Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPetrovietnam - 48 năm phát triển cùng đất nước

Petrovietnam – 48 năm phát triển cùng đất nước


ANTD.VN – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được thành lập với sứ mệnh góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là trụ đỡ kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước. Sau 48 năm xây dựng và trưởng thành (3/9/1975 – 3/9/2023 ), Petrovietnam đã có những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về quy mô và chiều sâu, hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, điện và năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.

Hiện thực hóa mong ước về một ngành Dầu khí vững mạnh

Năm 1975 là một năm đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Đó là năm đất nước hoàn toàn thống nhất sau cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một giai đoạn lịch sử mới của dân tộc Việt Nam. Năm 1975 cũng là năm trọng đại trong lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam, khi Đảng, Chính phủ quyết tâm hiện thực hóa mong ước của Bác Hồ với cuộc trường chinh đi tìm lửa trong lòng đất mà cả dân tộc trông đợi để phát triển kinh tế đất nước. Ngay sau khi thống nhất đất nước, ngày 3/9/1975, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ theo Quyết định số 170/CP của Hội đồng Chính phủ.

Petrovietnam - 48 năm phát triển cùng đất nước ảnh 1
Các kỹ sư, người lao động trên cụm giàn Hải Thạch – Mộc Tinh xếp hình chào mừng ngày thành lập Petrovietnam.

Qua gần nửa thế kỷ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đi từ “không” đến “có”, làm chủ được công nghệ, khoa học tiên tiến nhất, xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ.

Vượt khó khăn, đồng hành phát triển cùng đất nước

Năm 1986, năm mở đầu cho một thời kỳ lịch sử của đất nước cũng là năm ngành Dầu khí đánh dấu mốc son cho sự đổi thay khi mỏ dầu Bạch Hổ tại thềm lục địa Việt Nam đã cho ra đời những tấn dầu thô thương mại đầu tiên. Sự kiện này không chỉ có giá trị ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí thế giới mà quan trọng hơn, sự kiện này được xem như một “trụ đỡ” về tinh thần và cả vật chất đối với đất nước trong giai đoạn Việt Nam đang lâm vào hoàn cảnh bị bao vây cấm vận, khủng hoảng kinh tế – xã hội.

Đồng hành đất nước trong công cuộc đổi mới, ngành dầu khí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Qua đó góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng và kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa cũng đã góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Tính từ năm 1986 đến hết năm 2022, tổng doanh thu của Petrovietnam đạt trên 400 tỉ USD. Trong giai đoạn 2006-2015, Petrovietnam đóng góp trung bình 20-25% tổng thu ngân sách Nhà nước, 18-25% GDP cả nước. Từ năm 2015 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường và mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Petrovietnam vẫn đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách Nhà nước (trong đó từ dầu thô là 5-6%), 10-13% GDP cả nước.

Trong dòng chảy của lịch sử, sẽ không thể tránh khỏi được những thăng trầm và Petrovietnam cũng không phải ngoại lệ. Từ năm 2019 đến nay là thời kỳ Petrovietnam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong lịch sử phát triển của ngành Dầu khí. Công nghiệp dầu khí thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng khiến giá dầu giảm xuống mức thấp kéo dài, cá biệt có thời điểm giá dầu xuống mức âm (-37 USD/thùng) vào cuối năm 2019. Tình hình Biển Đông, phức tạp thương mại, biến đổi khí hậu, khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến mọi mặt hoạt động của Petrovietnam. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về dầu khí, các chính sách hỗ trợ ngành Dầu khí bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập, thiếu thống nhất…

Petrovietnam - 48 năm phát triển cùng đất nước ảnh 2

Người lao động trên giàn khoan dầu khí.

Mặc dù vậy, với tinh thần cầu thị, bản lĩnh kiên cường, đoàn kết và ý chí vượt qua khó khăn, CBCNV, người lao động dầu khí đã luôn nỗ lực không ngừng, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Năm 2020, Petrovietnam vững vàng vượt qua “khủng hoảng kép” do dịch bệnh và giá dầu giảm sâu. Năm 2021 phục hồi tăng trưởng. Nhờ áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp sản xuất kinh doanh và quản trị rủi ro, năm 2022, Petrovietnam đã đạt kỷ lục khi cán mốc doanh thu hơn 930 nghìn tỷ đồng, nộp NSNN 170,6 nghìn tỷ đồng, bằng 9,6% tổng thu ngân sách nhà nước.

Năm 2022 cũng là năm thứ ba công tác “Quản trị biến động” của Petrovietnam đạt được thành tích ấn tượng. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định toàn diện đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Petrovietnam đã triển khai thành công các giải pháp ứng phó trước các biến động địa kinh tế – chính trị và đã đạt nhiều kỷ lục quan trọng.

