Trang chủNewsNhân quyềnSâm Ngọc Linh không chỉ là cây thoát nghèo ở Nam Trà...

Sâm Ngọc Linh không chỉ là cây thoát nghèo ở Nam Trà My


(Dân sinh) – Cách đây 20 năm, thời điểm huyện Nam Trà My được thành lập mới sau khi tách từ huyện Trà My, sâm Ngọc Linh vẫn còn là cái tên hoàn toàn xa lạ với người tiêu dùng, thì ở điểm này, mỗi ký sâm mang tên dãy núi Ngọc Linh đã có giá hàng trăm triệu đồng. Khi giá trị của cây sâm này tăng lên thì tỷ lệ hộ nghèo ở Nam Trà My cũng trên đà giảm xuống.

Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Và khởi nguồn phát hiện ra loại sâm quí này lại không phải ở Nam Trà My mà là núi Ngọc Linh huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum bởi dược sĩ Đào Kim Long vào năm 1973 tại. Ngoài ra, giống Sâm này cũng mọc nhiều ở núi Ngọc Linh trên độ cao 1500m tại huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam.

Nếu như năm 2003, khi mới thành lập huyện Nam Trà My, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 85% với 98% dân số là đồng bào K’Dong thì bây giờ tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 44, 96%. Lý giải tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức trên 44%, PCT UBND huyện Nam Trà My, Trần Văn Mẫn cho biết: “Đã có lúc tỷ lệ hộ nghèo ở huyện giảm xuống dưới 24%, nhưng khi áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo lại tăng lên”.

Ông Trần Văn Mẫn - PCT UBND huyện Nam Trà My

Ông Trần Văn Mẫn – PCT UBND huyện Nam Trà My

Sở dĩ tỷ lệ hộ nghèo ở Nam Trà My còn cao bắt nguồn từ tư duy sản xuất còn hạn chế, công cụ sản xuất chưa đáp ứng và người dân cũng chưa tiếp thu được cái mới trong canh tác, nuôi trồng và sinh kế.

“Với tỷ lệ 98% là đồng bào người K’Dong, việc áp dụng, truyền tải những kiến thức, mô hình, cây trồng, vật nuôi đến đồng bào là rất gian nan. Ngoài ý thức hệ trong sản xuất, canh tác, một rào cản khác là tỷ lệ sinh đẻ còn cao đã khiến cho nguồn lực lao động của các gia đình ngày càng suy giảm rất nhiều. Khi hỗ trợ sinh kế cho người dân, chúng tôi cũng phải cân nhắc rất kỹ việc hỗ trợ cho họ giống gì, cây gì và hiệu quả có lâu dài không chứ không dám hỗ trợ giống vật nuôi nữa, vì con gì vừa lớn là bị giết mổ, hoặc “bán lúa non” ngay và cái nghèo vì thế cứ đeo bám họ mãi”, PCT Trần Văn Mẫn nói thêm.

Trở lại với cây sâm Ngọc Linh, hiện đang được xem là mũi nhọn kinh tế chủ lực của Nam Trà My và liệu có mang lại những giá trị vượt bậc nhằm thay đổi hiện trạng kinh tế của huyện nhà hay không, PCT Trần Văn Mẫn phân tích:“ Sâm Ngọc Linh có những đặc tính rất đặc biệt khiến cho giá trị của nó ngày càng tăng nhưng không thể là “cây đẻ trứng vàng” khi nguồn sâm tự nhiên hiện đã cạn kiệt và phải bảo tồn để duy trì nguồn gen đầu nguồn. Việc trồng cây sâm Ngọc Linh lấy củ thương phẩm cũng phải mất ít 6-7 năm, chứ không phải “một sớm, một chiều” là thu hoạch ngay. Vì vậy, không phải ai và bất cứ địa phương nào ở huyện Nam Trà My cũng có thể trồng sâm để làm giàu được mặc dù giá của nó vẫn tăng lên từng ngày”, ông Trần Văn Mẫn cho hay.

Đường vào khu bảo tồn sâm Ngọc Linh tại xã Trà Linh-Nam Trà My

Đường vào khu bảo tồn sâm Ngọc Linh tại xã Trà Linh-Nam Trà My

Chị Nguyễn Thị Huệ, vừa là người bản địa, vừa là nông dân trồng sâm, vừa là cán bộ Mặt trận ở huyện Nam Trà My chia sẻ với chúng tôi về cách thức tiếp cận cây sâm Ngọc Linh như sau. Đất thì không cần nhiều(tùy theo qui mô đầu tư), 1 ha trở lên là có thể trồng sâm Ngọc Linh được rồi, nhưng vùng đất ấy ít nhất phải ở độ cao 1200-1500m so với mực nước biển. Vấn đề tiếp theo là đầu tư về giống sâm Ngọc Linh. Cây giống 1 năm tuổi hiện có giá 300 ngàn đồng, 2 năm thì 500, 3 năm thì 800 ngàn. Như vậy, khi đầu tư 1000 cây giống trở lên sẽ cho ra ngay số tiền đầu tiên phải bỏ ra. Ví dụ, 1000 cây 1 năm tuổi thì ít nhất người dân hoặc nhà đầu tư cần trồng phải bỏ ra 300 triệu đồng, công người chăm sóc các kiểu và phải canh giữ, chờ đợi trong vòng từ 6 năm mới thu hoạch được.

