Trang chủNewsThời sựPhát huy thành tựu 10 năm đổi mới giáo dục và đào...

Phát huy thành tựu 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo – Bài 5: Giải bài toán nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội


Những năm qua, việc phát triển giáo dục và đào tạo luôn bám sát quan điểm “Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc…”. Từ giáo dục nghề nghiệp cho đến giáo dục đại học (GDĐH) đều có những bứt phá trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhưng so với khu vực và thế giới vẫn còn khoảng cách lớn.

Chưa tạo được bứt phá

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, chất lượng GDĐH trong giai đoạn 2013-2023 (10 năm thực hiện Nghị quyết 29) mặc dù đã được nâng lên rõ rệt cả về lượng và chất nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển kinh tế tri thức. Quy mô đào tạo trình độ đại học tăng nhưng tập trung ở các ngành, lĩnh vực có khả năng xã hội hóa cao như khối ngành kinh tế, tài chính hoặc khối ngành có nhu cầu nguồn nhân lực lớn, trong khi các nhóm ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội không có sức hút đối với người học. Đa số cơ sở GDĐH chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học, chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học…

l5a-5563-1188.jpg
Giảng viên hướng dẫn sinh viên học thực hành tại phòng thí nghiệm công nghệ vi mạch Trường ĐH Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM). Ảnh: THANH HÙNG

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tăng về số lượng nhưng thiếu các nhà khoa học đầu ngành có khả năng dẫn dắt hướng nghiên cứu mới và thực hiện triển khai các nhiệm vụ quốc gia ngang tầm khu vực và quốc tế; động lực cống hiến và nhiệt huyết của một bộ phận đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ chưa cao.

Phân tích từ tổng quy mô đào tạo tất cả trình độ của GDĐH cho thấy, quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 5%, trình độ tiến sĩ khoảng 0,6% (thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới); trong đó, tỷ trọng quy mô đào tạo sau đại học khối ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) còn thấp hơn nhiều, trình độ thạc sĩ chỉ đạt hơn 2%, trình độ tiến sĩ chỉ đạt xấp xỉ 0,3% và có xu hướng tiếp tục giảm. Tỷ trọng đào tạo sau đại học thấp đồng nghĩa với việc khả năng nghiên cứu, đột phá và làm chủ công nghệ tất nhiên sẽ rất thấp.

Theo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), giai đoạn 2013 – 2023, hệ thống GDĐH Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc nhưng chưa đủ tầm bứt phá để thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới có 2 chỉ số chính liên quan tới GDĐH bao gồm chỉ số TE (Tertiary Education) và chỉ số nghiên cứu và phát triển (R&D): năm 2013, hai chỉ số này của Việt Nam có vị trí 111 và 123 trên 142 quốc gia, xếp sau 5 nước khu vực Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia); năm 2023 chỉ số TE tăng 22 bậc lên vị trí 89/132 và xếp sau 4 nước trong khu vực (Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines), chỉ số R&D tăng 79 bậc lên vị trí 44/132 và xếp sau 3 nước trong khu vực (Singapore, Malaysia và Indonesia).

Theo Bộ GD-ĐT, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định 3 đột phá chiến lược: (1) Hoàn thiện đồng bộ thể chế; (2) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Hai đột phá chiến lược về thể chế và xây dựng kết cấu hạ tầng đã được Trung ương Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư mạnh về nguồn lực; trong khi đó, đột phá chiến lược về nguồn nhân lực chưa được rõ nét. Do đó, ngành giáo dục kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý chủ trương có 1 Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về giáo dục và đào tạo, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước.

Tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo TS Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một trong những giải pháp đột phá chiến lược hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn mới, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững.

Dưới góc độ đơn vị đào tạo, PGS-TS Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay, tự chủ đại học để GDĐH bứt phá là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, ngân sách đầu tư cho giáo dục chưa cao nên rất khó để tạo sự bứt phá về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực công nghệ cao. Nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao là nói đến vai trò của GDĐH. Do đó, về chính sách vĩ mô cần tăng đầu tư cho đào tạo, nghiên cứu ở những ngành, lĩnh vực trọng điểm thì mới thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học đỉnh cao và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Theo PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, các khối ngành Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Toán và Thống kê (gọi tắt là khối ngành SM), là những ngành nền tảng, thiết yếu đối với phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, theo số liệu tuyển sinh đại học chính quy năm 2022, số sinh viên nhập học khối ngành SM chiếm xấp xỉ 1,5% trong tổng số nhập học mới, thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình của các nước châu Á – Thái Bình Dương (OECD) là 7%…

Do đó, trong Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao, khối ngành SM cùng với một số ngành kỹ thuật và công nghệ then chốt được chú trọng và sẽ đề xuất nhiều giải pháp dành cho người học cũng như các cơ sở GDĐH. Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Bộ KH-CN để thúc đẩy việc gắn kết chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa đào tạo và nghiên cứu trong các trường đại học, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đề xuất những giải pháp về dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, đặt hàng đào tạo theo nhu cầu…

Ông NGUYỄN KIM SƠN, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT:

Năm 2025, hai đại học quốc gia sẽ xếp hạng trong nhóm 500 thế giới

Bộ GD-ĐT đã đề ra các mục tiêu: đến năm 2025, đạt tối thiểu 270 sinh viên/10.000 dân (hiện nay là 210 sinh viên/10.000 dân); đến năm 2030 tỷ lệ sinh viên đại học trong nhóm độ tuổi 18 – 24 đạt 35%; tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình GDĐH của Việt Nam đạt 2%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ít nhất đạt 40%; tỷ lệ công bố bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế đạt 0,75%; tỷ lệ cơ sở GDĐH (đủ điều kiện) đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đạt 100%, trong đó 10% đạt chuẩn kiểm định bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín; 45% chương trình đào tạo (đủ điều kiện) đạt chuẩn kiểm định trong nước hoặc nước ngoài, trong đó 100% chương trình đào tạo giáo viên đủ điều kiện ở tất cả các trình độ đạt chuẩn kiểm định; phát triển một số cơ sở GDĐH đạt trình độ tiên tiến, thuộc nhóm hàng đầu châu Á, trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM được xếp hạng trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới.

