Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều trẻ mầm non chậm nói, khó khăn giao tiếp

Nhiều trẻ mầm non chậm nói, khó khăn giao tiếp


Cô giáo khuyên phụ huynh cho con đi thăm khám, nhiều trẻ được chẩn đoán chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỷ…

20 THÁNG TUỔI NHƯNG CHƯA BIẾT NÓI

15 giờ chiều, anh Hoàng (tên nhân vật đã được thay đổi) vội vàng thu xếp giấy tờ trên bàn, chạy vội đến trường mầm non đón con trai 28 tháng tuổi và đưa tới một trung tâm can thiệp giáo dục theo lịch hẹn. Mấy tháng nay, ngoài việc cho con học ở trường như các bạn, 6 ngày trong tuần, mỗi ngày 1 tiếng đồng hồ, anh cho con học 1 kèm 1 cùng giáo viên chuyên biệt.

Nhiều trẻ mầm non chậm nói, khó khăn giao tiếp - Ảnh 1.

Một trẻ mầm non được can thiệp sớm, bé học tại một trường mầm non hòa nhập ở TP.HCM

“Khi bé 20 tháng tuổi, bé vẫn chưa biết nói như nhiều đứa trẻ khác gần nhà. Bé thích chơi một mình, không tương tác, không ngoái nhìn khi được gọi tên, không nhìn vào mắt ba mẹ khi nói chuyện. Vợ chồng tôi lên TP.HCM làm việc, gửi cháu ở quê nhờ ông bà chăm, ông bà có cho cháu đi học ở một trường mẫu giáo ở quê nhưng cháu không hòa nhập cùng các bạn. Thấy bất thường nên chúng tôi đưa con lên bệnh viện (BV) nhi đồng ở TP.HCM khám, được chẩn đoán là rối loạn phổ tự kỷ, mức độ nhẹ”, anh Hoàng kể.

Vợ chồng anh Hoàng đón con lên TP để sống cùng, đều đặn mỗi ngày đưa con đến trung tâm can thiệp giáo dục theo lời khuyên của bác sĩ. Gần đây, khi được biết một trường mầm non tại Q.3 có mô hình giáo dục hòa nhập, trẻ vừa học chương trình chung cùng các bạn, vừa có cô giáo chuyên biệt kèm con thêm 1 giờ mỗi ngày, anh Hoàng đăng ký cho con. Về nhà, vợ chồng anh dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng con theo các bài tập cô giáo hướng dẫn.

“Các cô giáo chuyên biệt có quay lại những video khi chơi cùng con, dạy con các hoạt động để phụ huynh cùng xem và về nhà cùng chơi với con. Điều quan trọng nhất tôi nhận ra là cha mẹ hãy chấp nhận con mình, kiên trì, nhẫn nại, yêu thương con thật nhiều để đồng hành cùng con”, người cha cho biết.

TĂNG SỐ TRẺ EM ĐƯỢC CAN THIỆP SỚM

Thạc sĩ Nguyễn Thị Cẩm Đan, chủ hệ thống Trường mầm non Tây Thạnh (Q.Tân Phú và Q.Bình Tân, TP.HCM), cho biết trước dịch Covid-19, cả hệ thống có 3 – 5 bé được can thiệp giáo dục. Sau giãn cách xã hội, trường học hoạt động trở lại tới nay thì số trẻ này là 21 bé.

Theo dõi những mốc phát triển của trẻ

Thạc sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, chuyên gia tâm lý, BV Nhi đồng Thành phố, khuyên cha mẹ nên theo dõi những mốc phát triển theo độ tuổi của trẻ như khả năng ngôn ngữ, khả năng tương tác xã hội, khả năng vận động, nhận thức, tự lập… của trẻ. Ví dụ như trẻ không tương tác, không nhìn mắt, không biết nói từ đầu tiên lúc 18 tháng, hoặc 3 tuổi nhưng đi chưa vững, có những bất thường trong hành vi cần đưa trẻ đi thăm khám ngay.

Đồng thời, khi thấy trẻ có một hoặc nhiều dấu hiệu trong 4 nhóm sau, cũng cần giúp con được tới các BV có chuyên khoa sức khỏe tâm trí như BV Nhi đồng Thành phố, BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2, BV Thủ Đức, BV Vinmec, BV ĐH Y Dược, Phòng tham vấn và trị liệu tâm lý của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, ĐH Hoa Sen:

– Trẻ luôn có suy nghĩ bất thường, tiêu cực như con là một người thất bại, con không có giá trị, con không xứng đáng được yêu thương.

– Trẻ có cảm xúc mạnh mẽ, thái quá, không phù hợp với sự kiện trong cuộc sống như vì một chuyện gì mà buồn kéo dài hoặc tức giận, phản ứng quá mức gây ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống.

– Trẻ có hành vi bất thường như sợ đến trường, đi học về ngồi khóc một mình, ít tương tác với mọi người, có hành động tự hại bản thân, dùng chất kích thích, lệ thuộc internet, game.

– Trẻ có triệu chứng cơ thể đau bụng, đau đầu, khó thở, mệt mỏi… dù đi khám các chuyên khoa không phát hiện bệnh gì.

Cô Phan Thị An, Hiệu trưởng Trường mầm non 6, đường Võ Thị Sáu (Q.3, TP.HCM), cho biết năm 2020 có 12 – 15 bé can thiệp giáo dục tại trường. Hiện tại con số này đang là 32 bé.