“Mà tỷ lệ sống thì tùy thuộc vào năm tuổi của cây sâm. Có khi tỷ lệ sống  chỉ còn đôi chục phần trăm chứ không phải trồng là sống hết đâu anh. Vì vậy, nếu muốn cây có thể sống tốt ngoài môi trường thì thường người ta sẽ mua cây giống từ 3 năm tuổi, vì thế giá trị đầu tư cũng tăng lên rất nhiều”, chị Huệ nói.

Làng tỷ phú ở huyện Nam Trà My

Làng “tỷ phú” ở huyện Nam Trà My

Trên đường dẫn chúng tôi đi thăm khu bảo tồn nguồn giống sâm Ngọc Linh trong khu vực 30 ha rừng nguyên sinh ở xã Trà Linh, anh Trịnh Minh Quý-Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Nam Trà My chỉ tay về phía xa, nơi có những ngôi nhà 2 tầng khang trang ngói đỏ và nói; “làng tỷ phú” của huyện Nam Trà My đó. Theo như anh Quí, vào thời điểm năm 2008, khi giá trị của cây sâm Ngọc Linh bắt đầu nổi lên, người dân ở làng này đã nhanh chân vào rừng “săn” sâm và dự trữ. Đến thời điểm năm 2015-2018, khi những ký sâm tự nhiên ở Nam Trà My có trị vài trăm triệu đồng thì “làng tỷ phú” cũng hình thành từ đó.

Anh Trịnh Minh Quí (người đi đầu)-GĐ Trung tâm kỹ thuật Nam Trà My dẫn đường vào khu bảo tồn sâm Ngọc Linh

Anh Trịnh Minh Quí (người đi đầu)-GĐ Trung tâm kỹ thuật Nam Trà My dẫn đường vào khu bảo tồn sâm Ngọc Linh

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm, người đã có 6 năm nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc về sâm cũng thừa nhận rằng con đường để nhân rộng giống sâm Ngọc Linh là rất gian nan. Từ khi cấy được mô sẹo trong phòng thí nghiệm cho đến khi cây đủ thân lá cũng mất cả năm trời, rồi đưa ra ngoài vườn ươm, huấn luyện cho đến khi cây trưởng thành có thể đưa ra rừng tự nhiên trồng trọt có khi mất cả đôi năm trời với tỷ lệ sống hiện vẫn chưa cao.

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm bên cây sâm rừng Ngọc Linh.

Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm bên cây sâm rừng Ngọc Linh.

“Bởi tất cả các bộ phận của cây sâm Ngọc Linh đều dùng được và có giá trị cao nên nhu cầu nuôi cấy là cần thiết, đã được các địa phương và một số nhà khoa học nghiên cứu, nuôi cấy từ nhiều năm nay, nhưng kết quả thì vẫn là câu hỏi lớn nằm ở phía trước”, Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm bộc bạch.

Hiện tại, vào những ngày đầu tháng, huyện Nam Trà My đều tổ chức chợ phiên sâm Ngọc Linh nhằm quảng bá, tạo sàn giao dịch mua bán, để du khách và người địa phương có cơ hội giao lưu tìm hiểu, qua đó thúc đẩy các hoạt động khác để thương hiệu sâm Ngọc Linh ngày càng gần gũi với người tiêu dùng.

“Chúng tôi luôn nhận thức rằng, ngoài cây sâm Ngọc Linh, Nam Trà My vẫn là địa phương giàu tiềm năng về du lịch. Vấn đề còn lại là tìm nhà đầu tư có uy tín và khai thác có hiệu quả tiềm năng ấy. Nếu chỉ trông chờ vào sâm Ngọc Linh không thôi thì chưa đủ, là bởi mỗi phiên chợ hàng tháng cũng chỉ xuất bán ra thị trường đôi chục ký sâm thì chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Ngoài ra huyện cũng rất chú trọng đến công tác an ninh sâm khi hiện tại đã có “sâm nhái” Ngọc Linh xuất hiện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín mà còn dẫn đến sự hỗn tạp cho thị trường sâm sau này”, ông Trần Văn Mẫn cho biết thêm.

