Trang chủNewsThời sựNhững “bóng hồng” trên công trường giao thông

Những “bóng hồng” trên công trường giao thông


Xa con, theo chồng làm cao tốc

Những ngày tháng 3, những bông hoa gạo đỏ rực bung nở trên núi dọc theo tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Tại vị trí Km 11+42 gói thầu XL3, chị Lì O Sừ (SN 1991, ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) tay thoăn thoắt xúc vữa đúc dầm, uốn sắt. Gần tháng nay, chị phải gửi con thơ cho ông bà chăm sóc để theo chồng tham gia lao động trên tuyến cao tốc này.

Những “bóng hồng” trên công trường giao thông- Ảnh 1.

Chị Lì O Sừ gần 1 tháng nay tham gia thi công trên cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang.

“Vợ chồng tôi được 2 cháu, cháu lớn 8 tuổi, cháu thứ hai 4 tuổi, cứ đêm về lại đòi bố mẹ. Nhớ con thắt lòng, nhưng phải cố kìm nén. Ở quê chẳng làm gì ra tiền, còn làm ở đây được 280.000 đồng/ngày”, chị Sừ nói, mắt rơm rớm khi nhắc đến các con.

Tại Km 16+500 gói thầu XL4, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thoan (quê Tuyên Quang) và chị Hoàng Thị Hiền (quê Hà Giang) đang vác từng cây sắt đường kính 27cm, buộc thép để thi công cống hộp. Cũng gửi con lại nhờ ông bà chăm nom, chị Hiền chia sẻ: “Với phụ nữ thì không cái khổ nào bằng xa con. Nhưng vì mưu sinh nên chúng tôi phải cố gắng thôi”.

Những “bóng hồng” trên công trường giao thông- Ảnh 2.

Chị Nguyễn Thị Thoan vác từng cây sắt, không kém gì các lao động nam. Ảnh: Hà Thắng.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Tùng, Chỉ huy trưởng Công ty Phương Đông thi công gói thầu XL4 cho biết: “Phụ nữ làm ở công trường vất vả hơn so với công việc khác. Nhưng đã vào làm thì chị em cũng đều chấp nhận và rồi cũng quen. Họ cũng chấp hành nội quy công trường tốt hơn nam giới nên anh em quản lý cũng rất yên tâm”.

Tại Km 313+100, dự án cao tốc Vân Phong – Nha Trang, đoạn qua thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cũng có nhiều “bóng hồng” làm việc với nhiều vị trí khác nhau.

Quệt ngang những giọt mồ hôi trên mặt, chị Phan Thị Duyền (26 tuổi, quê Quảng Bình) chia sẻ: “Cao tốc đang thi công những hạng mục cuối cùng nên bọn em phải thường xuyên có mặt trên tuyến lấy mẫu vật liệu để kiểm tra”.

Chị Duyền cùng một “bóng hồng” khác đang làm công tác nội nghiệp tại Văn phòng Ban điều hành số 2, dự án cao tốc Vân Phong – Nha Trang (đoạn tuyến do Công ty CP Lizen thi công).

Những “bóng hồng” trên công trường giao thông- Ảnh 3.

Chị Phan Thị Duyền (bên ngoài) cùng chị Trần Thị Thu Dung trao đổi công việc với lãnh đạo Ban điều hành gói thầu XL01 (cao tốc Vân Phong – Nha Trang). Ảnh: Cao Sơn.

Tốt nghiệp ngành thi công cầu đường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, chị Duyền gắn bó với ngành giao thông hơn 5 năm nay. Rồi chị bén duyên cùng với một chàng trai quê ở Hà Tĩnh, cùng làm nghề cầu đường. Hiện, hai vợ chồng đã có con một tuổi rưỡi. Sinh con được 7 tháng, chị Duyền gửi con cho bố mẹ, rồi đi theo công trình. “Nhớ con, em chỉ biết nói chuyện, trêu đùa qua điện thoại. Nhiều khi, bận việc làm tới khuya, lúc xong việc thì con ở quê đã ngủ rồi”, chị Duyền bộc bạch.

