Trang chủNewsNhân quyềnQuy định của Hiến pháp Việt Nam về cấm tra tấn

Quy định của Hiến pháp Việt Nam về cấm tra tấn

Theo Khoản 2 Điều 2 Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT) quy định: “Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn”.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa quy định này của Công ước, trong đó có thể kể đến một số nội dung chính sau.

Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, từ lý luận và thực tiễn phát triển đất nước những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của vấn đề quyền con người và mối quan hệ giữa con người và chính trị, giữa công dân và Nhà nước, giữa tự do cá nhân và pháp luật quốc gia.

Người bị tạm giữ người bị tạm giam được tổ chức gặp thân nhân theo đúng thời gian và số lần quy định Ảnh Báo Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong mối quan hệ đó, phải khẳng định: Cá nhân làm nên xã hội; quyền lực nhà nước bắt nguồn từ công dân và bị giới hạn bởi ý chí của người dân. Tự do, nhân phẩm của mỗi cá nhân phải được xã hội, Nhà nước tôn trọng, bảo vệ.

Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên xác định một nguyên tắc về chống hành vi tùy tiện trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam, theo đó “tư pháp không quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không được ai xâm phạm một cách trái pháp luật” (Điều 11). Mặc dù quy định này không đề cập cụ thể đến vấn đề tra tấn nhưng lại có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ người dân trước những vi phạm nhân quyền trong hoạt động tư pháp, bao gồm các hành vi tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục.

Nguyên tắc trên tiếp tục được các bản Hiến pháp sau kế thừa và phát triển thành nguyên tắc hiến định đầy đủ về quyền bất khả xâm phạm thân thể, danh dự và nhân phẩm của công dân mà được áp dụng trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong hoạt động tố tụng (các Điều: 27, 28 Hiến pháp năm 1959; các Điều 69, 70 và 71 Hiến pháp năm 1980; Điều 71 Hiến pháp năm 1992).

Cụ thể, Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi và bổ sung năm 2001) quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt bếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.

Quy định trên của Hiến pháp năm 1992 tiếp tục được kế thừa và bổ sung, hoàn thiện tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013. Theo đó: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…

So với quy định tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 đã có sự thay đổi rất cơ bản như sau:

Thứ nhất, về mặt chủ thể, Hiến pháp năm 2013 bảo vệ tất cả các cá nhân, hay nói cách khác bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cho con người trong khi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) chỉ ghi nhận quyền này cho công dân.

Chương trình Thắp sáng ước mơ thanh niên hoàn lương năm 2023 tại Trại giam Suối Hai Ba Vì Hà Nội Ảnh Đoàn Thanh niên Việt Nam

Thứ hai, nội dung quyền bất khả xâm phạm, các biện pháp bảo vệ và các hình thức vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân theo Hiến pháp năm 2013 đã được quy định khái quát và rõ ràng hơn. Cụ thể như sau:

So với Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 có quy định bổ sung hai hành vi “tra tấn, bạo lực” là những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhằm bảo đảm quyền con người. Theo quy định này của Hiến pháp năm 2013, các hành vi cụ thể như lăng mạ, đe dọa, đánh đập đối với người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay người đang chấp hành hình phạt tù gây cho họ đau đớn, đau khổ nghiêm trọng về thể xác, tinh thần là các hành vi vi phạm quyền con người.

Các hành vi khác như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, ăn cơm nhạt, không cho ngủ, giam trong buồng tối, xét hỏi suốt ngày đêm gây cho người bị giam giữ căng thẳng tột độ, bắt đứng hoặc quỳ khi hỏi cung cũng đều là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, vi phạm quyền con người.

Quy định này của Hiến pháp năm 2013 đã bảo vệ mọi cá nhân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau (ví dụ, bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hay người đang bị giam, giữ…). Điều đó cũng có nghĩa trách nhiệm của Nhà nước là không được xâm phạm quyền này của cá nhân hay đặt ra giới hạn đối với quyền này, kể cả trong tình trạng khẩn cấp. Nhà nước có trách nhiệm phải ngăn chặn, xử lý mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Ngoài quy định của Hiến pháp, quyền không bị tra tấn, bức cung, nhục hình và quy cấm tra tấn, bức cung, nhục hình còn được ghi nhận ở nhiều văn bản luật, trong đó có: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2010, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

Trà Khánh

Cùng chủ đề

Ngắm công nghệ rửa tàu tự động của metro Nhổn

20/03/2024 | 15:54 TPO - Sau 1 tuần vận hành thử nghiệm để chuẩn bị đưa vào hoạt động từ tháng 7 tới, tàu metro Nhổn - ga Hà Nội đã hoàn thành 7 kịch bản đề ra, trong đó có hệ thống rửa tàu tự động...

Flycam vẻ đẹp bất tận của rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An

Được ví như lồng ấp tôm cá nằm trong vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, rừng dừa Cẩm Thanh không chỉ có giá trị về sinh thái mà còn là không gian sinh kế rộng lớn cho người dân Hội An. Một lạch sông nước được dùng làm lối di chuyển cho thuyền thúng tham quan rừng dừa - Ảnh: B.D. Là dải rừng với cây dừa nước đặc trưng mọc ở cửa sông và...

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Nhai kỹ thức ăn sẽ giảm bớt căng thẳng cho dạ dày...

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông: Động lực mới cho khát vọng “Tỉnh mạnh

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông: Động lực mới cho khát vọng “Tỉnh mạnh - Dân giàu”Tạo tiền đề vững chắc sau 20 năm tái lập tỉnh, Đắk Nông đang vững bước tiến vào chặng đường bứt phá đầy triển vọng, để vươn tầm trở thành “Tỉnh mạnh - Dân giàu - Thiên nhiên tươi đẹp - Xã hội nghĩa tình”. Sau 20 năm tái lập...

Báo chí Hà Nội tập trung tuyên truyền kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học chủ trì hội nghị. Báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy cho thấy, trong tháng 3/2024, các cơ quan báo, đài của TP bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, định hướng của T.Ư, TP. Thông tin, phản ánh kịp thời, toàn diện các vấn đề thời sự chính trị, sự kiện quan trọng, hoạt động chỉ đạo, điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Bài đọc nhiều

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Mới nhất

Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngày 22/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố. Đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư...

Đề xuất thẩm định hầm đường bộ 3.300 tỷ đồng; Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng

Đề xuất thẩm định hầm đường bộ 3.300 tỷ đồng; Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng Đề xuất thẩm định Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên trị giá 3.300 tỷ đồng; Khởi công dự án cải tạo đường sắt hơn 2.000 tỷ đồng tại Quảng Bình… Đó là hai...

HPX dư mua giá trần hơn 20 triệu cổ phiếu trong phiên cuối tuần

HPX nối dài chuỗi tăng trần 3 phiên liên tiếp từ khi được giao dịch trở lại toàn thời gian trên sàn TP HCM, riêng phiên cuối tuần ghi nhận dư mưa giá trần hơn 20 triệu cổ phiếu. Bất chấp việc nhiều cổ...

TPHCM lãng mạn dưới sắc hồng của loài hoa được ví như hoa anh đào

(Dân trí) - Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như được "nhuộm hồng" bởi sắc hoa kèn hồng. Nhiều người đi đường bị thu hút bởi vẻ đẹp khó cưỡng của loài hoa cánh mỏng này. Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Điện Biên Phủ, Hàm Nghi, Võ...

Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 năm 2024

(Bqp.vn) - Chiều 6/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số (CĐS) và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm...

Mới nhất