Sâm Ngọc Linh thương phẩm chuẩn bị xuất bán ra thị trường

Sâm Ngọc Linh thương phẩm chuẩn bị xuất bán ra thị trường

Đã có hàng nghìn hộ dân ở Nam Trà My thoát nghèo từ cây sâm Ngọc Linh, đây là tín hiệu rất đáng mừng, song để cây sâm Ngọc Linh trở thành mũi nhọn kinh tế, là Quốc bảo về sâm và là địa chỉ du lịch “thăm vườn sâm Ngọc Linh” có uy tín ở miền tây Quảng Nam thì còn rất nhiều việc phải làm.

“Nếu chỉ đến Nam Trà My mua sâm thì cũng chỉ trong ngày là du khách, người tiêu dùng sẽ dời đi hết. Nam Trà My cần có nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, nhiều hàng hóa từ các loại dược liệu có sẵn ở Nam Trà My, các sản phẩm hàng hóa xen kẽ bắt nguồn từ cây sâm nơi đây với giá cả phù hợp, mới có thể níu chân du khách”, Thạc sĩ Trần Duy An-giảng viên Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, người đang có những hợp tác với huyện Nam Trà My chia sẻ với tôi như vậy.   

ĐÔNG HẢI



Source link

Cùng chủ đề

Phát hiện loài hoa trà my cực kỳ quý hiếm, có màu trắng trong một khu rừng ở Bình Phước

Theo thông tin từ Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, đơn vị này vừa phối hợp với các nhà khoa học trong nước và nhà khoa học đến từ Viện Thực vật học Côn Minh - Vân Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Lần đầu tiên học sinh ở nóc ‘3 không’ nghe tiếng trống khai trường

Anh Nguyễn Bình Nam – chủ nhiệm CLB Bạn thương nhau chia sẻ: “Những người như thầy Nhân đã quay trở về để dạy học cho các bạn nhỏ là con em đồng bào của mình trên chính vùng cao ấy. Dù với mức lương thấp của một giáo viên hợp đồng.Đây cũng là điều mà chúng ta đang mong muốn: đó là làm sao các bạn nhỏ không bỏ học, kiên trì học lên cao rồi sau...

Đưa cây sâm Ngọc Linh đến với mọi miền đất nước và thế giới

Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo nằm trong nhóm cao nhất cả nước, huyện Nam Trà My, Quảng Nam đặt mục tiêu đưa sâm Ngọc Linh đến với mọi miền đất nước và cả thế giới, giúp địa phương này trở thành “thủ phủ Sâm Ngọc Linh", trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.

Nam Trà My cần tập trung phát triển, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chiều nay 16/6, đoàn công tác Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Phan Việt Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Nam Trà My để nghe báo cáo tình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để người khuyết tật tiếp cận dễ dàng khi số hóa các dịch vụ hành chính công

Ngày 24/2, tại Hà Nội, mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam tổ chức lễ “Khởi động dự án hành chính công với người khuyết tật tại Việt Nam".Số liệu đưa ra tại Hội thảo cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28%.Để giúp nhóm đối tượng là người khuyết...

Đà Nẵng trao 300 thùng hàng gia đình cho người dân ảnh hưởng bởi mưa lũ

Cùng chung niềm vui ấy, chị Nguyễn Thị Việt (phường Hoà Khánh Nam) vừa nhận phần quà từ chương trình cho biết, chị có 5 người con, chồng mất sớm, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hàng ngày, chị phải đi bán vé số và bán trái cây nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống và lo cho các con.“Hôm nay được nhận phần quà dụng cụ học tập cho các con và thùng hàng gia...

Hàng trăm thẻ BHYT được tặng cho học sinh khó khăn tại Đắk Nông

Trước đó, phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông và các nhà hảo tâm trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện này.Các em học sinh được tặng thẻ BHYT thuộc các trường tiểu học: Hà Huy Tập, Y Jút và Trần Phú, xã Tâm Thắng, huyện...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Mới nhất

Cả nước tiết kiệm 428.000 kWh điện trong 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2024

Tối ngày 23/3/20124, để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới cùng với 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong 1 giờ, từ 20h30 đến...

Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hoá tiêu chuẩn, quy chuẩn đường cao tốc

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, hiện Chính phủ đang trình sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường cao tốc. Qua khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, còn nhiều bất cập trong việc áp dụng quy chuẩn,...

Ùn tắc nghiêm trọng sau khi đóng nút giao Nguyễn Văn Linh

26/03/2024 | 13:04 TPO - Sau hơn 1 tháng tạm đóng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) để xây dựng hầm chui, khiến...

Mới nhất