Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngHoREA mong ngân hàng không lấn sâu vào kinh doanh bất động...

HoREA mong ngân hàng không lấn sâu vào kinh doanh bất động sản


HoREA cho biết, Khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định, tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.

Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng về kinh doanh bất động sản quy địnhTổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây: Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng; Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết; Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay.

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại khoản 3 Điều 143 của Luật này”, tại khoản 3 Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đã có 01 thay đổi là quy định “thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này” thay vì chỉ có “thời hạn 03 năm” như quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Hiệp hội nhận thấy, khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định “tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng” và Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định “tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản”.

Nhưng, do quy định tiếp theo tại khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng lại cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện “hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng” và do quy định tiếp theo về các trường hợp “ngoại lệ” được phép “hoạt động kinh doanh bất động sản” tại Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, nên đã dẫn đến tình trạng thực tế là hầu như tất cả tổ chức tín dụng đều có “hoạt động kinh doanh khác”, mà chủ yếu là “hoạt động kinh doanh bất động sản” dựa vào các quy định “bật đèn xanh” cho phép sau đây:

Thứ nhất, với quy định cho phép “mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc” và được phép “cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết” đã dẫn đến tình trạng tổ chức tín dụng có xu hướng mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm làm việc, cơ sở kho tàng, nhất là xây dựng các tòa nhà cao ốc văn phòng “hoành tráng” để vừa làm trụ sở, vừa có “một phần” không nhỏ “trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết” để kinh doanh bất động sản cho thuê.

Thứ hai, với quy định cho phép “nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay”, mà theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng chỉ được nắm giữ “trong thời hạn 03 năm” kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản thì các tổ chức tín dụng mới “phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này” thì đã tạo “dư địa” cho các tổ chức tín dụng thực hiện “hoạt động kinh doanh bất động sản” không khác gì hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp.

Nay, Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng tăng thời hạn cho phép “nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay” lên 05 năm thì càng rộng đường thực hiện “hoạt động kinh doanh bất động sản”, nên cần giữ lại quy định chỉ cho phép tổ chức tín dụng “nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay trong thời hạn 03 năm” kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản thì khá hợp lý hơn.

Thứ ba, Hiệp hội nhận thấy, với các quy định “bật đèn xanh” cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện “hoạt động kinh doanh bất động sản” theo các quy định trên đây e rằng không phù hợp với tinh thần của quy định “tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng” và “tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản” tại khoản 2 Điều 98 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, nên cần sửa đổi, bổ sung để quy định chặt chẽ các trường hợp mà tổ chức tín dụng được “hoạt động kinh doanh khác” hoặc được “hoạt động kinh doanh bất động sản” và cần xem xét quy định tỷ lệ mức trần “doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá …% doanh thu của tổ chức tín dụng” (có thể xem xét không vượt quá khoảng 15% doanh thu của tổ chức tín dụng).

Thứ tư, dể thực hiện được các đề xuất trên đây, Hiệp hội nhận thấy vai trò “cầm trịch” của Ngân hàng Nhà nước là rất quan trọng, bởi lẽ theo khoản 1 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định Ngân hàng Nhà nước vừa là “cơ quan ngang Bộ của Chính phủ”, vừa là “Ngân hàng Trung ương” của nước ta và tại khoản 3 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và tại khoản 3 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định “3. Hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng quy định tại Luật này thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước”.

Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, như sau: “2. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, trừ hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng”.

Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét chặt chẽ việc cho phép thực hiện “hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng”, nhất là “hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê văn phòng” tùy thuộc năng lực của từng tổ chức tín dụng.

Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, như sau: “Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:

1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;

2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết;

3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 05 03 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại khoản 3 Điều 143 của Luật này;

4. Doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá …% doanh thu của tổ chức tín dụng”.

Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét quản lý chặt chẽ việc tổ chức tín dụng “mở rộng mạng lưới trụ sở, chi nhánh, cơ sở kho tàng” để mở rộng “hoạt động kinh doanh bất động sản”.

Tuệ Minh





Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất cần có quy định cụ thể về kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất cần có quy định cụ thể về kinh doanh bất động sản quy mô nhỏBộ Xây dựng sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng để đề xuất trong Nghị định của Chính phủ để quy định xác định rõ kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ bảo đảm cụ thể, khả thi trong áp dụng. Bộ Xây dựng...

Dồn lực thực thi chính sách nhà ở, đất đai

Hơn 100 nội dung của Luật Đất đai, 64 nội dung của Luật Nhà ở và 22 nội dung của Luật Kinh doanh bất động sản cần được quy định ở văn bản dưới luật mới có thể thực thi đồng bộ các chính sách về nhà ở, đất đai đã được Quốc hội quyết định. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ...

Đề xuất 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bộ Xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Dự thảo được lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 27/4. Theo khoản 3, điều 9, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không phải thành lập doanh nghiệp, nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Cùng chuyên mục

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Trang trại chăn nuôi bị “biến tướng” thành khu sinh thái

Video: Cận cảnh trang trại chăn nuôi “biến tướng” thành khu sinh thái, nhà hàng Khu đất rộng 12.268 m2 tại thôn Nhuế (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) đã được UBND huyện Đông Anh phê duyệt dự án đầu tư xậy dựng trang trại chăn nuôi, thủy sản vào năm 2008 và đồng ý về chủ trương bổ sung (vào tháng 01/2020) thêm mục đích trồng hoa lan và được phép xây dựng thêm 4...

Vì sao nhà đầu tư quay trở lại với đất nền?

Lượng giao dịch đất nền tăng mạnh Theo Lao Động, trong bối cảnh thị trường bất động sản "ấm" dần, các nhà môi giới, sàn giao dịch và chủ đầu tư đã khởi động sớm nhiều chiến dịch kinh doanh để không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hoa Dung - Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn VNG (chuyên kinh...

Thị trường căn hộ Tp.HCM rục rịch tăng giá theo Hà Nội

Nhu cầu tìm hiểu căn hộ tăng Từ đầu năm 2024, thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều thông tin tích cực khi hàng loạt các doanh nghiệp chạy chương trình quảng cáo, ra mắt dự án, công bố bán hàng ở sản phẩm mới. Đặc biệt, nhiều sàn môi giới hiện nay đang ghi nhận lượng khách đến tham quan, tìm hiểu dự án ngày càng đông. Dữ liệu nghiên cứu...

Tuyến đường trị giá 740 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Thanh Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

Mới nhất

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do...

Có tiền chưa chắc đã mua được!

Một tờ séc mang chữ ký của cố CEO Apple Steve Jobs, được sử dụng để thanh toán...

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính...

Mới nhất