Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhân dân có còn cần thơ không?

Nhân dân có còn cần thơ không?


Trưng bày tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều thứ tiếng và những tập sách về Bác Hồ tại Ngày thơ Việt Nam ở Hà Nội - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưng bày tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều thứ tiếng và những tập sách về Bác Hồ tại Ngày thơ Việt Nam ở Hà Nội – Ảnh: T.ĐIỂU

Đó là chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Bình Phương – phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – với Tuổi Trẻ bên lề tọa đàm “Từ bản lĩnh đến bản sắc của nhà thơ” vào sáng 24-2, nhân Ngày thơ Việt Nam, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Tọa đàm xoay quanh bản lĩnh của nhà thơ – thứ làm nên bản sắc nhà thơ.

Tại tọa đàm, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã đọc bài thơ Nói với mình và các bạn do Lưu Quang Vũ viết năm 1970, khi ông 22 tuổi, để nhắc lại chuyện bản lĩnh nhà thơ mà Lưu Quang Vũ đã nói từ mấy chục năm trước.

Trong bài thơ ấy có câu “Nhân dân có cần thơ của ta đâu”.

Nhìn vào cục diện xuất bản thơ “ế”, bạn đọc ghẻ lạnh thơ và chối bỏ thơ gần đây, có thể mượn câu thơ của Lưu Quang Vũ từ hơn 50 năm trước để đặt câu hỏi: Nhân dân có cần thơ không và đâu mới là thứ thơ mà họ cần?

Nhân dân thời nào cũng cần thơ

Nói với Tuổi Trẻ, nhà thơ Nguyễn Bình Phương (giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội cho tập thơ Buổi câu hờ hững) khẳng định nhân dân lúc nào cũng cần thơ, đặc biệt là dân tộc Việt Nam, một dân tộc có thơ ngay trong mã gene của mình.

Thơ đứng bên nhân dân từ thuở khai thiên lập địa, thơ vào lời ăn tiếng nói, thơ ra đồng ruộng cùng con người, động viên, khích lệ, xây dựng niềm lạc quan cho con người…

“Bây giờ con người tưởng nhiều thông tin nhưng rất cô đơn, tưởng nhiều loại hình nghệ thuật để thưởng thức nhưng thực ra cuối cùng thì quá nhiều cũng cô đơn. Nên thơ càng cần thiết, vì thơ là thứ nghệ thuật duy nhất thủ thỉ tâm sự với con người ở những góc riêng tư nhất”, ông Phương nói.

Ông khẳng định chưa bao giờ thơ bị “thất sủng” ở đất nước mình. Thực tế các nhà thơ ngày càng đông lên. Thơ không quảng bá ầm ĩ được như những loại hình nghệ thuật khác nên cảm giác thơ đang vắng mặt, nhưng thực ra thơ vẫn đang lặng lẽ ở bên từng người.

Dẫn ví dụ về việc nhân dân vẫn cần thơ, yêu thơ, ông Phạm Xuân Nguyên kể trong chuyến du xuân lên Hà Giang vừa qua, trong một buổi ngẫu hứng ở bản Lô Lô Chải dưới chân núi Lũng Cú, bên các bạn trẻ là sinh viên từ Hà Nội cũng đi du xuân, ông đã đọc trường ca Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, vô cùng hào hứng. Sau đó, nhiều bản trẻ đã tìm tới ông nói lời cảm ơn vì đã đánh thức cảm xúc với thơ trong họ, giúp họ nhận ra thơ rất đẹp và họ yêu thơ ca – điều mà 12 năm học thơ, đọc thơ trong nhà trường phổ thông họ chưa kịp nhận ra.

Ông Nguyên nói hài hước trước câu hỏi nhân dân có còn cần thơ không rằng “đất nước ta có hẳn một thành phố mang tên Cần Thơ”. Ông đồng tình rằng nhân dân thời nào cũng cần thơ. Nhưng vấn đề là nhân dân cần thơ gì, có phải những tiếng thơ đang tràn ngập hiện nay?

Theo ông Nguyên, thứ thơ mà nhân dân cần ấy là thứ thơ thỏa mãn yêu cầu của họ, trong đó phải có những tiếng thơ nói lên tiếng nói xã hội mà hiện nay gần như chúng ta không có, điều mà Lưu Quang Vũ đã chỉ ra từ hơn 50 năm trước.

Cũng mượn lời thơ Lưu Quang Vũ, ông Nguyên nói nhân dân cần thứ thơ “dựng xây đời”, dựng xây tâm hồn con người, xây dựng bản lĩnh con người.

Nhà thơ Nguyễn Bình Phương cũng đồng quan điểm. Ông nói thứ thơ nhân dân cần phải là thứ thơ mà khi con người ta bế tắc có thơ ở bên tâm sự với họ, khi họ phẫn uất thì thơ phải nói được nỗi phẫn uất, tâm tư, nguyện vọng của họ…

Đó phải là thứ thơ nói được lòng nhân dân, cho nhân dân lòng tin, sự hướng thiện trong lúc họ đang hoang mang trong một xã hội nhiều biến động do ở giai đoạn phát triển quá nhanh.

Già, trẻ cùng đọc thơ trên những “cây thơ” tại Ngày thơ Việt Nam 2024 ở Hoàng thành Thăng Long

Già, trẻ cùng đọc thơ trên những “cây thơ” tại Ngày thơ Việt Nam 2024 ở Hoàng thành Thăng Long

Bản lĩnh nhà thơ

Nói về bản lĩnh của nhà thơ, ông Phương chia sẻ tại tọa đàm, nhà thơ có bản lĩnh là người biết khước từ đám đông, khước từ những thứ thời thượng. Bản lĩnh đồng thời cũng là khả năng biết chấp nhận cái khác, giúp trường tiếp nhận của nhà thơ được mở rộng thì trường sáng tác cũng mở rộng.

Và bản lĩnh của nhà thơ ấy là dám nói lên tiếng nói trung thực của mình, dám nói lên những tiếng nói nóng bỏng nhất, gay gắt nhất, nhạy cảm nhất mà mình nghĩ cần phải lên tiếng. Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng có nghĩa vụ, trách nhiệm phải nói lên được những tiếng nói ấy cho nhân dân mình.

Thơ ca có nhiều sứ mệnh, nhưng ông Phương nhấn mạnh đến hai sứ mệnh quan trọng là tính tiên báo và tính cảnh báo – những sứ mệnh đòi hỏi nhà thơ phải có bản lĩnh.

Bởi với hai sứ mệnh này, nhà thơ phải là người đầu tiên chỉ ra những rạn nứt trong tâm hồn, trong lý tưởng trên bề mặt tưởng chừng phẳng lặng của con người.

Cũng có nghĩa nhà thơ là người chỉ ra những hòn đảo lạc quan giữa vô vàn bế tắc của đời sống.

Tuy nhiên, ông Phương cũng lưu ý rằng bản lĩnh không phải là sự phá bĩnh mù quáng, sự cố chấp, bảo thủ. Bản lĩnh là sự tự tin vào tính thiện lương của mình.

Khi có bản lĩnh, nhà thơ sẽ chạm tới bản sắc. Và bản sắc không phải là những làm màu làm dáng mà chính là những cái máu thịt nhất được thể hiện ra chính xác, dũng cảm nhất.

Khi nhà thơ sáng tác có bản sắc là người ấy có đóng góp vào đời sống tinh thần cộng đồng nói chung và đời sống thơ ca nói riêng.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên định nghĩa bản lĩnh của nhà thơ là những người lầm lũi đi con đường của mình, không chạy theo phong trào, không cầu ai biết đến mình, kiên định một lối thơ riêng mà có thể là lối thơ ấy rất thách thức người đọc.

Ông ví dụ về những bản lĩnh thơ như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường… Dù thừa nhận thơ hiện nay thiếu vắng những tiếng thơ xã hội, ông Nguyên cũng kể ra một số cái tên ông cho là bản lĩnh như Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Nhuận Cầm…

Trước câu hỏi nhân dân có còn cần thơ không, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói hài hước: “Đất nước ta có hẳn một thành phố mang tên Cần Thơ”. Nhưng vấn đề là nhân dân cần thơ gì, có phải những tiếng thơ đang tràn ngập hiện nay?

