Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông ít người trẻ chưa thấu hiểu, "định vị" được bản thân...

Không ít người trẻ chưa thấu hiểu, “định vị” được bản thân khi chọn nghề

Chia sẻ với Báo TG&VN, TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục cho rằng, nhiều người trẻ chưa định vị được mình, chưa thực sự hiểu thấu năng lực của bản thân khi theo đuổi ngành học nào đó.

TS. Cù Văn Trung: Không ít người trẻ chưa thấu hiểu, 'định vị' được bản thân khi chọn nghề
TS. Cù Văn Trung cho rằng, không ít người trẻ chưa thấu hiểu, ‘định vị’ được bản thân khi chọn nghề. (Ảnh: NCVV)

Nhiều người trẻ chưa “định vị” được mình

Theo ông, đâu là vấn đề sinh viên thường gặp phải trong lựa chọn nghề nghiệp của họ?

Khi còn trẻ, rất khó để họ có thể chọn lựa nghề nghiệp cho mình một cách đúng đắn ngay. Vấn đề này được hiểu như là “tuổi đến đâu thì nhận thức đến đấy”, sự khôn lớn và trưởng thành phải đi cùng năm tháng. Khó có thể kỳ vọng các bạn trẻ chọn lựa nghề không sai sót, thậm chí có người phải trải qua vài ba nghề trước khi tìm được đúng nghề phù hợp.

Qua thực tế làm việc và tiếp xúc với các bạn trẻ, tôi thấy không ít người lựa chọn nghề nghiệp theo thị trường, theo ý thích của cha mẹ, theo cảm xúc nhất thời hoặc theo độ hot của ngành. Có bạn do thấy ngành học đó đang thịnh, đang hot hoặc mới mở thì theo. Có bạn lại nghe theo ý kiến cha mẹ là phải làm giáo viên, y tá, dược sĩ, nên học sư phạm, y dược… Có bạn học ngành nào cũng được, miễn là sinh viên của trường đại học lớn.

Tức là, họ chưa định vị được mình, chưa thực sự thấu hiểu năng lực của bản thân khi theo đuổi ngành học nào đó. Điều này kéo theo những sai lầm trượt dài, sự lãng phí nguồn lực, sự thích thú ban đầu nhanh chóng thay thế bởi tâm trạng chán nản, bỏ bê. Để rồi, một bộ phận bạn trẻ học cho xong, khi ra trường khó có thể tìm được một công việc tốt vì bản thân không được đào tạo về nghề theo ý muốn và khát khao tri thức.

Trong bối cảnh tâm lý vào đại học, tâm lý chuộng bằng cấp vẫn nặng nề như hiện nay thì cần lưu ý những gì trong công tác định hướng nghề nghiệp, thưa ông?

Theo tôi, tâm lý chuộng bằng cấp còn đeo đẳng lâu lắm, còn nặng nề như “vòng kim cô” luôn thường trực trong tâm lý của không ít thế hệ. Công việc của những người trẻ trong tương lai là nới dần cái vòng định kiến ấy, làm sao để tạo điều kiện để người trẻ rẽ hướng đi theo nhiều con đường, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Thực tế, tâm lý sính bằng cấp, thích con cái vào đại học và tìm mọi cách, khuyên răn đủ đường, đầu tư không tiếc tiền của để ôn tập, luyện thi cốt cho con mình vào được đại học đã khiến không ít tài năng bị thui chột. Nhiều học sinh có năng khiếu, có năng lực, thế mạnh ở một lĩnh vực ngành nghề và có thể trở thành tinh hoa, đỉnh cao của một nghề nào đó nhưng khi không được phân luồng, định hướng về nghề đúng đắn thì khả năng thành công không cao. Họ có thể chỉ là một người tay ngang, không chuyên, hoặc chỉ có thể “lẹt đẹt” trong lĩnh vực nghề nghiệp do cha mẹ định hướng mà khó lòng có thể tỏa sáng trên con đường lập thân, lập nghiệp.

“Tôi chỉ có một lời khuyên duy nhất đối với bạn trẻ là lựa chọn học nghề nào thì phải thực sự xuất phát từ tự do trong suy nghĩ, tự lập trong hành động và tự trọng trong cuộc sống”.

Với sự nỗ lực rất lớn trong nhiều năm qua của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, thực trạng đó đã có nhiều chuyển biến tích cực. Xã hội dần đề cao những người có tay nghề, khả năng tác nghiệp thực tế trong công việc một cách thành thạo, giỏi giang hơn so với người có nhiều bằng cấp nhưng chậm, lóng ngóng và nặng tính hàn lâm, sách vở.

Tất nhiên, để giảm bớt bệnh sính thành tích, cần tiếp tục tuyên truyền, giải phóng tư duy xưa cũ đến đại bộ phận người dân trong xã hội, cần chú trọng lan tỏa vấn đề này đến các thầy cô giáo trong trường THCS và THPT trên cả nước. Giáo viên là những người hiểu rõ tầm quan trọng của sở trường, sở đoản ở từng học sinh cũng như trình độ, năng lực của các em do mình chủ nhiệm, từ đó tư vấn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Theo tôi, người thầy như những sứ giả truyền cảm hứng, thổi ngọn lửa khát vọng về ước mơ nghề nghiệp mà các em mong muốn. Đồng thời, chính từ các em học sinh sẽ góp phần tác động ngược lại, làm lay chuyển và thay đổi nhận thức, định kiến của không ít bậc phụ huynh về tư duy sính bằng cấp hiện nay.

Thay đổi nhận thức về bệnh thành tích

Đại học mọc lên như nấm sau mưa, chất lượng “thượng vàng hạ cám”, nếu không đủ trình độ để vào những trường đại học có chất lượng tốt, uy tín lâu năm thì nên theo học trường nghề. Tuy nhiên, có vẻ như bệnh sính bằng cấp vẫn chưa giảm và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay?

Ở nước ta, không thiếu các câu cửa miệng như “nhất sĩ, nhì nông, một người làm quan, cả họ được nhờ; trai thì đọc sách ngâm thơ, dùi mài kinh sử để chờ đại khoa, trước là mát mặt sau là hiển thân” (hiển vinh)… Như vậy, người Việt rất đề cao vai trò của người có học, người làm thầy.

Khoảng 35 năm trở lại đây, các ngành nghề trong xã hội được trở lại với đúng giá trị thực tế của nó. Vấn đề nghề nghiệp đã giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn trong tổng phổ của nền kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện nay, mọi thứ đã nhẹ nhàng hơn trước, nhiều cơ hội lựa chọn cho người lao động. Nói như vậy để thấy rằng, thay đổi một thói quen, một cách nhìn nhận của người Việt chúng ta cần phải có thời gian.

Bệnh sính bằng cấp, thích hình thức vẫn tồn tại. Vì vậy, cần một cộng đồng lên tiếng nỗ lực để thức tỉnh cho số đông thì vấn đề học nghề và tư duy sính bằng cấp sẽ được khắc phục trong tương lai.

Ngay bản thân tôi cũng không ít lần bị hỏi về việc bao giờ sẽ làm Phó Giáo sư, làm Giáo sư? Câu chuyển “sắm sửa”, “trang sức” thêm cho mình một cái mác nào lên người dường như là thói quen tư duy của không ít người. Họ nghĩ rằng, thêm thắt thật nhiều học hàm, học vị thì giá trị con người sẽ nhân lên gấp bội.

“Khi các bạn trẻ đạt tới năng lực để trở thành người là thợ cả, bàn tay vàng, là tinh hoa của nghề thì cái đẹp nó đến từ trong lao động, trong công việc. Cái đẹp ấy có sức hấp dẫn và tự tin đối với người đối diện. Sản phẩm của một người có tay nghề cao do học làm ra rất có giá trị và giá trị ấy bán được trong một thị trường rất cạnh tranh”.

Thực tế không hẳn như vậy, bởi hiện nay một số cá nhân với bằng cấp cao vẫn chưa tương xứng với những bằng cấp mà họ có. Báo chí cũng đã đề cập nhiều về số lượng Tiến sĩ, Thạc sĩ đông đảo ở nước ta nhưng chất lượng các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học có tính ứng dụng cao vẫn… vắng bóng.

Nếu một bạn trẻ gặp ông nhờ tư vấn vì vẫn băn khoăn không biết có nên chọn học nghề, ông sẽ nói gì?