Người luôn kề vai sát cánh với Duyền trong chuyên môn ở văn phòng là chị Trần Thị Thu Dung (quê ở Quảng Nam, hơn Duyền 4 tuổi). “Tôi đã đi làm nhiều năm, không nhớ đã hoàn thành hồ sơ cho bao công trình. Nhiều khi cũng nghĩ đến tuổi này không lập gia đình thì bao giờ, nhưng rồi cứ lần lữa mãi…”, chị Dung chia sẻ.

Ông Bùi Thanh Tùng, Giám đốc điều hành thi công gói XL1 (cao tốc Vân Phong – Nha Trang) cho biết, vai trò của chị Dung và Duyền rất quan trọng. Với tính cách cẩn thận trong hồ sơ, sổ sách, hai chị em đã góp phần cho nội nghiệp của văn phòng đầy đủ, kịp tiến độ.

Những bữa ăn, giấc ngủ vội giữa công trường

Sau nhiều ngày mưa rét dầm dề, thời tiết ở Nghệ An bất ngờ nắng nóng quay quắt. Thế nhưng, trên công trường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đoạn qua xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hàng trăm công nhân vẫn miệt mài bám công địa.

Những “bóng hồng” trên công trường giao thông- Ảnh 4.

Chị Vi Thị Bình tranh thủ nghỉ ngay trên máy rải thảm A1. Ảnh: Sỹ Hòa.

11h30 trưa, tranh thủ xe chở bê tông nhựa chưa đến, chị Vi Thị Bình (SN 1990, dân tộc Thái), công nhân Công ty TNHH Hòa Hiệp tranh thủ gối đầu chợp mắt ngay trên máy rải thảm.

Chị Bình quê ở Thanh Hóa, lấy chồng ở Diễn Châu. Sau nhiều năm làm nghề đổ bê tông trong các khu công nghiệp ở miền Nam, năm 2023 chị về đầu quân cho Hòa Hiệp. Công việc của chị là chụp hình, chấm công, thống kê vật liệu.

“Công việc lúc nào cũng phải có mặt trên công trường, bất kể nắng hay mưa. Đợt trước và sau Tết, công trình thảm bê tông nhựa xuyên đêm liên tục. Những hôm đó tôi cũng phải thức cùng anh em. Giờ việc ăn cơm hộp trên công trường, tranh thủ chợp mắt trên xe đã thành thói quen”, chị Bình kể.

Khi được hỏi chuyện gia đình, giọng chị chùng xuống. Vợ chồng chị lấy nhau được 5 năm, nhưng đến giờ chưa có con. Chị bám công trường, vợ chồng chỉ gặp nhau qua điện thoại. “Cũng may gia đình, chồng hiểu và thông cảm, lãnh đạo công ty cùng anh em trên công cũng động viên, giúp đỡ rất nhiều”, chị giãi bày.

Hiện trên công trường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt có khá nhiều công nhân nữ. Thời điểm cao nhất có đến 18 người. “Dù là phái nữ nhưng chị em làm việc xuyên ngày, xuyên đêm không thua gì các đấng mày râu”, trung tá Đinh Công Thắng, Giám đốc Xí nghiệp 28.3, Chi nhánh Trường Sơn 28, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Chỉ huy trưởng công trình cầu Thần Vũ 2 cho biết.

Tại Hà Tĩnh, thời điểm này thời tiết rất khắc nghiệt, nắng bỏng rát. Tuy nhiên, trên công trường cao tốc Bắc – Nam, không khí thi công đang khẩn trương hơn bao giờ hết.

Dưới cái nắng gắt, chị Lê Thị Phượng (SN 1982, quê Thanh Hóa) cười tươi cho biết: “Mười năm có mặt trên các công trường cao tốc, tôi có biết ngày lễ 8/3 là gì đâu!”

Chị lấy chồng là công nhân công xây dựng nên 10 năm nay luôn theo chân chồng đi làm. Hai vợ chồng có một con đang ở cùng ông bà nội ở quê. Vì đặc thù công việc nên cả hai chỉ tranh thủ được những dịp nghỉ lễ dài ngày mới về nhà.

Cách vị trí chị Phượng làm việc không xa là tổ thi công cống ngầm. Trong tổ này ngoài các công nhân nam còn có 2 nữ công nhân. Một trong số họ là chị Mai Thị Nho (SN 1992, quê huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). “Ai cũng muốn ngày lễ được ở bên gia đình, áo quần xúng xính, nhưng vì hoàn cảnh nên đành gác lại. Vợ chồng tôi có 5 cháu. Hai vợ chồng cứ xong mùa vụ ở quê là đi làm công nhân, lương khoảng 250.000 đồng/ngày, được bao ăn”, chị kể.

Gác tình riêng

Tại dự án siêu sân bay Long Thành (Đồng Nai), giữa hàng ngàn kỹ sư, công nhân, có rất nhiều người là phụ nữ. Họ phải tạm gác lại những công việc của gia đình, mặc nắng gió, bám trụ từ sáng đến đêm trên đại công trường.

Anh Nguyễn Châu, Chỉ huy trưởng công trường zone 6 (nhà thầu Vinaconex), thi công nhà ga hành khách dẫn chúng tôi tới khu vực có nhiều nữ công nhân đang hối hả làm việc. Chị Võ Thị Sương đang dọn dẹp vệ sinh ở lán trại chỉ huy. Để tránh nắng nóng, chị Sương phải mặc nhiều lớp áo, đội mũ, khẩu trang dày và đeo thêm bao tay. Dù vậy nắng vẫn len lỏi khiến làn da chị rám nắng, mồ hôi đầm đìa ướt cả vạt áo.

Chị Sương cho biết, đã bước qua tuổi 54, chồng mất, ba con đều đã trưởng thành nên 6 năm trước từ Bình Thuận chị vào các tỉnh phía Nam làm việc, bám trụ ở nhiều công trình. Gần đây chị xin vào làm việc tại công trường sân bay Long Thành với công việc dọn dẹp vệ sinh.

“Con cái lớn rồi mà bản thân còn có sức khỏe nên tôi cũng muốn đi làm để lo cho mình. Mức lương 300.000 đồng/ngày đủ chi phí tiền ăn, nhà trọ, tích góp mai mốt còn lo cho tuổi già đơn chiếc”, chị Sương chia sẻ.

Cách chỗ chị Sương không xa, một người phụ nữ với dáng nhỏ thó tay chân thoăn thoắt làm việc. Đó là chị Nguyễn Thị Loan (33 tuổi) quê ở An Giang. Rời ghế nhà trường, chị lấy chồng và cùng chồng bôn ba khắp các công trường. Mỗi lần gần sinh con lại về quê, khi con cứng cáp lại gửi ông bà nội chăm sóc để tiếp tục đi làm. Mười năm qua, chị không nhớ đã đi đến bao nhiêu công trường ở miền Nam.

“Ở quê không có việc làm, không đủ sống đành đi xa. Mỗi đêm nhớ con, hai vợ chồng chỉ biết gọi video, động viên các cháu. Nhiều khi đi làm lúc nghỉ giữa ca cũng lấy hình con ra xem cho đỡ nhớ”, chị Loan tâm sự.

Vợ chồng cùng bám trụ công trường

Tiếp tục lên xe để di chuyển về vị trí thi công các công trình quản lý bay, chúng tôi bắt gặp hình ảnh nhiều cặp vợ chồng đang cùng nhau uống nước, ăn lót dạ vào giờ nghỉ giữa ca.

Những “bóng hồng” trên công trường giao thông- Ảnh 5.

Chị Võ Thị Kiều (phải) vui vẻ làm việc cùng một nữ công nhân khác. Ảnh: Nguyễn Nhâm.

Anh Nguyễn Văn Đà, cán bộ an toàn Công ty 36, đơn vị thi công đài kiểm soát không lưu sân bay Long Thành cho biết, ở đây rất nhiều cặp vợ chồng, ai cũng có kinh nghiệm từ 5 – 10 năm bám trụ công trường.

