Trang chủNewsThời sựLàm rõ trách nhiệm việc chậm triển khai Chương trình mục tiêu...

Làm rõ trách nhiệm việc chậm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số 


Sáng 7/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Trước đó, tham gia chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) nêu rõ, báo cáo số 100 của Chính phủ cho thấy Ủy ban Dân tộc nêu một số nguyên nhân dẫn đến triển khai chậm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là do thời tiết, Covid-19, biến động quốc tế.

Tuy nhiên, Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị nêu rõ nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khi để xảy ra tình trạng này?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc đã báo cáo Chính phủ và nhận trách nhiệm trước Chính phủ về những vấn đề triển khai chậm thuộc trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc trong giai đoạn 2021-2022.

lam ro trach nhiem viec cham trien khai chuong trinh muc tieu quoc gia vung dong baodan toc thieu so hinh 1

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai tranh luận.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đến tháng 6/2021, Thủ tướng phê duyệt quyết định đầu tư, sau đó, Thủ tướng phân công các bộ ngành xây dựng các văn bản hướng dẫn. Lúc này, các bộ, ngành mới triển khai được các văn bản và đến hết năm 2022 đã triển khai cơ bản xong.

“Quá trình triển khai có thủ tục chậm với nhiều lý do, trong đó, lý do chủ quan, chúng tôi xin nhận trách nhiệm trước Chính phủ. Tôi cũng nhớ tại phiên họp Quốc hội tháng 10/2022, Chính phủ nhận trách nhiệm trước Quốc hội. Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt những vấn đề tháo gỡ và cơ bản hoàn thành”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nói.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho rằng, trong số các văn bản triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban Dân tộc chỉ chịu trách nhiệm với hai thông tư, còn 9 văn bản khác thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành.

Giai đoạn tới, Ủy ban Dân tộc cam kết sẽ làm tốt hơn trong vai trò kiểm tra, đôn đốc và giải quyết khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện các văn bản.

lam ro trach nhiem viec cham trien khai chuong trinh muc tieu quoc gia vung dong baodan toc thieu so hinh 2

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn.

Trả lời băn khoăn của các Đại biểu Quốc hội về bố trí vốn, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc phối hợp các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đã bố trí đủ vốn theo đúng tinh thần Nghị quyết 120 là 104.000 tỷ đồng vốn của Trung ương cho giai đoạn từ nay đến 2025, bao gồm vốn đầu tư là 50.000 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 54.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong cơ cấu vốn bố trí cho chương trình còn một số nguồn vốn khác, gồm có vốn tín dụng là 19.700 tỷ đồng và vốn của địa phương đối ứng là 10%, khoảng trên 10.000 tỷ đồng.

Nghị quyết Quốc hội cũng giao cho Chính phủ huy động nguồn ngân sách ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn vốn trên là khoảng 2.027 tỷ đồng từ nguồn ODA, khuyến khích huy động một số nguồn vốn xã hội khác. Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, năm 2021 và năm 2022 do COVID-19, các doanh nghiệp hoạt động rất khó khăn nên không đặt vấn đề huy động trong giai đoạn này.

Tiếp tục tranh luận phần trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh: “Về bố trí vốn, Bộ trưởng nêu rõ là giao hết cho địa phương, nếu xét về góc độ trách nhiệm thì không đúng”.

Vì theo Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai, Nghị quyết 120 đã giao bố trí vốn cho Chính phủ và Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì tổng hợp, theo dõi, giám sát. Nhưng đến nay, tại nghị trường, Bộ trưởng cho rằng, vấn đề này đã giao hết cho địa phương, đó là trách nhiệm của địa phương. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhận thấy như vậy chưa ổn.

Về cơ cấu vốn, Nghị quyết 120 nêu rất rõ, trong quá trình điều hành thì Chính phủ chịu trách nhiệm đôn đốc để tăng chi đầu tư. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nêu rõ, nhiệm vụ tăng chi đầu tư đã rất rõ, nhưng khi đọc Báo cáo số 100 của Chính phủ, việc phân bổ cho hội thảo, công tác tư vấn chưa hợp lý. Đại biểu cho rằng, trong lúc nguồn lực có hạn, người dân còn nhiều khó khăn và có nhiều nhu cầu cấp thiết, chúng ta đầu tư cho hội thảo và tư vấn là không hợp lý.

Tham gia tranh luận tại phiên họp sáng nay (7/6), qua theo dõi phần trả lời của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đối với ý kiến của Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Đại biểu Lâm Văn Đoan (đoàn Lâm Đồng) cho rằng: Trong Báo cáo của Chính phủ đã nêu rất rõ về vấn đề có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật.

lam ro trach nhiem viec cham trien khai chuong trinh muc tieu quoc gia vung dong baodan toc thieu so hinh 3

Đại biểu Lâm Văn Đoan (đoàn Lâm Đồng) tranh luận.