Tôi nghĩ, điều quan trọng là phải biết bạn trẻ muốn học nghề với động cơ gì, do thúc bách bởi kinh tế gia đình hay học lực kém đành phải rẽ ngang hoặc do bạn ấy thích nghề nào đó. Và bạn trẻ ấy đã nghiên cứu về nghề ấy chưa, tìm hiểu ở đâu, ai mách bảo… Tất cả những điều đó nói lên sự nghiêm túc hay hời hợt của một người trẻ đang băn khoăn về việc chọn nghề.

Tôi chỉ có một lời khuyên duy nhất đối với bạn trẻ là lựa chọn học nghề nào thì phải thực sự xuất phát từ tự do trong suy nghĩ, tự lập trong hành động và tự trọng trong cuộc sống. Suy nghĩ quyết định học nghề có bị phụ thuộc không, do ai hay do mình, mình thích hay ai thích. Nếu mình thích thì mình quyết, mình thấy nó phù hợp với năng lực trình độ, sở trường thì mạnh dạn làm theo.

Con người tự lập sẽ trưởng thành và vượt qua được rất nhiều khó khăn, biến cố trong cuộc sống. Sự tự trọng đến một cách rất tự nhiên vì là người dám quyết, dám nhận trách nhiệm. Họ có thể theo đuổi tới cùng để bảo vệ cái nghề đam mê. Đó là con người có bản sắc, có chất lượng và có sự cuốn hút người khác sau này khi thao tác nghề nghiệp.

Nhìn ra bên ngoài, chúng ta có thể thấy ở nước Đức, nước Anh người nông dân ở đó rất tự tin về cái xúc xích họ làm, về củ cải họ muối… Họ không ngần ngại hay xấu hổ về nghề chân tay hay đứng bếp. Tức là, khi các bạn trẻ đạt tới năng lực để trở thành người là thợ cả, bàn tay vàng, là tinh hoa của nghề thì cái đẹp nó đến từ trong lao động, trong công việc. Cái đẹp ấy có sức hấp dẫn và tự tin đối với người đối diện. Sản phẩm của một người có tay nghề cao do học làm ra rất có giá trị và giá trị ấy bán được trong một thị trường rất cạnh tranh.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Vì sao Phần Lan được xếp vị trí số 1 về chỉ số hạnh phúc?

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Chiến lược giáo dục: Tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng

Giáo dục là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tếĐánh giá chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó thủ tướng lưu ý cần kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29 về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học... Từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mất định hướng sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần làm gì?

Không chỉ riêng sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng đối mặt với vô số vấn đề như không có mục tiêu, không có phương hướng, cảm thấy mông lung về công việc và cuộc sống.Dưới đây là một số bước giúp sinh viên vừa tốt nghiệp đại học lập kế hoạch hiệu quả hơn, tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân, mọi người có thể tham khảo thêm.Xác định...

Nhiều trường xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa

Hai trường công lập và nhiều trường tư thục thông báo xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa, có trường chỉ yêu cầu học lực lớp 12 loại giỏi trở lên. Trường Đại học Y Dược, Đại Thái Nguyên năm nay tuyển 600 sinh viên ngành Y khoa, trong đó 120 chỉ tiêu được xét bằng học bạ.Trường sử dụng ba tổ hợp gồm B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và B08 (Toán, Sinh, Anh). Điểm...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Mới nhất

Cả nước tiết kiệm 428.000 kWh điện

Tối ngày 23/3/20124, để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới cùng với 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20h30 đến...

Sắc vóc tuổi 44 của Hồ Quỳnh Hương

Hồ Quỳnh Hương (trái) được học trò - ca sĩ Myra Trần - chúc mừng hôm 22/3 trong buổi ra mắt MV "Cứ để cho em", sản phẩm đánh dấu sự trở lại của cô sau nhiều năm chuyển hướng công việc, hạn chế ca hát.Tại sự kiện, nói về sự thay đổi ngoại hình hiện tại so...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập...

Trao giải ‘Khoảnh khắc Tết của tôi’: Nhiều hoạt động khám phá độc đáo, truyền cảm hứng

Khoảnh khắc Tết của tôi 2024. Các tác phẩm dự thiBan giám khảo chấm giải Khoảnh khắc Tết của tôi Ảnh: DUYÊN PHAN ...

Mới nhất