của Ba Lan sẽ chạy dọc theo con đường có tên gọi là “Đường Curzon”. Đường này về cơ bản tương ứng với nguyên tắc dân tộc học: ở phía Tây là những vùng lãnh thổ có dân số Ba Lan chiếm ưu thế, ở phía Đông, những vùng đất có dân số Tây Nga và Lithuania chiếm ưu thế. Về Iran, nhóm Tam cường đã thông qua Tuyên bố Iran. Tài liệu nhấn mạnh mong muốn của Moscow, Washington và London trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iran. Các nước đã lên kế hoạch rút lực lượng đóng quân tại đây sau khi chiến tranh kết thúc.

Tương lai nước Đức là một chủ đề nóng tại Hội nghị. Trong cuộc thảo luận về cấu trúc thời hậu chiến của Tây Âu, các nhà lãnh đạo Mỹ – Anh đề xuất chia nước Đức sau chiến tranh thành nhiều thực thể nhà nước tự trị và thiết lập quyền kiểm soát quốc tế đối với các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của Đức như vùng Ruhr, Saarland. Nhà lãnh đạo Liên Xô không đồng ý với ý tưởng này và đề nghị chuyển vấn đề Đức sang Ủy ban tư vấn châu Âu. Sau đó, nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn giữ quan điểm duy trì sự thống nhất của nước Đức. Tuy vậy, nước Đức vẫn bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức tại các hội nghị Tam cường sau này.

Về vấn đề xây dựng một tổ chức quốc tế để bảo đảm hòa bình lâu dài sau Thế chiến II, Tổng thống Mỹ Roosevelt đề xuất thành lập một tổ chức gọi là Liên hợp quốc (vấn đề này trước đó được thảo luận với Moscow). Hạt nhân của tổ chức quốc tế này là một Ủy ban bao gồm Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc có nhiệm vụ ngăn chặn sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh và xâm lược mới từ Đức và Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo Stalin và Churchill nhìn chung ủng hộ ý tưởng này.

Có thể nói, nghĩa đặc biệt của Hội nghị Tehran đã mãi mãi được ghi vào sử sách ngoại giao.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hoàng hậu Anh đeo trâm 10 triệu USD

AnhHoàng hậu Camilla của Anh đeo chiếc trâm cài áo 10,1 triệu USD trong chuyến thăm đảo Man. Hoàng hậu Anh nói cháu trai Louis 'khó bảo' Hoàng hậu Camilla đeo trâm cài đắt giá trên đường phố Douglas, đảo Man hôm 20/3. Video: Reuters Theo chuyên gia trang sức Maxwell Stone của Steven Stone Jewelers, chiếc trâm đã truyền cảm hứng để đội ngũ thiết kế chiếc nhẫn đính hôn mang tính biểu tượng của Công nương Diana. Hiện, chiếc...

Máy ảnh bí mật dạng đồng hồ bỏ túi 130 năm trước

AnhMáy ảnh đồng hồ Lancaster trông giống một chiếc đồng hồ bỏ túi tròn nhỏ, bên trong là các bộ phận xếp gọn, có thể duỗi ra và chụp ảnh. Máy ảnh đồng hồ Lancaster cuối thế kỷ 19. Ảnh: Rare Historical Photos Giai đoạn 1886 - 1900, công ty nhiếp ảnh J. Lancaster & Son ở Birmingham, Anh, sản xuất một thiết bị độc đáo - máy ảnh đồng hồ Lancaster. Thiết bị này là sự kết hợp giữa...

Thể lệ: Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

(NADS) - “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” là cuộc thi ảnh, video về đề tài quyền con người ở Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức định kỳ hằng năm và lần đầu tiên được tổ chức năm 2023. Đây là cuộc thi mang tính đại chúng dành cho các tác giả, cả chuyên nghiệp và không chuyên, người Việt Nam và người nước ngoài, ở trong nước hay ở ngoài nước...

Vì hoà bình – phát triển toàn cầu

Khoá họp đầu tiên trong năm 2024 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã "chạm" vào những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, đó là xung đột, biến đổi khí hậu, tác động của chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI)...

Perez muốn mua Garnacho cho Real

AnhChủ tịch Florentino Perez có thể đưa Garnacho từ Man Utd về Real như từng làm với Cristiano Ronaldo năm 2009. Theo tờ Real Madrid Exclusivo ngày 18/3, Chủ tịch Perez và đội ngũ tuyển trạch đang theo dõi chặt chẽ đối với Garnacho. Họ coi tiền đạo cánh người Argentina là mục tiêu trong kế hoạch trẻ hóa Real. Chiến lược này là lý do Real chiêu mộ Vinicius, Rodrygo, Federico Valverde, Edouardo Camavinga, Aurelien Tchouameni, Arda Guler...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Về Lai Châu vui Lễ hội Bun Vốc Nặm

Ngày 23/3, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5 năm 2024 của dân tộc Lào được tổ chức tại bản Nà Vàn (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

Bài đọc nhiều

Kinh nghiệm cải cách và phát triển của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc

Sau hơn 40 năm không ngừng cải cách sâu rộng, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn và hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thị trường và phát triển trở thành các doanh nghiệp nhà nước mới hiện đại thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đoàn cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thăm và học tập kinh nghiệm tại Trung Quốc. Những doanh nghiệp...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nghị sĩ Nga tuyên bố mọi lính Pháp tới Ukraine sẽ bị hạ

Phó chủ tịch Duma Quốc gia nói quân đội Nga sẽ hạ tất cả binh sĩ được Pháp triển khai đến Ukraine, nếu Paris quyết định làm điều này. "Hiện có khoảng 13.000 lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine, trong đó có 367 công dân Pháp. 147 người Pháp đã thiệt mạng", Phó chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) Pyotr Tolstoy cho biết hôm 21/3.Nga trước đó cáo buộc chính quyền Ukraine tuyển mộ các...

Cách EU có thể chuyển lợi nhuận tài sản Nga cho Ukraine

EU có thể dùng chính sách "hàng rào khoanh vùng" để tách lợi nhuận phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga rồi chuyển cho Ukraine để tránh rắc rối pháp lý. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/3 đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine. "Điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính để...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT, ngày 23-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước toàn quốc về vụ tấn công khủng...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Ông Putin: Nga sẽ trừng phạt tất cả người liên quan vụ khủng bố nhà hát

Tổng thống Putin gọi vụ tấn công ở nhà hát Crocus là "hành vi khủng bố man rợ" và cam kết trừng phạt mạnh tay tất cả người liên quan. "Hôm nay tôi sẽ phát biểu liên quan hành động khủng bố đẫm máu, man rợ mà nạn nhân là hàng chục người dân vô tội", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình ngày 23/3. "Toàn bộ 4 nghi phạm vụ tấn công khủng bố đã...

11 người bị bắt sau vụ tấn công khủng bố ở Nga

Theo Ủy ban Điều tra LB Nga, tính đến chiều 23-3 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong vụ tấn công tại phòng hòa nhạc trong trung tâm mua sắm và biểu diễn nghệ thuật Crocus City Hall ở thủ đô Moscow của Nga là 115 người và ít nhất 145 người bị thương. Đã có 11 người bị bắt giữ sau vụ tấn công đẫm máu, trong đó có 4 người liên quan trực tiếp...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất