Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNúi lửa phun trào hồi năm 2022 đã khiến 5% tầng ozone...

Núi lửa phun trào hồi năm 2022 đã khiến 5% tầng ozone bị xoá sổ

Vụ núi lửa ở Tonga ngày 15/1/2022 phun trào mạnh đã tạo ra cột hơi nước khổng lồ cao tới 55km bốc lên không trung, “xóa sổ” 5% tầng ozone ở một số khu vực chỉ trong vòng một tuần.

Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai gây ra sóng xung kích khắp địa cầu và tạo ra một luồng hơi nước bay cao bơm hàng tỷ kg nước vào tầng bình lưu. (Nguồn: Getty Images)
Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai gây ra sóng xung kích khắp địa cầu và tạo ra một luồng hơi nước bay cao bơm hàng tỷ kg nước vào tầng bình lưu. (Nguồn: Getty Images)

Các nhà khoa học ở New Zealand ghi nhận vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai thuộc đảo quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương hồi năm 2022 đã làm hủy hoại tầng ozone một cách nhanh chóng.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 20/10, các nhà khoa học cho rằng sự kiện xảy ra ngày 15/1/2022 khi núi lửa nói trên phun trào mạnh đã tạo ra cột hơi nước khổng lồ cao tới 55 km bốc lên không trung, “xóa sổ” 5% tầng ozone ở một số khu vực chỉ trong vòng một tuần. Điều này đánh dấu sự hủy hoại tầng ozone ở tốc độ nhanh.

Đây là vụ phun trào lớn nhất kể từ vụ núi lửa phun trào ở Indonesia năm 1883. Giải thích thêm về điều này, nhà khoa học Olaf Morgenstern chuyên nghiên cứu về khí quyển và khí hậu thuộc Viện nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia của New Zealand cho biết vụ phun trào núi lửa nói trên là vụ phun trào lớn nhất trong thời đại mà loài người đã đạt được nhiều thành tựu chinh phục vũ trụ và không gian.

Quy mô lớn này dựa trên sức nổ, độ cao của cột tro bụi và đặc biệt là lượng hơi nước bốc lên vào tầng bình lưu của khí quyển.

Để có được kết quả này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng bóng bay có chứa công cụ đo đạc, thả chúng vào không trung để thu thập thông tin về điều kiện thời tiết và tầng ozone do ảnh hưởng của vụ phun trào. Phương pháp đo này được triển khai ở khu vực gần đảo Reunion ở Ấn Độ Dương và được tiến hành chỉ 5 ngày sau khi vụ phun trào xảy ra.

Sự gia tăng mạnh mẽ lượng hơi nước trong tầng bình lưu đã gây ra hàng loạt tương tác giữa giữa các thành phần khác phun trào từ núi lửa, cuối cùng phá vỡ tầng ozone ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương.

Về mặt lý thuyết, nhà khoa học Laura Revell thuộc Đại học Canterbury (New Zealand) giải thích rằng những vụ phun trào núi lửa quy mô lớn có thể tạo ra cột tro bụi, cùng các loại khí, chất rắn và mạt vụn hất tung vào tầng bình lưu, cách bề mặt Trái Đất khoảng 15-50 km.

Đây là khu vực tập trung cao nhất của tầng ozone – “lá chắn” bảo vệ Trái Đất. Sự suy giảm tầng ozone thường diễn ra nhanh chóng sau mỗi vụ phun trào mạnh do hậu quả của những tương tác liên quan đến khí Aerosol hay Sol khí và khí chlorine.

Tuy nhiên, bà Revell cho rằng sự suy giảm 5% tầng ozone là mức đáng kể. Trong khi đó, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực chứng kiến sự suy giảm đều đặn khoảng 60% tổng lượng ozone trong bầu khí quyển của Trái Đất từ tháng 9 đến tháng 11 mỗi năm.

Ông Olaf Morgenstern nhận định một số vùng Cực của Trái Đất như Nam Cực có thể sẽ chứng kiến tình trạng suy giảm tầng ozone một cách bất thường sau khi vật liệu núi lửa tràn đến các vùng địa lý này. Ngoài ra, vụ phun trào năm 2022 nói trên có thể ảnh hưởng đến cả những vùng nhiệt đới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Bắc Băng Dương đối mặt nguy cơ không còn băng vào những năm 2030

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Reviews Earth and Environment, độ dày lớp băng ở Bắc Băng Dương đang giảm đáng kể so với những quan sát vào năm 1978. Băng biển thay đổi theo mùa. Tuy nhiên, mỗi năm, lượng băng vào mùa hè lại giảm đi bởi sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết, băng biển thường ở mức thấp nhất vào...

Châu Á gặp khó với nhiều điểm nghẽn lương thực

Nguyên nhân khiến giá đường tiếp tục đà tăng trên toàn thế giới MC13: Các nước G-33 đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực lâu dài Trong những năm gần đây, an ninh lương thực toàn cầu phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng chồng chéo do xung đột, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Những pha nhào lộn ‘đã mắt’ tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định

Ngày 23.3, trong khuôn khổ giải đua mô tô nước thế giới diễn ra tại Bình Định, các vận động viên quốc tế đã để lại những màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship) có hạng mục thi đấu, gồm: Runabout GP1 (dành cho những tay đua...

Mới nhất