Trước các biến động kinh tế thế giới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn xác định công tác quản trị biến động là yếu tố quan trọng, quyết định đến kết quả hoạt động SXKD, cụ thể: Năm 2021 là “Quản trị biến động, tối đa giá trị, mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội, liên kết đầu tư, phục hồi tăng trưởng”; Năm 2022 là “Quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững”; Năm 2023 là “Quản trị biến động, Mở rộng quy mô, Tăng tốc chuyển đổi số, Dịch chuyển mô hình, Nâng cao năng suất, Tái tạo kinh doanh”.

Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần khẳng định, Petrovietnam có đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Petrovietnam - 48 năm phát triển cùng đất nước ảnh 3

Các kỹ sư kiểm tra thiết bị tại nhà máy lọc dầu Dung Quất – nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước.

Vai trò quan trọng ấy thể hiện qua qua các dự án nhiệt điện trọng điểm mà Petrovietnam mới đưa vào vận hành như NMNĐ Sông Hậu 1, NMNĐ Thái Bình 2. Đảm bảo 1 trong 5 cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành những nước đứng đầu ASEAN trong cung cấp nguồn điện, phục vụ đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.

Đồng hành cùng đất nước trong mục tiêu tăng trưởng, trong lĩnh vực sản xuất điện, tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của Petrovietnam chiếm hơn 7% tổng công suất lắp đặt và chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện phát trong toàn hệ thống điện quốc gia. Kết quả đó khẳng định vững chắc vai trò và vị thế của Petrovietnam với tư cách là nhà sản xuất điện lớn thứ hai tại Việt Nam.

Trong bối cảnh giá xăng dầu lên cao, nguồn cung xăng dầu trên thế giới khan hiếm, thì việc xây dựng và quản trị chuỗi liên kết trong ngành Dầu khí càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Nhà máy lọc dầu Dung Quất dưới sự phối hợp hỗ trợ của các đơn vị từ khâu đầu đến khâu cuối thuộc Petrovietnam luôn đảm bảo được cung cấp đủ dầu thô để vận hành liên tục, an toàn và hiệu quả ở mức 100 – 110% công suất, đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu trong nước.

Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, ban lãnh đạo Petrovietnam đã sớm đề ra định hướng phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT) trong chiến lược phát triển dài hạn. Petrovietnam đã và đang từng bước chuẩn bị nguồn lực, xác định mô hình đầu tư, sẵn sàng tạo đà cho việc mở rộng sang lĩnh vực NLTT một cách phù hợp, hiệu quả, trên cơ sở tận dụng thế mạnh của Petrovietnam và các đơn vị thành viên, kết hợp với chiến lược phát triển ngành Dầu khí.

Nỗ lực phát triển trở thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia

Sau 48 năm kể từ khi thành lập, Petrovietnam đã trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh có tổng tài sản hợp nhất gần 43 tỉ USD, nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất 22,5 tỉ USD, giai đoạn 2016-2022 tổng tài sản tăng 3,9%, với đội ngũ hơn 50.000 CBCNV đang lao động sáng tạo trên các lĩnh vực của chuỗi giá trị dầu khí; đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực; đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Lãnh đạo Petrovietnam luôn tâm niệm, trong giai đoạn mới, cách tri ân tốt nhất với lớp người đi trước chính là phải kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dầu khí, không ngừng bồi đắp, gìn giữ giá trị cốt lõi “Khát vọng – Trí tuệ – Chuyên nghiệp – Nghĩa tình”, để “ngọn lửa” nhiệt huyết luôn rực cháy trong trái tim mỗi người lao động dầu khí, cống hiến hết mình, làm tròn trách nhiệm phát triển chuỗi giá trị năng lượng làm giàu cho Tổ quốc. Nói về mục tiêu phát triển trong tương lai của Petrovietnam, đồng chí Lê Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Petrovietnam cho biết, vượt qua mọi khó khăn, Petrovietnam thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, xác định được mục tiêu và giá trị cốt lõi để xây dựng, phát triển Petrovietnam trong tương lai. Đó là xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Với những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, ngân sách quốc gia, góp phần bảo đảm nguồn cung năng lượng phục vụ cho đất nước, tích cực tham gia ổn định thị trường điện, khí, xăng dầu, phân bón… ngay cả trong những thời kỳ khó khăn nhất, tin rằng với bản lĩnh của “những người đi tìm lửa”, người lao động dầu khí sẽ tiếp tục vững vàng trong giai đoạn mới, thực hiện sứ mệnh góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh lương thực cho đất nước, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.





