Trang chủChính trịQuân sựNăm 2022, cả nước tiết kiệm được gần 54 nghìn tỷ đồng

Năm 2022, cả nước tiết kiệm được gần 54 nghìn tỷ đồng


Năm 2022, cả nước tiết kiệm được gần 54 nghìn tỷ đồng

Tại phiên họp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2022, triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện và đạt được kết quả tích cực, như: Đã thực hiện rà soát, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các định mức, tiêu chuẩn chế độ; thực hiện triệt để tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tài sản công, đất đai, khoáng sản…

Đáng chú ý, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước cho thấy: Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra: Chi ngân sách Nhà nước năm 2022 ước đạt 2,16 triệu tỷ đồng – tăng 352,3 nghìn tỷ đồng (+19,4%) so dự toán.

“Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2022 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 53.887 tỷ đồng”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết.  

Đặc biệt, năm 2022, 63 tỉnh/thành phố đã giảm được 2.159 tổ chức phòng và tương đương. Cả nước đã giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 13,5%) so với năm 2016. Tinh giản biên chế giảm 79.057 người (tỷ lệ 29,96% so với số biên chế công chức, viên chức giảm giai đoạn 2016 – 2021)…

Công khai các tổ chức, cá nhân có hành vi lãng phí

Đại diện cơ quan thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Tài chính và Ngân sách cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương để đạt được những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh chỉ ra một số điểm sáng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đã tiết kiệm được gần 54.000 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 93,42% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông cơ bản được khắc phục, tốc độ giải ngân cao hơn bình quân cả nước, tiết kiệm trên 8.546 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo, xử lý, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh và đầu tư 5.941 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tiết kiệm 1.416 tỷ đồng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cũng đánh giá công tác cải cách hành chính được quan tâm; tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập…

Tuy vậy, cơ quan thẩm tra cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá, phân tích, làm rõ mối quan hệ, sự chuyển biến trong tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chế độ, định mức; chưa đánh giá đầy đủ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và trách nhiệm; chưa khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được Quốc hội, đại biểu Quốc hội chỉ ra tại các kỳ báo cáo…

Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ, ngành chậm ban hành văn bản quy định chi tiết; dự báo, tính toán nhu cầu của một số chính sách nhằm phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội chưa sát thực tế; triển khai một số chính sách chậm, kết quả không đạt như dự kiến. Đến ngày 31-12-2022, kết quả giải ngân các chính sách hỗ trợ mới đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng (bằng 26% tổng số vốn).

Việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia cũng chậm và còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước.

Cơ quan thẩm tra kiến nghị nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết tình trạng trên, trong đó nhấn mạnh: “Chính phủ cần có giải pháp khắc phục ngay tình trạng phân bổ, giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Đặc biệt, công khai trên các phương tiện thông tin danh sách các bộ, ngành, địa phương chậm ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, 2023 và các tổ chức, cá nhân có hành vi lãng phí, vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

THẢO NGUYÊN





Nguồn

Cùng chủ đề

Biến động lãi suất 24.3, loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/năm

Loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/nămTheo ghi nhận của Lao Động, mức lãi suất tiền gửi đặc biệt cao nhất hiện là 9,65%/năm, được niêm yết bởi ABBank.Với lãi suất tiền gửi tại quầy, ABBank hiện ban hành mức lãi suất 9,65%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, khi khách hàng đáp ứng một trong hai điều kiện như sau:Tham chiếu điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các khoản vay mà trên thỏa thuận cho vay...

Biến động lãi suất 23.3, một ông lớn điều chỉnh lần thứ 3 trong tháng

Techcombank điều chỉnh lãi suất lần thứ 3 trong thángTheo ghi nhận của Lao Động, ngày 23.3, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) niêm yết mức lãi suất mới, giảm 0,1-0,2 điểm % tại các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất mới này được áp dụng từ ngày 25.3.Biểu lãi suất tiền gửi tại quầy, với số tiền gửi nhỏ hơn 1 tỉ đồng, được Techcombank niêm yết như sau:Lãi suất tiền gửi tại quầy kỳ...

Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Nhận được chất vấn của nhiều đại biểu Quốc hội về giải pháp lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm, chấn chỉnh kịp thời sai phạm, giải quyết quyền lợi cho người tham gia. Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc Không...

Ông Trịnh Xuân An: Cần minh bạch chi phí đầu vào giá vé máy bay

Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng giá vé máy bay quá cao không hẳn do nhiên liệu, chênh lệch cung - cầu, mà tính toán chi phí đầu vào của doanh nghiệp chưa hợp lý. Tại phiên chất vấn ngày 18/3, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhìn nhận điều hành giá với một số mặt hàng như vé máy bay, điện đang "có nhiều vấn đề".Theo ông, quản...

Biến động lãi suất 18.3, một ngân hàng bất ngờ tăng mạnh lãi suất

Saigonbank bất ngờ tăng lãi suấtTheo ghi nhận của Lao Động, ngày 18.3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) niêm yết biểu lãi suất mới.So với lần điều chỉnh duy nhất kể từ đầu năm, lần điều chỉnh này của Sacombank ghi nhận giảm tại các kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, tại các kỳ hạn dài, lãi suất niêm yết mới tăng đáng kể.Theo đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm online được Saigonbank mới điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xé toang “cánh cửa thép” Him Lam trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đúng ngày này cách đây 70 năm (13-3-1954/ 13-3-2024), Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng những loạt đạn, pháo như sấm rền, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Him Lam, được người Pháp mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm trong hệ thống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Dội bão lửa xuống “cánh cửa thép” Him Lam Trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt...

Mầm xanh Trường Sa

Không nơi nào trên đất nước ta có nhiều nắng, nhiều gió, nhiều bão như các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Cát trắng, san hô, muốn mặn cùng gió, bão quanh năm tưởng như khiến các loài cây không thể mọc, lớn lên được. Thế nhưng, dưới bàn tay cần cù của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân... những mầm xanh ở Trường Sa vẫn vươn lên mỗi ngày. Những hòn đảo đã xanh...

BIDV đồng hành với các doanh nghiệp FDI

Nhận thức vai trò ngày càng tăng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nước ta, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xác định khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một phân khúc khách hàng quan trọng. Từ đó đưa ra các chính sách, gói tài chính phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng này. Kể từ năm 2016,...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm quốc phòng lớn nhất châu Á

Chiều 20/2, thông tin từ Cơ quan chức năng Bộ Quốc Phòng cho biết, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Singapore, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu tham dự Triển lãm Hàng không Singapore (Singapore Airshow) lần thứ 9 tại Singapore diễn ra từ ngày 20-25/02/2024. Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Hàng không...

Chiến hạm Việt Nam tham gia diễn tập đa quốc gia ở Ấn Độ

Tàu hộ vệ hạng nhẹ 20 của Việt Nam tham gia diễn tập Milan-2024 tại Ấn Độ, cùng lực lượng hải quân từ gần 50 quốc gia. Diễn tập hải quân đa phương Milan-2024 diễn ra ngày 19-27/2 tại thành phố Visakhapatnam của Ấn Độ với sự tham gia của tàu hải quân của 47 quốc gia. Hoạt động được chia làm hai giai đoạn gồm diễn tập trên bờ và thực binh trên vùng biển phía đông thành phố....

Mỹ tập trận chung với Philippines ở Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố không làm ngơ

Ngày 3/1, hãng tin AFP loan tin nhóm tàu sân bay tấn công do tàu USS Carl Vinson dẫn đầu đã tiến hành cuộc tập trận kéo dài 2 ngày với Hải quân Philippines.

Sắp đến lúc Trung Quốc thống trị tàu ngầm hạt nhân?

Theo tờ The Wall Street Journal, kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm hạt nhân Mỹ trước Trung Quốc sắp kết thúc. Năng lực quân sự và công nghệ của hải quân Trung Quốc trong việc chế tạo tàu ngầm và tác chiến chống ngầm giờ đây đã vươn lên tầm cao mới. Sự thay đổi này thậm chí còn dấy lên mối lo ngại rằng các hạm đội hùng mạnh của Mỹ có thể bị đánh chìm...

Mới nhất

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do...

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính...

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Mới nhất