Chủ một trường mầm non tư thục tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) cũng cho PV Thanh Niên biết, từ năm 2022 khi trường học mở cửa trở lại sau đại dịch, có thêm nhiều trẻ được nhà trường tư vấn với phụ huynh nên cho con đi kiểm tra sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần vì thấy trẻ có những bất thường như chậm nói, không tập trung, gặp khó khăn trong học tập, có những bất thường trong hành vi.

Thạc sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, chuyên gia tâm lý BV Nhi đồng Thành phố (H.Bình Chánh, TP.HCM), cũng cho biết bằng quan sát trực quan của anh, sau đợt dịch vừa qua, số phụ huynh đưa con đến khám, can thiệp tâm lý có gia tăng hơn. Có thể chia ra thành 2 nhóm đối tượng chính. Thứ nhất, trẻ gặp các vấn đề về rối loạn phát triển (rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý – ADHD, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi, phát triển trí tuệ).

Nhiều trẻ mầm non chậm nói, khó khăn giao tiếp - Ảnh 3.

Một trẻ nói ngọng được hỗ trợ cùng 1 cô giáo

Nhóm thứ 2 là trẻ em gặp rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… thường gặp nhiều ở trẻ đến tuổi đi học tiểu học, vào tuổi dậy thì.

“Trước đây, nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra rối loạn phát triển ở trẻ em (trong đó có tự kỷ) là do chích vắc xin, rồi do cha mẹ nuôi con không tốt. Điều này hoàn toàn sai lầm, khoa học đã bác bỏ điều này”, thạc sĩ Thiện nói.

“Đại dịch Covid-19 cùng những mất mát ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần tới không chỉ riêng ai. Nhưng chưa đủ các bằng chứng khoa học để khẳng định vì dịch Covid-19 khiến nhiều trẻ phải can thiệp giáo dục hơn. Có thể trong thời gian giãn cách, phụ huynh không thể đưa con đi thăm khám, bây giờ mới có thể đưa con đến BV kiểm tra. Đồng thời, nhận thức của phụ huynh cũng ngày càng cao hơn, nên chủ động đưa con đi kiểm tra, đánh giá sức khỏe toàn diện và cho con được can thiệp khi có những rối loạn nhiều hơn”, thạc sĩ Thiện nói.

SỚM CHO CON ĐẾN BỆNH VIỆN KIỂM TRA

Thầy Hoàng Hà, quản lý Trung tâm tư vấn và hỗ trợ hòa nhập Hanamiki, cho biết thời gian qua số phụ huynh trong các trường mầm non nhận ra con em mình có nhu cầu đặc biệt, chủ động tìm đến chương trình can thiệp tăng lên. Các bé được đưa đến trung tâm có biểu hiện phổ biến là khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, không nói được, nói không rõ, không nói chuyện được với bạn, không tham gia học tập được với cô và các bạn…

Nhóm thứ 2 là trẻ có hành vi bất thường, như là ăn vạ, tự làm đau bản thân, làm đau người xung quanh, lăng xăng chạy đi chạy về không yên, không ngồi yên, lang thang một mình, hay cắn bạn…

“Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có các biểu hiện này, phụ huynh không nên tự đoán mà cần đưa bé đi các chuyên khoa của BV để kiểm tra và có kết luận chính xác. Có thể bé rối loạn phổ tự kỷ (tự kỷ), hoặc chậm nói đơn thuần, hoặc bị khiếm thính (điếc), dây thanh quản có vấn đề hoặc rối loạn ngôn ngữ, hoặc rối loạn phát triển trí tuệ, hoặc có vấn đề về tâm lý, hoặc bé không có nhu cầu giao tiếp…”, thầy Hà nói.

Thầy Hà cho biết khi trẻ và phụ huynh có nhu cầu đặc biệt, trung tâm sẽ quan sát, sàng lọc, lấy thông tin, trao đổi cùng phụ huynh, khuyên phụ huynh đưa con đi khám chuyên khoa ở các BV lớn.

Từ các kết luận này, nếu trẻ thật sự cần can thiệp giáo dục, các thầy cô ở trung tâm can thiệp giáo dục sẽ căn cứ trên nhiều phương diện để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ. (còn tiếp) 



Source link

Cùng chủ đề

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào nhập viện trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói.Được biết trước đó 5 ngày, bé xuất...

Cô giáo mầm non hơn 10 năm xin đón trẻ vùng cao rời lưng mẹ

13 năm tìm cách xin trẻ rời lưng mẹ13 năm trước, cô Hảo về công tác tại Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ngôi trường mầm non này cách trung tâm tỉnh lị Sơn La 80km nhưng di chuyển mất cả ngày vì đường sá khó khăn. Bà con Phiêng Cằm trồng cây ngô cây lúa cũng không biết bán cho ai. Lũ trẻ H'Mông không đi học mầm non, lẽo đẽo theo chân mẹ đi...

Bắt nữ hiệu trưởng trường mầm non cho vay nặng lãi tới hơn 2.500%/năm

Tối 20/1, Công an huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Hà Thị Nhàn và Hoàng Thị Thanh Thủy về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, để tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án. Công an xác định, bị can Hà Thị Nhàn là hiệu trưởng một trường mầm non trên địa bàn xã Khao Mang, huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Mới nhất

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai...

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Mới nhất