Source link

Cùng chủ đề

Ông Lê Ngọc Sơn trở thành tân Tổng giám đốc Petrovietnam

Ngày 18/3, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn giữ chức vụ Tổng giám đốc. Người tiền nhiệm của ông Sơn là ông Lê Mạnh Hùng đã được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petrovietnam kể từ ngày 1/1/2024. Theo Quyết định 1592-QĐ/DKVN ngày 18/3/2024, Hội đồng...

Tập đoàn Dầu khí có tổng giám đốc mới

Theo quyết định 1592-QĐ/DKVN ngày 18/3/2024, Hội đồng Thành viên Petrovietnam bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn, Thành viên HĐTV Tập đoàn giữ chức vụ Tổng Giám đốc Petrovietnam, thời hạn bổ nhiệm 5 năm. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Trước đó, ngày 15/3, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã ký quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam, giữ chức vụ Thành...

Ông Lê Ngọc Sơn làm Tổng Giám đốc Petrovietnam

Theo quyết định 1592-QĐ/DKVN ngày 18/3/2024, Hội đồng Thành viên Petrovietnam bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn, Thành viên Hội đồng thành viên tập đoàn giữ chức vụ Tổng Giám đốc Petrovietnam, thời hạn bổ nhiệm 5 năm.Quyết định sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký.Trước đó, ngày 15/3, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã ký quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam giữ...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp thiệt 300 tỷ đồng

Dư nợ vay và chi phí ngoại tệ lớn, các doanh nghiệp cho biết sẽ thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi khi tỷ giá biến động. Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh ngày 14/3, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietnam Airlines nói hãng này đã qua giai đoạn khó khăn nhất, hồi phục 80-90% đường bay so với trước dịch Covid-19.Tuy nhiên, ông Hòa cho biết,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gần 2 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán trong phiên thị trường giảm sâu

18/03/2024 16:27 Nhật Linh In bài ANTD.VN - Không chỉ biến động mạnh về chỉ số, thị trường chứng khoán hôm nay còn bất ngờ chứng kiến dòng tiền đổ vào mạnh mẽ với gần 48.000 tỷ đồng được giao dịch trên 3 sàn, cao nhất trong vòng 28 tháng qua. Thị trường chứng khoán hôm nay chịu áp lực bán mạnh. Chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi mở cửa, trên 3 sàn đã ngập sắc đỏ. Đà giảm lan tỏa...

Công bố chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024”

18/03/2024 14:58 Hà Linh In bài ANTD.VN -  Chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024” sẽ thúc đẩy các ý tưởng và tận dụng các cơ hội trong ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Nhiều ý tưởng sáng tạo được vinh danh tại chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam ...

Giá vàng chịu áp lực bán, tiếp tục giảm sáng đầu tuần

18/03/2024 10:02 Nhật Linh In bài ANTD.VN - Giá vàng tiếp tục gặp áp lực chốt lời và giảm trên thị trường thế giới, theo đó giá vàng trong nước cũng điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần. Trong tuần trước, giá vàng trong nước đã có tuần giảm đầu tiên trong tháng 3 với vàng SJC giảm khoảng 300 nghìn đồng/lượng cả tuần và vàng 9999 giảm tới 1,6 triệu đồng/lượng. Sự sụt giảm của giá vàng trong nước chủ yếu...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Quay đầu hồi phục, nên mua hay bán?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm khi chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 9h00, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD đã gây áp lực mạnh lên vàng. Kim loại quý này cũng đối diện làn sóng chốt lời và không thể trụ ở ngưỡng kỷ lục.Ông Daniel Ghali...

Tài khoản bỏ không có thể bị thu những phí nào?

Không chỉ thẻ, ngay cả tài khoản thanh toán, khách cũng có thể bị tính phí quản lý và duy trì từ hàng chục đến hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng. Sở hữu một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng là thực trạng phổ biến với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, sau sự việc nhiều khách nợ phí ngân hàng tiền triệu dù tài khoản không sử dụng, một số người vỡ lẽ rằng không chỉ thẻ ngân...

Cùng chuyên mục

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục hưởng lợi ít nhất trong nửa đầu năm 2024" - ông Vũ Tuấn Anh nhận...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị thế của Việt Nam trên toàn cầu. Thứ ba là cách khai thác và tận dụng các chìa khóa thành...

Biến động lãi suất 24.3, loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/năm

Loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/nămTheo ghi nhận của Lao Động, mức lãi suất tiền gửi đặc biệt cao nhất hiện là 9,65%/năm, được niêm yết bởi ABBank.Với lãi suất tiền gửi tại quầy, ABBank hiện ban hành mức lãi suất 9,65%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, khi khách hàng đáp ứng một trong hai điều kiện như sau:Tham chiếu điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các khoản vay mà trên thỏa thuận cho vay...

Từ 1/7 tới đây, phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 (Quyết định 2345) của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay. Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên báo...

Mới nhất

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được...

Mới nhất