Trang chủNewsKinh tếLo ngại doanh nghiệp, người dân bị 'bào mòn' sức

Lo ngại doanh nghiệp, người dân bị ‘bào mòn’ sức


DN dùng đến đồng dự trữ cuối cùng

Cho ý kiến thẩm tra báo cáo kinh tế – xã hội (KTXH) do Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội (QH) Vũ Hồng Thanh cho biết nợ xấu có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo, tính đến ngày 25.4, tín dụng chỉ tăng 2,75%, cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp (DN), nền kinh tế tiếp tục khó khăn.

Lo ngại doanh nghiệp, người dân bị ''' sức - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Lãi suất cao khiến DN không muốn vay, mặt khác DN gặp khó về đơn hàng đầu ra nên cũng không vay. Mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh trong năm 2022 và vẫn còn duy trì ở mức cao trong quý 1/2023. Tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống đến cuối tháng 3 là 2,88% (cuối năm 2022 là 2,05%). Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu bình quân toàn hệ thống là 80,8% (cuối năm 2022 là 114,2%).

Đáng chú ý, trong bối cảnh DN gặp rất nhiều khó khăn, ngân hàng thương mại lãi cao, trong đó thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng tiếp tục tăng so với năm 2021. Đơn cử năm 2022 Vietcombank dẫn đầu với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 37.000 tỉ đồng, tiếp theo là Techcombank (hơn 25.500 tỉ đồng), BIDV (hơn 23.000 tỉ đồng), MB (gần 23.000 tỉ đồng).

Thẳng thắn chỉ rõ báo cáo “có cảm giác rất nhiều màu hồng”, Phó chủ tịch QH Trần Quang Phương cho rằng phần phân tích tồn tại, hạn chế và nguyên nhân không rõ. Theo ông, cần đánh giá đúng thực chất biểu đồ tăng trưởng của đất nước. Không phải đến quý 1 tăng trưởng mới giảm đột ngột từ 8,2% xuống 3,3% mà cuối quý 3, đầu quý 4/2022 đã có xu hướng giảm.

“Báo cáo của Chính phủ là tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ, nhưng khẳng định của UBKT là tăng trưởng rất thấp so với chỉ tiêu và khả năng của nền kinh tế”, ông Phương nói và cho rằng cần xem lại sở hữu chéo, “sân sau” của ngân hàng là các DN thân thuộc, kể cả các ngân hàng thương mại.

Cũng theo Phó chủ tịch QH, nền kinh tế VN độ mở cao, nhưng nếu bên trong tốt thì giảm thiểu được tác động bên ngoài. Song thực tế DN, người dân bị bào mòn sức lực. “Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, DN nói rất thẳng thắn. Họ đã dùng những đồng dự trữ cuối cùng để trang trải cho 2 năm vừa rồi, giờ thì không còn dư địa để làm”, ông Phương nêu.

Nguyên nhân tình trạng trên do chậm giải quyết các tồn tại như cơ cấu lại ngân hàng yếu kém, dự án yếu kém, đầu tư công, phản ứng chính sách không kịp thời; cần kiểm tra lại xem có cực đoan không, tức là nhảy từ thái cực này sang thái cực khác không. Người dân phản ánh ví dụ như tiêu chí định mức PCCC, kiểm định xe, trái phiếu DN và một số vấn đề khác…

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ chỉ rõ phần yếu kém trong báo cáo chỉ nêu chung chung, đánh giá chưa sát. Ông dẫn ra ví dụ dự toán ngân sách hằng năm quá thấp, vô hình trung tự mình bó hẹp không gian tài khóa. “Dự toán ngân sách vượt 400.000 tỉ đồng, gần 20 tỉ USD. “Bệnh” này mấy năm rồi không khắc phục được và có phần trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thẩm tra của QH. Vượt thì mừng, nhưng lo là quy trình ngân sách có vấn đề. Các nước họ thảo luận ngân sách mất vài tháng chứ không phải vài buổi rồi thông qua như chúng ta”, Chủ tịch QH nêu.

Dù vậy, theo Chủ tịch QH, điểm sáng trong điều hành là giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá và lạm phát. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế đối diện nhiều cú sốc cả trong và ngoài.

Phiên họp thứ 23 là phiên cuối chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của QH dự kiến khai mạc ngày 22.5. Trong khuôn khổ 4 ngày, Ủy ban Thường vụ QH xem xét cho ý kiến về 13 nội dung lớn dự kiến trình QH xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 5. Thường vụ QH sẽ xem xét, cho ý kiến vào 3 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết, xem xét đề nghị xây dựng dự án luật Chuyển đổi giới tính.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ đều phấn đấu trình QH xem xét, quyết định nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 – chính sách đặc thù cho TP.HCM ngay tại kỳ họp thứ 5. Dù thời điểm sớm hơn thời hạn hết hiệu lực của Nghị quyết 54, song với vai trò đầu tàu cho cả nước, yêu cầu phục hồi, phát triển KTXH rất quan trọng.

Lạm phát3,15% năm 2022, theo Chủ tịch QH, là điểm sáng nhưng theo các chuyên gia “điều hành quá chặt”, bỏ lỡ nhiều cơ hội điều chỉnh dịch vụ công. Đặc biệt, việc điều hành chính sách tiền tệ còn chậm, nới “room” tín dụng quá muộn khi chỉ còn mười mấy ngày hết năm 2022. Hệ quả là không dùng hết “room” tín dụng mở ra và không dùng hết “room” tín dụng cũ, cho thấy phản ứng chính sách thiếu nhạy bén, cần suy nghĩ để rút kinh nghiệm điều hành.

