Trang chủDestinationsPhú YênPhú Yên Online - Niềm vui lớn của ngư dân vùng biển...

Phú Yên Online – Niềm vui lớn của ngư dân vùng biển An Hòa Hải


Quần thể Gành Đá – Lăng Hội Sơn và Lăng Phú Thường được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh đã nâng tổng số di tích cấp tỉnh trên địa bàn huyện Tuy An lên 23, góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của địa phương này. Đây là niềm vui lớn của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Tuy An nói chung, ngư dân làng biển Hội Sơn và Phú Thường (xã An Hòa Hải) nói riêng.

 

Phú Thường và Hội Sơn là những đơn vị hành chính được hình thành từ lâu đời. Theo Địa bạ triều Nguyễn lập năm Gia Long thứ 14-15 (1815-1816), khi mới thành lập, địa danh Phú Thường có tên là An Thạnh Tân Lập thôn, còn Hội Sơn gọi là Lộc Sơn thôn thuộc Hà Bạc của huyện Đồng Xuân. Năm 1832, thôn An Thạnh Tân Lập đổi thành Phú Thường; thôn Lộc Sơn đổi thành thôn Hội Sơn, thuộc tổng Xuân Vinh, huyện Đồng Xuân và đến năm 1899 thuộc tổng Xuân Vinh, phủ Tuy An. Trước năm 1946, 2 thôn này thuộc xã An Mỹ; từ năm 1955 thuộc xã An Hòa (nay là An Hòa Hải), huyện Tuy An.

 

Nơi lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống

 

Quần thể Gành Đá – Lăng Hội Sơn nằm dọc theo bờ biển, còn có tục danh là Gành Hòn Đá Mũi. Gành đá gồm những khối đá bazan được tạo thành do quá trình phun trào núi lửa diễn ra cách ngày nay hàng triệu năm, có độ cao thấp dần từ phía đất liền kéo dài ra phía biển, chạy theo hướng đông – tây, bắt đầu từ phía tây thôn Hội Sơn (xã An Hòa Hải) kéo dài đến miếu Bà của thôn Giai Sơn (xã An Mỹ). Cấu tạo các khối đá có kích thước khác nhau, nhiều màu sắc như nâu, đen sẫm, bị cắt xẻ bởi hệ thống khe nứt.

 

Lăng Hội Sơn được xây dựng khoảng giữa thế kỷ XIX dưới thời vua Tự Đức, là nơi ngư dân làng biển này thực hành tín ngưỡng thờ cá Ông, gắn với lễ hội Cầu ngư. Trong quá trình tồn tại, lăng Hội Sơn đã được tu bổ vào thập niên 80 của thế kỷ XX.

 

Còn lăng Phú Thường được xây dựng từ thời Gia Long (1802-1820), lúc đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ, lợp bằng tranh rạ, vách đất được tô bồi thêm thành vách vôi, rồi tiến dần lên lợp ngói vảy, sau đó bị bom đạn chiến tranh phá hủy. Sau ngày đất nước thống nhất (tháng 4/1975), người dân đã trùng tu, sửa chữa lại lăng như hiện nay. Ngoài chức năng thờ cúng, trong kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, cạnh lăng Phú Thường về hướng đông có hang Bà là nơi trú ẩn của đội công tác xã An Hòa và các lực lượng cách mạng, khi địch càn quét.

 

Cũng như ngư dân ở các vùng biển trên cả nước, trong tâm thức của ngư dân vùng biển này, cá Ông (cá voi) là hiện thân của một vị thần, thường cứu giúp người gặp nạn trên biển. Cho nên khi cá Ông lụy, ngư dân tổ chức mai táng và phụng thờ rất chu đáo. Họ cho rằng, vạn chài nào là nơi cá Ông lụy thì vạn chài đó sẽ được mùa tôm cá và gặp nhiều may mắn trong năm. Cá Ông cũng đã được các vua triều Nguyễn phong hàm “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần”. Còn theo sách Đại Nam nhất thống chí, “cá voi được gọi là Đức Ngư, tánh từ thiện hay cứu giúp người đi qua biển do mắc nạn. Đầu niên hiệu Minh Mạng, vua đặt tên cho là Nhân Ngư, đầu niên hiệu Tự Đức gọi là Đức Ngư”…

 

