Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLao động di cư ngược vì chỉ được xem là "công dân...

Lao động di cư ngược vì chỉ được xem là “công dân hạng 2”?


“Nhà tôi sợ rồi, không dám lên lại thành phố”

Anh Mai Tèo (36 tuổi) rời quê nhà ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên TPHCM làm việc năm 2005, khi vừa tốt nghiệp cấp 3. Tèo có gần 15 năm làm việc tại một công ty gia công trang sức bạc ở quận 5 rồi cưới vợ, sinh con, ở lại thành phố này.

Đợt dịch Covid-19, gia đình Tèo mắc kẹt lại TPHCM, trong tình cảnh không việc làm, không thu nhập mà tiền tiêu cho nhu cầu ăn uống, thuốc men, phòng dịch… tăng cao hơn bình thường khiến vợ chồng anh kiệt quệ. Ngay sau khi thành phố mở cửa trở lại, cả nhà Tèo dắt nhau về quê.

Tèo tâm sự: “Về quê em làm phụ hồ, rồi chạy xe giao hàng. Thu nhập thấp hơn ở thành phố nhưng được cái an tâm, không chen chúc mệt mỏi như ở Sài Gòn. Vợ chồng em sợ rồi, không dám lên lại thành phố làm việc nữa”.

Gia đình Mai Tèo chỉ là 1 trong số hàng trăm nghìn người dân các tỉnh rời TPHCM về quê vì Covid-19.

Lao động di cư ngược vì chỉ được xem là công dân hạng 2? - 1

Sau dịch Covid-19, hàng trăm nghìn người các tỉnh đã rời thành phố (Ảnh: Hải Long).

Sang đầu năm 2022, kinh tế TPHCM khởi sắc trở lại được vài tháng, một phần lao động các tỉnh quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, các biến động quốc tế ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu, một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động thiếu đơn hàng phải sa thải công nhân, hạn chế tuyển mới…

Vậy là một làn sóng hồi hương mới lại bắt đầu. Tình hình khó khăn kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những khu trọ tại quận Bình Tân, nơi được ví von là “thủ phủ nhà trọ” của TPHCM dần vắng bóng người vì công nhân trả phòng, về quê quá nhiều.

Trong tham luận đóng góp cho đề án xây dựng chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Trương Hoàng Trương (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM) gọi hiện tượng trên là “di cư ngược”.

Trước đây, dòng di cư hiển nhiên là lao động từ các tỉnh đổ về TPHCM để kiếm việc làm khiến tỷ suất di cư thuần của thành phố luôn tăng. Giờ đây, công nhân lao động rời thành phố, trở lại quê nhà, lực lượng lao động của thành phố giảm mạnh.

Điều này thể hiện rõ qua số liệu thống kê lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM. Năm 2020, thành phố có hơn 4,9 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên. Qua năm 2021, con số này còn gần 4,6 triệu người, giảm hơn 300.000 người. Bước sang năm 2022, số lao động tăng lại nhưng không đáng kể, chỉ thêm gần 15.000 người, vẫn thấp hơn năm 2020 khoảng 300.000 người.

Lao động di cư ngược vì chỉ được xem là công dân hạng 2? - 2

Biến động lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại TPHCM qua các năm (Nguồn: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội TPHCM).

Chặn dòng di cư ngược

Theo nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Trương Hoàng Trương, kể từ giai đoạn sau đại dịch Covid-19, xu hướng di cư ngược đã xuất hiện và tiếp tục kéo dài cho đến nay.

Thời điểm dịch bệnh bùng phát đã có khoảng 300.000 người lao động trở về quê. Đến khi các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động, xu hướng di cư về quê tiếp diễn.

Lao động di cư ngược vì chỉ được xem là công dân hạng 2? - 3

Những khu trọ ở Bình Tân vắng người thuê (Ảnh: Nguyễn Vy).

Nhóm nghiên cứu đánh giá, xu hướng di cư ngược lặp đi lặp lại, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội của TPHCM.

Tác động dễ thấy nhất là tình trạng mất cân đối cung cầu nhân lực thời gian gần đây. Từ cuối năm 2022 đến nay, thành phố đã có hiện tượng nghịch lý là người mất việc, đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp nhiều nhưng vẫn có những doanh nghiệp không tuyển được lao động.