Nhà thơ Nguyễn Bình Phương cho rằng nhân dân cần thứ thơ mà khi họ bế tắc, thơ ở bên tâm sự với họ; khi họ phẫn uất thì thơ phải nói được tâm tư của họ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cậu học trò 3 năm cõng bạn đi học, giờ chơi cõng bạn cùng chơi

Thầy Nguyễn Khương Chinh - hiệu phó Trường THCS và THPT Đakrông - nhận xét đôi bạn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, là tấm gương cho nhiều bạn noi theo. "Gia đình cả hai em vất vả, thu nhập không ổn định nhưng tình cảm của cả hai rất thắm thiết", thầy Chinh cho...

Tôn vinh khối đại đoàn kết dân tộc

Đó là thông tin do Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ vào buổi họp báo ngày 16/2. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết: "Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 năm 2024 được tổ chức nhằm giới thiệu đến với công chúng những...

Đằng sau vụ Việt Á, “chuyến bay giải cứu” là nỗi nhức nhối về văn hóa

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận lời mời trò chuyện cùng Dân Việt trong dịp ông trở về Hà Nội. Cuộc sống hiện tại của ông diễn ra như thế nào?- Tôi về lại căn nhà trước đây mình từng sống, cùng bà ấy (vợ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm -...

NSND Lê Khanh, NSƯT Đỗ Kỷ xúc động trong đêm nhạc Lưu Quang Vũ

Cảnh trong vở trích đoạn "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" được thể hiện bằng phương pháp mới mẻ, mang góc nhìn đương đại, với sự tham gia của NSND Trung Anh, NSƯT Quốc Khánh, diễn viên Phương My, Hoàng Tùng, Thu Hiền, Võ Hoài Vũ, Trường Khang… (Ảnh: Ban Tổ chức). Source link

3 người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ

Đêm thơ nhạc kịch mang tên Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi nhân kỷ niệm 75 năm ngày sinh Lưu Quang Vũ (17/41948), 35 năm ngày mất (29/8/1988) của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 16/8.Đêm thơ nhạc kịch Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi bao gồm 4 chương, với tựa đề là những câu thơ và tác phẩm nổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những ngôi nhà chỉ 5.000 đồng, tin được không?

Anh Lê Phước Vinh - bí thư Đoàn Trường đại học Đồng Tháp - cho biết hiện quỹ mô hình còn 363 triệu đồng do Đoàn trường quản lý."Mong rằng trong thời gian tới sẽ nhận được nhiều góp ý của các bạn sinh viên và mọi người để mô hình được duy trì. Có ý kiến cho rằng cần hỗ trợ...

Hồ sơ xin việc: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy ‘có lãi’

2. Kỹ năng cần có để làm tốt công việc dự tuyểnCác kỹ năng cần thiết cho công việc không chỉ thể hiện bởi các tờ giấy chứng nhận đã tốt nghiệp khóa này, khóa kia. Vấn đề là bạn có sử dụng thuần thục các kỹ năng đó không.Cho nên, bên cạnh chứng nhận bạn đã học xong một khóa đào...

Tập trung phát huy tính sáng tạo, chủ động của thanh niên Cần Thơ

Ông Nguyễn Thực Hiện - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - ghi nhận những đóng góp của thanh niên Cần Thơ trong các phong trào như Thanh niên tình nguyện, phong trào Tuổi trẻ sáng tạo, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc được triển khai sôi nổi rộng khắp và đang khẳng định được tính kế thừa các...

Bài đọc nhiều

Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất 2 phương án tăng chuẩn trợ cấp xã hội, trong đó có nhóm người cao tuổi. Phương án 1 là nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ 360.000 đồng/người lên 500.000 đồng, tương đương 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025. Phương án 2 là nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ...

Ngô Đình Diệm và số phận Nam Việt Nam

Trong cuốn sách “Liên minh sai lầm: Ngô Ðình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam”, tác giả Edward Miller đã phác họa rõ nét và đa chiều hình ảnh Ngô Đình Diệm và đưa ra cách giải thích riêng về mối quan hệ giữa Ngô Đình Diệm với...

Chàng trai cao 2,2 m đóng phim ‘Quật mộ trùng ma’

Kim Byung Oh - một trong những người cao nhất Hàn Quốc - gây sốt khi thủ vai ác linh Oni trong phim "Exhuma: Quật mộ trùng ma". * Bài viết tiết lộ nội dung phimTác phẩm của đạo diễn Jang Jae Hyun thu hút đông đảo khán giả từ khi ra mắt trong nước hôm 15/3. Trong đó, nhân vật Oni gây chú ý do có hình dáng cao to hơn những người khác, đồng thời sở hữu...