Đã thành truyền thống, hàng năm vào tháng 4 âm lịch, ngư dân ở Hội Sơn – Phú Thường đều tổ chức lễ hội Cầu ngư. Trong đó, phần lễ có các nghi lễ như: nghinh rước sắc thần, nghinh rước Bà, thỉnh sanh, tế thần, khai diên, cúng âm hồn, cô hồn. Phần hội được mở đầu bằng việc hát bộ (hát lăng) với những vở tuồng tôn vinh công đức của cá Ông và các trò chơi dân gian. Việc thờ phụng cá Ông và tổ chức lễ hội Cầu ngư của các cư dân vùng biển hàm chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là tư tưởng tôn trọng và sống hài hòa với tự nhiên – nơi mà từ bao đời nay, con người vừa phải chống chọi, vừa phải nương tựa để tìm kế sinh tồn, phát triển bền vững. Tín ngưỡng ấy còn phản ánh một đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của cá Ông đã bao lần cứu giúp ngư dân trên biển, tưởng nhớ các vị thành hoàng, tiền hiền có công lập làng, dựng nghề. Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông của ngư dân ven biển Phú Yên đã được Bộ VH-TT&DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Không chỉ có giá trị về thắng cảnh, nơi lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống, quần thể Gành Đá – Lăng Hội Sơn còn mang các giá trị khoa học về địa chất, địa mạo… Đây là tiềm năng để phát triển du lịch biển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở Tuy An nói riêng và Phú Yên nói chung.

 

Lễ rước Bà tại lễ hội Cầu ngư tại lăng Phú Thường. Ảnh: THIÊN LÝ

 

Chung tay gìn giữ, phát huy giá trị của di tích

 

Bà Lê Thị Kim Chi, cư dân thôn Hội Sơn bày tỏ: “Gành Đá Hội Sơn tuy chưa được nhiều người biết đến nhưng đây là một thắng cảnh đẹp, được người dân nơi đây xem như báu vật do thiên nhiên ban tặng. Nằm gần với gành đá là lăng thờ cá Ông, được lập từ khi mở làng. Để bảo tồn các di tích của cha ông để lại, bà con ở đây trên dưới như một, đoàn kết, thương yêu nhau và có trách nhiệm trong việc chăm lo gìn giữ, phát huy”.

 

Ông Dương Cấp, một vị cao niên ở làng biển Phú Thường cho biết: “Phú Thường là làng cổ. Từ khi làng xã được thành lập thì lăng Ông Phú Thường cũng được tạo lập để thờ Thần Nam Hải với mong muốn thần ân ban phước cho ngư dân, mưa thuận gió hòa, bà con được mùa no ấm. Ngoài việc thờ cúng Thần Nam Hải, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, lăng Phú Thường còn là nơi che giấu cán bộ cách mạng. Vì vậy, lăng Phú Thường luôn được các thế hệ con cháu chúng tôi chăm sóc và thờ phụng chu đáo. Người dân trong thôn đã bầu ra ban lạch để trông coi, bảo quản và duy trì việc cúng tế hàng năm theo định kỳ. Thành viên ban lạch là những người giàu kinh nghiệm trong nghề biển, có tâm huyết, luôn luôn đoàn kết gìn giữ di tích của cha ông để lại”.

 

Theo ông Bùi Sinh Nhật, Chủ tịch UBND xã An Hòa Hải, để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, trong thời gian tới, địa phương tăng cường tuyên truyền, giới thiệu để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa này. Bên cạnh đó, địa phương phối hợp cùng các ngành chức năng xây dựng đề án trùng tu, bảo tồn, tôn tạo giá trị di tích và cảnh quan, môi trường của di tích. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm xâm hại di tích, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm di tích.

 

“Địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cơ quan, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu sâu hơn nữa về giá trị của quần thể khu di tích này; tổ chức cho quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa, giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết để phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương”, ông Nhật cho biết.

 

THIÊN LÝ



Source link

Cùng chủ đề

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Tiểu thương chợ đầu mối lớn nhất TPHCM bán rẻ như cho vẫn… ế

Kinh doanh tại chợ đầu mối Bình Điền hơn 20 năm, nhiều tiểu thương giờ đang "vò đầu, bứt tai" xoay cách gồng lỗ khi tình hình kinh doanh chưa từng khó như hiện tại. "Đứt" mối, cạnh tranh với chợ trời Giữa trưa, anh Lương Văn Chính, tiểu thương hàng nông sản tại chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh, TPHCM), chạy xe máy trở về nhà nghỉ ngơi. ...

Ba vấn đề cốt lõi để hồi phục

Một nhà tư vấn thuộc Hiệp hội Du lịch Việt Nam tâm tư, không riêng Đà Nẵng, du lịch cả nước đã có một giai đoạn bùng phát từ năm 2014 đến 2019, với doanh thu tăng gấp hơn 10 lần. Đà Nẵng nổi bật vào giai đoạn đó, tăng trưởng gấp 15 lần giữa 10 năm từ 2009 đến 2019. Nhưng đó là giai đoạn “thăng hoa” bề ngoài, nhờ bối cảnh chung thuận lợi. Sau dịch...