Vừa quay bó sắt vị trí sàn ở công trường đài kiểm soát không lưu, chị Nguyễn Thị Kiều Oanh (46 tuổi) chia sẻ, đã cùng chồng đi khắp các công trường suốt 6 năm ròng. Hai con đã lớn nên ở quê nhà tự chăm sóc nhau. “Đợi đủ 18 tuổi sẽ cho theo ba mẹ vào công trường làm việc. Ở đây ổn định, lương 300.000 đồng/ngày, so với thu nhập ở quê vậy là cao lắm rồi”, chị nói.

Thấy chúng tôi có máy chụp hình, chồng chị Oanh cười nói: “Xin hãy chụp giúp vợ chồng tôi tấm hình đẹp nhé, lâu lắm hai vợ chồng chưa chụp ảnh chung. Đợt này 8/3 có ảnh đẹp đăng Zalo khoe rồi!”.

Ngay cạnh đó, chị Võ Thị Kiều (41 tuổi, quê Vĩnh Long) cũng đang buộc sắt. Chị Kiều có hai con nhưng cháu lớn năm nay 22 tuổi đã đi làm, bé út mới 15 tuổi đang học lớp 9. Để tiện cho công việc, vợ chồng chị thuê trọ gần công trường với giá hơn 1.000.000 đồng mỗi tháng. Con gái út chị gửi ông bà nội chăm sóc, cho học hành ở quê.

Chị Kiều khoe hai vợ chồng mới về quê và trở lại công trường cách đây vài ngày: “Tết vừa rồi hai vợ chồng ở lại làm xuyên Tết nên cũng kiếm thêm được ít tiền dành dụm”, chị Kiều nói.

Hạnh phúc nở hoa giữa công trường

Những “bóng hồng” trên công trường giao thông- Ảnh 6.

Vợ chồng anh Thiện, chị Kha.

Với nhiều cán bộ, kỹ sư và lãnh đạo quản lý công trường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, câu chuyện tình tuyệt đẹp của đôi bạn trẻ Trần Thanh Thiện (35 tuổi) và Đặng Thị Tiết Kha (27 tuổi) khiến họ rất xúc động.

Họ người ở Đồng Nai, người Phú Yên cách nhau vài trăm kilomet, trước khi dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn khởi công chưa một lần gặp mặt, chưa biết gì về nhau. Ấy thế nhưng, ở nơi đầy nắng và gió ấy họ gặp nhau giữa công trường rồi tình cảm cứ thế nảy nở.

Một đám cưới diễn ra, khách mời ngoài bạn bè của cả hai còn có những đồng nghiệp nơi công trường cao tốc.

Sinh ra ở thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cô kỹ sư địa chất thiết kế Đặng Thị Tiết Kha đầu quân cho Tập đoàn Đèo Cả làm việc ở bộ phận nội nghiệp, còn chàng kỹ sư Thanh Thiện làm kỹ thuật trên công trường. Cả hai được điều động đến công trường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.

Anh Thiện kể, hồi mới vào công trường tất cả đều xa lạ, họ không biết gì về nhau và do làm việc ở hai bộ phận khác nhau. Song trong các giờ ăn cơm tập thể, các buổi sinh hoạt đội nhóm, họ đã tìm thấy nhau.

“Tôi chủ động làm quen. Tưởng sẽ bị từ chối, ai ngờ lại cưới được vợ! Ngày cầu hôn và được Kha đồng ý, tôi điện thoại báo về cho mẹ biết tin để chuẩn bị lo lễ cưới, khi ấy mẹ còn bảo nói xạo!”, anh Thiện tâm sự.

Còn chị Kha bảo, thời điểm ấy cả hai đều “không mảnh tình vắt vai”, cuộc sống xa gia đình nên khi “bắt được sóng” và thấy hợp nhau vì cùng chung hoàn cảnh nên các cuộc trò chuyện sau đó đã vun đắp tình cảm nhiều hơn.

“Mình cảm thấy biết ơn vì phận con gái sống xa nhà nơi công trường lại được bờ vai yêu thương chăm sóc. Không hạnh phúc nào bằng!”, chị Kha chia sẻ.

Hơn một tháng kể từ ngày hạnh phúc đơm hoa, hai vợ chồng lại tiếp tục những tháng ngày bám công trường.

Lê Đức

Những chị nuôi chịu khó, chịu thương

Những “bóng hồng” trên công trường giao thông- Ảnh 7.