Trong đợt các doanh nghiệp may cắt giảm lao động ồ ạt vào cuối năm 2022, ông Hiền, giám đốc nhân sự của một công ty may ở quận 6, đến tận cổng doanh nghiệp cắt giảm lao động để phát tờ rơi tuyển dụng nhưng không tuyển được người nào. Hầu hết lao động bị mất việc chuyển sang làm thời vụ để hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc về quê.

Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất, chiến lược lao động và việc làm cần có những giải pháp chặn dòng di cư ngược này. Bên cạnh giải pháp kinh tế cần có những phương án đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội cho nhóm lao động di cư từ các tỉnh đến thành phố làm việc để họ an tâm ở lại.

Theo tiến sĩ Trương Hoàng Trương, việc đảm bảo điều kiện sống của người lao động cũng như những quyền lợi về cư trú ngay cả khi người lao động thất nghiệp cần phải được quan tâm thực hiện để hạn chế hiện tượng “một đi không trở lại”.

Nhóm nghiên cứu cho rằng: “Với một hệ thống hộ khẩu phân chia theo diện KT1, KT2, KT3, KT4, nhiều lao động nhập cư ở thành phố đang bị đối xử như công dân hạng 2, bị hạn chế nhiều quyền lợi về phúc lợi xã hội. Họ cảm thấy bị thiệt thòi và không còn muốn tiếp tục ở lại thành phố”.

Lao động di cư ngược vì chỉ được xem là công dân hạng 2? - 4

Đừng để lao động nhập cư cảm thấy bị đối xử như “công dân hạng hai” (Ảnh minh họa: Hải Long).

Do đó, các cấp chính quyền cần có chiến lược tăng cường điều kiện phúc lợi xã hội, điều kiện cư trú cho những nhóm lao động thuộc diện lưu trú hoặc tạm trú ngắn hạn; có chính sách khuyến khích chuyển đổi tình trạng cư trú từ lưu trú ngắn hạn sang tạm trú dài hạn; cải thiện chính sách về nhà ở cho người thu nhập thấp…

Theo nhóm nghiên cứu, những chính sách này khi được triển khai sẽ làm người lao động an tâm hơn khi làm việc tại thành phố, hạn chế tình trạng di cư ngược do không được công nhận là công dân của thành phố.



Source link

Cùng chủ đề

Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?

Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài. Vậy, tôi có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần...

Để hưởng lương hưu tối đa 75%, người lao động đóng BHXH như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.  Theo lộ trình, năm 2024 tuổi nghỉ hưu của nam là 61 tuổi, nữ 56 tuổi...

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Lương không đủ sống lại lặc lè kẹt xe, lao động tìm đường rời thành phố

Lương cao, lương thấp lao động đều... lắc đầuTừ đầu năm đến nay, ngoài hình thức tuyển dụng qua các sàn giao dịch việc làm, nộp hồ sơ tại công ty, không ít doanh nghiệp tại TPHCM phải livestream, cử nhân viên ra các đường lớn để "lôi kéo" người lao động. Tuy vậy, các doanh nghiệp càng cố gắng thuyết phục, người lao động càng "né". Anh Hường, đại diện bộ phận tuyển dụng Công ty TNHH Dệt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặt cỏ sân Mỹ Đình xanh mướt trước trận đội tuyển Việt Nam – Indonesia

(Dân trí) - Hàng chục công nhân đang có mặt trên sân Mỹ Đình gấp rút chuẩn bị cho trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia trong khuôn khổ bảng F vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á (19h ngày 26/3). Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong buổi sáng 24/3, sân vận động Mỹ Đình đang hoàn tất công tác chuẩn bị cho trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia. Mặt cỏ sân...

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải. Nếu đi từ trung tâm thành phố Quy Nhơn đi theo đường biển khoảng 100km. Mũi Gành - Hoài Hải được...

Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?

Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài. Vậy, tôi có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Xử phạt người bán hàng rong ‘chặt chém’ khách ngoại quốc ở hồ Gươm

Trước đó, người đàn ông tên D.T. cùng bạn đi dạo ở hồ Gươm, chứng kiến sự việc người bán hàng rong đòi 2 du khách 50.000 đồng cho một túi bánh rán gồm 4 chiếc."Khách Tây không đồng ý, trả giá...

Mới nhất