Giá vàng ngày 18/3/2024: Tiếp tục sụt giảm khi đồng USD vẫn mạnh lên

Đầu phiên sáng nay, lúc 6 giờ 5 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay ở quanh ngưỡng gần 2.154 USD/ounce, giảm gần 2 USD/ounce so với chốt phiên cuối tuần trước. Thị trường vàng trong nước đứng phiên hôm qua 16/3, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm mạnh chiều mua vào và giữ vững chiều bán ra so với phiên trước đó. Cụ thể, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh, đứng quanh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Yên Online – Khẩn trương khắc phục tồn tại ở nghĩa trang Thọ Vức

Vừa qua, Báo Phú Yên nhận được phản ánh của bạn đọc liên quan đến một số tồn tại trong công tác quản lý, khai thác nghĩa trang Thọ Vức (xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa).   Rãnh thoát nước trong khuôn viên nghĩa trang Thọ Vức thường xuyên bị lấp do rác, lá cây. Ảnh: NHƯ THANH   Phóng viên Báo Phú Yên đã...

Phú Yên Online – Huỳnh Tuệ Linh học xuất sắc, đạt nhiều huy chương bơi lội

11 tuổi, Huỳnh Tuệ Linh, lớp 5C, năm học 2022-2023, Trường tiểu học Lạc Long Quân gặt hái nhiều thành tích đáng nể cả trong học tập và bơi lội. Em là học sinh xuất sắc toàn diện 5 năm liền, được thầy cô, bạn bè quý mến.   Thành tích đáng nể môn bơi   Để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể...

Phú Yên Online – Sôi nổi ngày hội thanh niên dân tộc thiểu số

Với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc”, ngày hội Đoàn kết thanh niên dân tộc thiểu số năm 2023 vừa diễn ra sôi nổi tại xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh. 300 thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số đã biểu diễn trang phục truyền thống; thi hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc; tuyên...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Phú Yên Online – Khẩn trương khắc phục tồn tại ở nghĩa trang Thọ Vức

Vừa qua, Báo Phú Yên nhận được phản ánh của bạn đọc liên quan đến một số tồn tại trong công tác quản lý, khai thác nghĩa trang Thọ Vức (xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa).   Rãnh thoát nước trong khuôn viên nghĩa trang Thọ Vức thường xuyên bị lấp do rác, lá cây. Ảnh: NHƯ THANH   Phóng viên Báo Phú Yên đã...

Phú Yên Online – Huỳnh Tuệ Linh học xuất sắc, đạt nhiều huy chương bơi lội

11 tuổi, Huỳnh Tuệ Linh, lớp 5C, năm học 2022-2023, Trường tiểu học Lạc Long Quân gặt hái nhiều thành tích đáng nể cả trong học tập và bơi lội. Em là học sinh xuất sắc toàn diện 5 năm liền, được thầy cô, bạn bè quý mến.   Thành tích đáng nể môn bơi   Để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể...

Phú Yên Online – Sôi nổi ngày hội thanh niên dân tộc thiểu số

Với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc”, ngày hội Đoàn kết thanh niên dân tộc thiểu số năm 2023 vừa diễn ra sôi nổi tại xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh. 300 thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số đã biểu diễn trang phục truyền thống; thi hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc; tuyên...

Phú Yên Online – Phấn đấu 100% trung tâm y tế ven biển có bác sĩ được đào tạo, bồi dưỡng về y học...

Đó là một trong những mục tiêu được đặt ra tại kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh vừa được UBND tỉnh ban hành.   Theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố...

Phú Yên Online – Tập trung thực hiện tốt các hoạt động văn hóa

Theo Sở VH-TT&DL, từ nay đến cuối năm, nhiều hoạt động văn hóa sẽ được diễn ra, như: Hội thi Tuyên truyền lưu động tỉnh Phú Yên mở rộng lần thứ VII-2023; Hội diễn văn nghệ quần chúng Người cao tuổi tỉnh Phú Yên năm 2023; triển khai thực hiện dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống...

Mới nhất

TPHCM lãng mạn dưới sắc hồng của loài hoa được ví như hoa anh đào

(Dân trí) - Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như được "nhuộm hồng" bởi sắc hoa kèn hồng. Nhiều người đi đường bị thu hút bởi vẻ đẹp khó cưỡng của loài hoa cánh mỏng này. Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Điện Biên Phủ, Hàm Nghi, Võ...

Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 năm 2024

(Bqp.vn) - Chiều 6/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số (CĐS) và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm...

Hàng chục ngôi nhà cổng vòm nằm trong ngách dài chưa tới 100m ở Hà Nội

(Dân trí) - Khoảng 20 căn nhà nằm kế sát nhau đều thiết kế cổng vòm bằng gỗ hoặc sắt, sơn màu nâu trầm trong ngách 5/1 phố Từ Hoa (Hà Nội) dài chưa tới 100m. Ngách 5/1 phố Từ Hoa (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài chưa tới 100m, nổi bật...

Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội kết quả rà soát hệ thống VBQPPL tại kỳ họp thứ 7

Chiều 22/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp...

Mới nhất