Chị Phan Thị Dung.

Không lao động trực tiếp trên công trường, chị Phan Thị Dung, nhân viên cấp dưỡng tại gói thầu XL3 cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang hằng ngày có trách nhiệm nấu ăn cho 40 công nhân. Hằng ngày chị phải dậy từ 4h sáng, chuẩn bị để đúng 5h, bữa sáng được đặt trên bàn ăn. Bữa sáng kết thúc, sau khi vệ sinh nhà bếp lại tiếp tục chuẩn bị bữa trưa, bữa chiều. Những hôm công nhân thi công tăng ca đột xuất, chị phải làm đến 23h đêm.

“Có những hôm trời mưa, đi chợ về mà đường công trường lầy lội nên bị ngã xe, thực phẩm hỏng gần hết, đành phải bỏ tiền túi ra để đi chợ lại”, chị kể.

Cùng chung nhiệm vụ nấu ăn, chị Trần Thị Oanh, cấp dưỡng tại gói thầu XL4 cho hay, dù bất kể thời tiết thế nào, hằng ngày lúc 5h sáng, chị phải chuẩn bị xong bữa ăn cho 50 công nhân. Để bữa ăn đúng giờ, đảm bảo dinh dưỡng, chị phải tranh thủ từng chút thời gian để lựa chọn thực phẩm kỹ càng. “Nếu xảy ra ngộ độc thức ăn thì tiến độ thi công sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều”, chị chia sẻ.

Hà Vũ



Nguồn

Cùng chủ đề

Khu bến cảng hơn 14.000 tỷ ở Quảng Trị tái triển khai sau hơn 4 năm “đắp chiếu”

Ngày 24/3, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng...

Quảng Trị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án logistics Khu kinh tế Đông Nam

Sáng 24/3, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn...

Tạm hoãn xuất cảnh 2 lãnh đạo doanh nghiệp vận tải nợ thuế 1,3 tỷ đồng

Ngày 22/3, tin từ Cục Thuế Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã ban...

Ghé thăm làng bột Sa Đéc

Tinh hoa bột gạo Sa ĐécLàng bột Sa Đéc nằm dọc theo con rạch...

Hạn hán gay gắt, Cà Mau hỏa tốc xin hỗ trợ hơn 63 tỷ đồng bảo vệ rừng

Ngày 19/3, theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khu bến cảng hơn 14.000 tỷ ở Quảng Trị tái triển khai sau hơn 4 năm “đắp chiếu”

Ngày 24/3, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng...

Hai ngày để sửa cầu ở Cần Thơ bị lìa nhịp do va chạm với sà lan chở đá

Chiều 24/3, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thành...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về hành vi bán trái phép 1.500 hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các hoạt động chính của IPU, gồm các phiên họp toàn thể của Đại hội đồng, Hội đồng Điều hành, phiên họp...

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, người đã “làm việc suốt ngày đêm với chúng tôi để đảm bảo sự trở về an toàn...

Mới nhất

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng...

Thầy giáo về hưu lương gần 20 triệu/tháng vẫn đi nhặt rác suốt 16 năm

Năm 1938, ông Vi Tư Hào sinh ra trong gia đình nghèo ở Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Từ nhỏ, ông đã đam mê học tập và thích khám phá tri thức. Mặc dù sinh ra trong thời đại khó khăn ăn không đủ, nhưng ông vẫn chú trọng học hành: "Tôi thà chịu đói còn hơn...

Tôn vinh các vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu

Ngày 24/3, chương trình “Vinh quang Thể thao Việt Nam”, trao thưởng vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc năm 2023 và Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024 diễn ra sôi động tại không gian...
14:02:18

Khám phá quy trình cà phê rang củi độc đáo giữa lòng Hà Nội

Đứng trước làn sóng tiêu thụ cà phê mới, vẫn có những người trẻ tìm cách bảo lưu giá trị của những tách cà phê phin. Nhiều người sành cà phê Hà Nội sẽ không xa lạ gì với thương hiệu “Cà phê Thái”, một trong ít quán vẫn còn giữ công thức rang củi để cho ra những mẻ...

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Mới nhất