Dẫn ra một số chỉ số lớn của kinh tế 4 tháng đầu năm giảm sút, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho rằng điều này cho thấy các thị trường đang vướng mắc, DN, người dân đang khó khăn. Chủ tịch QH đề nghị Chính phủ phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để có giải pháp tập trung. Ví dụ quy hoạch còn tắc, kế hoạch sử dụng đất vướng và chậm 4 tháng so với nghị quyết của QH, thì làm sao có dự án đầu tư được, giải pháp thế nào? Quy hoạch tỉnh chưa phê duyệt thì làm sao DN làm được? Do đó cần tập trung vào các giải pháp mà nghị quyết của QH đã có, T.Ư đã có.

Địa phương “đứng bóng” không làm gì

Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ ngoài khó khăn bên ngoài còn đến từ nội tại như tâm lý thị trường, niềm tin xã hội và tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ thực thi các cấp. Ông dẫn ví dụ, năm 2022 TP.HCM gửi Bộ KH-ĐT 584 văn bản, bộ đã trả lời 604 văn bản, trong khi các nội dung này đều thuộc thẩm quyền của TP.HCM.

“Đó là hiện tượng né tránh, đùn đẩy, đá lên xong lại ngồi chờ, tức là không làm gì. Giai đoạn 2018 – 2021, TP.HCM cấp trung bình 1 năm khoảng 70 dự án bất động sản. Nhưng trong 2 năm vừa qua TP.HCM cấp có 8 dự án, hầu như “đứng bóng” hết, không làm. Đấy là vấn đề lớn nhất, cán bộ, các cấp sợ, né tránh, đùn đẩy, lẩn tránh không làm”, ông Dũng nói.

Ngân hàng Nhà nước được can thiệp sớm khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt

Chiều 9.5, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về dự án luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với 13 chương, 195 điều. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay mục tiêu xây dựng luật này là có quy định để kịp thời xử lý khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản, cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.

Điều 191 dự thảo luật bổ sung quy định mới về thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra, giám sát. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được quyền “điều tra vi phạm pháp luật về ngân hàng” và “Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật”. Cho ý kiến, UBKT đề nghị rà soát quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, giám sát để tương ứng với thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra, giám sát.

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung, sửa đổi quy định về việc tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước “can thiệp sớm” và bổ sung thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp can thiệp sớm. Trong đó, một ngân hàng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến mất khả năng chi trả sẽ xếp vào diện được Ngân hàng Nhà nước “can thiệp sớm”. Ngân hàng nào có lỗ lũy kế lớn hơn 20% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cũng sẽ vào nhóm này.

Nói về khó khăn của DN, lãnh đạo Bộ KH-ĐT cho biết có nhiều vấn đề, nhất là dòng tiền. Lý do điều hành tín dụng có vấn đề, “lúc thả ra nhanh quá, lúc siết lại nhanh quá nên các DN rất khó khăn”. Đặc biệt, nhiều DN lớn đã phải bán gần hết tài sản, những gì bán được đã bán và bán có 50% giá thực. “Người mua toàn là nước ngoài. Câu chuyện chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần là người mua nước ngoài rất nguy hiểm, nhất là đối với các DN mà chúng ta cần giữ, hỗ trợ”, ông Dũng nêu.

Bên cạnh đó, các thủ tục đầu tư hiện nay không làm hoặc mất 2 năm mới giải quyết được một vấn đề, có cái mất 1 năm. Các DN không thể làm gì, kinh tế khó khăn như thế nhưng tinh thần giải quyết công việc không có, do vậy rất khó. Môi trường đầu tư rất kém. Dù đấu tranh mấy năm nay, thể chế đã cải thiện, cải tiến rất nhiều để giảm các điều kiện kinh doanh, các loại kinh doanh có điều kiện, nhưng hiện nay các văn bản của bộ, ngành, địa phương cho thấy đã phát sinh hàng nghìn thủ tục.

Đáng chú ý, lãnh đạo Bộ KH-ĐT cũng bày tỏ lo ngại mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm “rất thách thức”, các quý sau phải tăng trưởng xấp xỉ quanh 8%, đây là việc rất khó. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn giữ mục tiêu này để phấn đấu. 



Source link

Cùng chủ đề

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng. Hiện, có 2 dự án chậm tiến độ kéo dài trên 3 năm, đều...

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đến dự. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ...

Đắk Nông đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Tối 23-3, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1-1-2004; 1-1-2024). Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương... Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh cho biết, sau 20 năm tái lập, Đắk Nông đã thoát khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo chưa phát...

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Theo tờ trình, nếu lợi nhuận sau thuế của công ty đạt dưới 110% kế hoạch,...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Gỡ ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội

Ngay sau khi họp về giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ cùng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố, hệ thống Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp BĐS đã tập trung tháo gỡ khó khăn riêng về nhà ở xã...

Cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Quỳnh Thiện vừa ký...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua.   Đảo hiếm hoi giữa lòng phố thị, bốn mặt giáp sông Tọa lạc tại Vũ Yên (Hải Phòng), hòn đảo...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết lộ, nhưng đây là vòng mà các startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh. Đứng sau...

Khan hiếm máy bay, Bộ GTVT yêu cầu không tăng giá vé trái quy định

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, một số hãng hàng không Việt Nam triển khai việc tái cơ cấu, thực hiện trả máy bay, cắt giảm khai thác một số đường bay. Bên cạnh đó, theo thông báo của nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW), một số máy bay của các hãng hàng không phải triệu hồi để kiểm tra, sửa chữa chuyên sâu động cơ PW1100 đã ảnh hưởng đến các đường bay nội địa và quốc...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được...

Mới nhất