Bộ GD-ĐT sẽ tập trung phát triển một số cơ sở GDĐH ngang tầm khu vực vào năm 2030 và ngang tầm thế giới vào năm 2045; ưu tiên đầu tư phát triển các đại học quốc gia, đại học vùng, các trường đại học xuất sắc (hợp tác với các nước phát triển), các cơ sở GDĐH lớn và các cơ sở GDĐH sư phạm.

PGS-TS NGÔ VĂN HÀ, Khoa Lý luận chính trị, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng):

Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao

Hiện chỉ tiêu tuyển sinh đại học chủ yếu dựa vào năng lực của nhà trường (đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất), chưa dựa trên nhu cầu trước mắt và dài hạn của thị trường. Vì vậy, phân tích và dự báo cung – cầu nguồn nhân lực rất quan trọng làm cơ sở cho các trường đại học xây dựng chiến lược đào tạo. Để có dự báo đúng nhu cầu thị trường lao động, đòi hỏi phải có cơ chế phối hợp của nhà quản lý, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan dự báo cung – cầu, các cơ sở GDĐH và doanh nghiệp. Cần thiết phải hình thành cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao ở Việt Nam, xác định được ngành thừa, ngành thiếu, điểm yếu của nguồn nhân lực chất lượng cao, đề xuất các giải pháp khắc phục; đồng thời xác định nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực cần gắn với thực tế đơn vị sử dụng lao động. Các đơn vị sử dụng lao động thông tin các yêu cầu về nguồn nhân lực, đưa ra các đặt hàng cụ thể để có cơ cấu đào tạo hợp lý, đào tạo ra lao động có trình độ, chuyên môn phù hợp, tránh dư thừa lãng phí.

NHÓM PV





Nguồn

Cùng chủ đề

Bỏ thi tuyển đầu vào thạc sĩ, các trường nói ‘xu hướng chung’

Với việc bỏ thi tuyển, có ý kiến cho rằng các trường đang cạnh tranh nhau bằng cách đưa ra tiêu chí, quy định tuyển sinh "thoáng, nhẹ nhàng" đáp ứng nhu cầu học để có bằng cấp cao của người học.1-2 môn thi không đánh giá đượcNăm 2024, một số trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lần đầu áp...

Bỏ thi tuyển đầu vào cao học, muốn học thạc sĩ quá dễ?

Nhiều trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM vừa đồng loạt công bố thông tin tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ đợt 1 năm 2024, đáng chú ý các trường xét tuyển thay thi tuyển.Không còn thi tuyển môn cơ bản, cơ sở trong tuyển sinh thạc sĩTrường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa công...

‘Quy hoạch TP.HCM phải làm cho TP trở thành hòn ngọc Viễn Đông’

Ví TP.HCM đang như lò xo bị bó cứng lại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng nhiệm vụ của quy hoạch là làm sao tìm được các động lực mới, làm sao để lò xo bật ra được, trỗi dậy, bứt phá. TP.HCM cần tập trung vào 3 vấn đề Tại hội thảo tham vấn quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 28/2, Bộ trưởng Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người phụ nữ “nổ” làm thủ tục đi du học rồi chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Nguyễn Phương Thanh “nổ” là có mối quan hệ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có khả năng giúp cho ông G. được duyệt thủ tục đi du học. Tin tưởng, ông G. đã đưa cho Thanh gần 4,6 tỷ đồng và 153.000 USD. Đồng thời, Thanh hứa giúp và yêu cầu ông G. nhiều lần đưa tiền cho Thanh để lo thủ tục. Ông G. tin tưởng vào lời của...

Hàn Quốc: Giới giáo sư y khoa sẵn sàng từ chức hàng loạt

Ngày 24-3, các quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa chính phủ và các bác sĩ được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các giáo sư trường y từ chức hàng loạt. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư của các trường y trên toàn quốc sẽ bắt đầu nộp đơn từ chức vào ngày 25-3 và sẽ giảm...

Tổng thống Nga tuyên bố 24-3 là ngày quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu trên truyền hình quốc gia sau vụ tấn công tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố đẫm máu này. Theo hãng tin TASS của Nga, báo cáo cập nhật mới của Ủy ban Điều tra LB Nga cho biết số nạn...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do ông Hoàng Mạnh Tiến làm thuyền trưởng cùng 8 thuyền viên, có hành trình từ Hải Phòng đi Chu Lai,...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được phát hành nhằm tuyên truyền tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng Điện Biên Phủ...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Ukraine tuyên bố đã tấn công hai tàu đổ bộ của Nga

Tờ báo này trích thông báo từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết: “Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tấn công thành công các tàu đổ bộ lớn Azov và Yamal, một trung tâm liên lạc và một số cơ sở hạ tầng của Hạm đội Biển...

Mới nhất

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

YG phủ nhận chuyện chi hàng trăm tỉ đồng để tái kí hợp đồng với Blackpink

Ngày 21.3, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng chi phí gia hạn hợp đồng của Blackpink với YG Entertainment cho các hoạt động nhóm của họ hơn 30 tỉ won (22,5 triệu USD).Một cư dân mạng cũng cáo buộc hãng này đã gia hạn hợp đồng với nhóm nhạc nữ với giá khoảng 10 tỉ won (7,5...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Mới nhất