Theo Đại biểu Lâm Văn Đoan, Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ quản nhưng việc ban hành các văn bản thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia không chỉ là trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc mà còn là trách nhiệm của rất nhiều bộ, ngành. Trong Tờ trình sửa đổi Nghị định số 27 cũng nêu, có sự mâu thuẫn trong việc Luật Đầu tư công không quy định trường hợp sử dụng vốn đầu tư công để hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ một phần các hộ gia đình trong chương trình dân tộc thiểu số và miền núi. Do vậy, các địa phương chưa có đủ cơ sở triển khai thực hiện các hoạt động về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất thuộc dự án I của Chương trình này và chưa giải ngân được trong nguồn vốn của năm 2022 và năm 2023.

Để giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án này, Chính phủ đã ban hành cơ chế đặc thù khác quy định của Luật Đầu tư công và đang chuẩn bị trình ban hành, đồng thời cũng phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, việc áp dụng Luật Ngân sách cũng có sự khác nhau. Cùng việc hỗ trợ về nhà ở, đối với chương trình giảm nghèo thì sử dụng vốn sự nghiệp, còn đối với chương trình dân tộc thiểu số sử dụng vốn đầu công. Đại biểu cho rằng có rất nhiều điều bất hợp lý trong việc áp dụng các đạo luật.

Đại biểu Lâm Văn Đoan nêu rõ: “Ngoài ra, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều hôm qua, Bộ trưởng cũng chia sẻ về việc Chính phủ đang khẩn trương sửa đổi các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ, ngành để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc phân định lại các xã, thôn đặc biệt khó khăn”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vẻ đẹp văn hóa của người Cống giữa đại ngàn sương mây

Xuất hiện từ thế kỉ thứ 17, người Cống tìm đến những ngọn núi và con suối xa xôi để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc trên lãnh thổ Việt Nam. Từ những trang phục sặc sỡ, duyên dáng, đến lễ hội…tất cả đã tạo nên vẻ đẹp văn hóa ẩn mình giữa đại ngàn sương mây.

Quảng Nam chi hơn 19,8 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc...

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Ninh Thuận đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu việc làm cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu sốQuy định mới về...

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thành công thương hiệu cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi sẽ giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm, cải thiện đời sống bà con. Detech Coffee - một doanh nghiệp đã lựa chọn cà phê Arabica từ vùng nguyên liệu Sơn La, mảnh đất được ví như thủ phủ cà phê chè tại Việt Nam để xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm....

Toàn cảnh dự án chậm tiến độ bị Hà Nội yêu cầu làm rõ trách nhiệm

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Thanh Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính vào ngày 15/2 âm lịch. Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tín ngưỡng dân gian và đền thờ...

Lễ ra mắt và phát hành cuốn sách ‘Gia Viễn Lịch sử Văn hóa’

Dự buổi lễ có ông Hoàng Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh; bà Bùi Thị Khuyên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo; bà Lưu Thị Huyền, Phó Bí thư Thường trực Huyện...

Ukraine tuyên bố đã tấn công hai tàu đổ bộ của Nga

Tờ báo này trích thông báo từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết: “Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tấn công thành công các tàu đổ bộ lớn Azov và Yamal, một trung tâm liên lạc và một số cơ sở hạ tầng của Hạm đội Biển...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Kon Tum: Tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội 2 xã đặc biệt khó khăn Mường Hoong và...

Xã Ngọc Linh giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 10% trở lên; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 5 triệu đồng/người/năm. Bảo đảm 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác, mỗi thôn có ít nhất 1 tổ hợp tác; thành lập và duy trì 2 tổ liên kết cánh đồng Sâm và 3...

Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Sáng 23/3, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu phát triển Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ...

Cùng chuyên mục

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do ông Hoàng Mạnh Tiến làm thuyền trưởng cùng 8 thuyền viên, có hành trình từ Hải Phòng đi Chu Lai,...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được phát hành nhằm tuyên truyền tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng Điện Biên Phủ...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Ukraine tuyên bố đã tấn công hai tàu đổ bộ của Nga

Tờ báo này trích thông báo từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết: “Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tấn công thành công các tàu đổ bộ lớn Azov và Yamal, một trung tâm liên lạc và một số cơ sở hạ tầng của Hạm đội Biển...

Mới nhất

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

YG phủ nhận chuyện chi hàng trăm tỉ đồng để tái kí hợp đồng với Blackpink

Ngày 21.3, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng chi phí gia hạn hợp đồng của Blackpink với YG Entertainment cho các hoạt động nhóm của họ hơn 30 tỉ won (22,5 triệu USD).Một cư dân mạng cũng cáo buộc hãng này đã gia hạn hợp đồng với nhóm nhạc nữ với giá khoảng 10 tỉ won (7,5...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mới nhất