Xé thiệp cưới của Minh Tú, phủ đất và tưới nước lên, cây sẽ nảy mầm

Một gam màu thông dụng, không quá khó để tìm kiếm, nhưng thể hiện sự sang trọng, quý phái. Ngoài ra, trên thiệp cưới còn một điểm gây xúc động cho mọi người chính là cô vẫn để tên người cha quá cố của mình. Điều này cho thấy tình cảm mà Minh Tú dành cho cha cô, cũng như vị trí...

Cùng chuyên mục

‘Lương tăng 1 đồng, giá tăng 2 đồng, người lao động vốn khó lại càng thêm khó’

Bên cạnh niềm vui trước đề xuất lương tăng, người lao động còn thấp thỏm nỗi lo hàng hóa "té nước theo mưa" Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương Quốc gia sau kỳ họp diễn...

Ùn tắc nghiêm trọng sau khi đóng nút giao Nguyễn Văn Linh

26/03/2024 | 13:04 TPO - Sau hơn 1 tháng tạm đóng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) để xây dựng hầm chui, khiến các khu vực xung quanh nút giao này thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. ...

VFF khóa bình luận trên Facebook

Sau loạt trận thua đáng thất vọng, người hâm mộ bóng đá Việt Nam thể hiện sự phẫn nộ thông qua mạng xã hội. Các bài đăng trên trang Facebook Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nhận về lượng lớn bình luận tiêu cực, đòi ông Phillipe Troussier từ chức. Fanpage VFF hiện có khoảng 1,3 triệu người theo dõi. Ảnh: Xuân Sang. Từ sau trận thua Indonesia trong khuôn khổ lượt đi, vòng loại thứ hai World Cup...

Jungkook BTS đạt 1 tỉ lượt phát trực tuyến trên Spotify khi đang nhập ngũ

Spotify xác nhận, Jungkook vượt qua 1 tỉ lượt phát trực tuyến trên nền tảng này chỉ trong năm nay và trở thành nghệ sĩ solo K-pop đầu tiên đạt được cột mốc này trong năm 2024.Thành tích gần đây của Jungkook trên Spotify bao gồm hai bài hát "Seven" và "Left and Right", mỗi bài đều vượt qua 900 triệu lượt phát trực tuyến. Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng không chỉ đối với...

3 tác phẩm đáng đọc trong tháng 3.2024

Phố Ngũ Hương - Tàn TuyếtTàn Tuyết là nhà văn Trung Quốc đương đại có nhiều cuốn sách được dịch sang tiếng nước ngoài nhiều bậc nhất trong những năm gần đây. Văn chương của tác giả Tàn Tuyết rất khó tiếp cận, ngay cả khi số tác phẩm dịch của bà ngày càng tăng lên.Với “Phố Ngũ Hương” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam), tác giả Tàn Tuyết tiếp tục tạo ra một thế giới phong...

Mới nhất

Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hoá tiêu chuẩn, quy chuẩn đường cao tốc

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, hiện Chính phủ đang trình sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường cao tốc. Qua khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, còn nhiều bất cập trong việc áp dụng quy chuẩn,...

Ùn tắc nghiêm trọng sau khi đóng nút giao Nguyễn Văn Linh

26/03/2024 | 13:04 TPO - Sau hơn 1 tháng tạm đóng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) để xây dựng hầm chui, khiến...

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ ở Cần Thơ

TPO - Sáng 24/3, Báo Tiền Phong, Ban Thường vụ Thành Đoàn Cần Thơ phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ tổ chức ngày hội Chủ Nhật Đỏ lần thứ 16 năm 2024, tại Tiểu đoàn 1 (TP. Cần Thơ). Trong buổi sáng, chương trình đã tiếp nhận về gần 700 đơn vị...

Cơ hội lớn để Bình Phước đón “sóng” đầu tư từ châu Âu

Với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, Bình Phước có cơ hội đón “sóng” đầu tư từ châu Âu vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn và dự án năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp EU quan tâm nông...

Mới nhất