Trang chủNewsNhân quyềnSẽ bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Sẽ bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người


Đây là thông tin được đưa ra tại phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 1/4 tại Hà Nội. Các đại biểu đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống mua bán người
Quảng Nam: Hỗ trợ nạn nhân mua bán người dựa trên đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân

Trình bày tờ trình về dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Quá trình triển khai thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, sau 12 năm triển khai thi hành đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật này nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế; giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình. (Ảnh: Quochoi.vn)
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình. (Ảnh: Quochoi.vn)

Dự thảo luật bổ sung những quy định nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân so với quy định của luật hiện hành, gồm: tất cả nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú; được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; được hỗ trợ để ổn định tâm lý; tất cả nạn nhân được trợ giúp pháp lý. Khi nạn nhân trở về nơi cư trú được xem xét hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống. Tất cả nạn nhân được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu; nếu có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo các chính sách tín dụng ưu đãi; được hỗ trợ chi phí phiên dịch trong thời gian lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Dự án luật bổ sung quy định về khái niệm “mua bán người”; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ xác định nạn nhân và quy định về các nguồn tài liệu, chứng cứ để xác định nạn nhân cùng một số căn cứ khác để xác định nạn nhân. Bổ sung quy định về khái niệm “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” và bổ sung quy định về chế độ hỗ trợ, bảo vệ đối với người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; gồm: hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ chi phí phiên dịch trong quá trình xác định nạn nhân.

Dự thảo luật cũng bổ sung các nội dung khác để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và đáp ứng yêu cầu của công tác này thời gian tới…

Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, mục đích xây dựng luật là nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.

Dự án luật được xây dựng trên quan điểm tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bám sát các chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được cấp có thẩm quyền thông qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và trong thời gian tới. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người của một số quốc gia trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hoàn thiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Tham dự cuộc họp có đại diện Bộ Công an, Bộ Thông tin &Truyền thông; Bộ Nội vụ; Hội LHPN Việt Nam; Vụ Gia đình, Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL).Qua tổng hợp ý kiến cho thấy, các bộ, ngành cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Kế...

Quảng Nam: Hỗ trợ nạn nhân mua bán người dựa trên đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân

Đó là một trong các mục tiêu trọng tâm của kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán năm 2024 do UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành. Bắc Giang: truyền thông phòng, chống mua bán người cho hơn 700 hội viên phụ nữ, học sinh Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống mua bán người...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Quy định nồng độ cồn ô tô, xe máy mới nhất: 05 điều cần biết

Tổng hợp một số quy định, giải đáp liên quan đến nồng độ cồn khi lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Sự phát triển của pháp luật Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em, song tình hình tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi Tiếng nói Xanh – Gieo nhận thức xanh, lối sống xanh cho giới trẻ

Vượt khỏi ý nghĩa một cuộc thi thông thường, “Tiếng nói xanh” là nơi mang tới nhận thức xanh, tư duy xanh và lan tỏa lối sống xanh cho giới trẻ. Những ý tưởng xanh ấn tượng sẽ tranh tài ở chung kết cuộc thi Tiếng nói Xanh Những khoảnh khắc khó quên trong đêm chung kết cuộc thi “Tiếng nói Xanh” ...

Giáo viên, học sinh của tỉnh Khánh Hòa được thông tin, tuyên truyền về tình hình biển, đảo

Sáng ngày 1/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo và thu hút nguồn lực xây dựng Quân chủng Hải quân năm 2024 cho hơn 900 giáo viên, học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng ...

Quảng bá vẻ đẹp, tiềm năng của các tuyến biên giới quốc gia trên đất liền

Năm 2024, Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III tiếp tục được tổ chức nhằm tuyên truyền, khẳng định chủ quyền biên giới lãnh thổ; giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp, tiềm năng của các tuyến biên giới quốc gia trên đất liền. Thanh niên Lào Cai - Hà Khẩu biểu diễn văn nghệ ca ngợi tình hữu nghị...

TPHCM được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới học tập toàn cầu

Tối 30/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã tổ chức lễ vinh danh TPHCM được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới học tập toàn cầu. TPHCM huy động hơn 8,2 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo Lan tỏa nét đẹp Áo dài đến bạn bè quốc tế ...

Tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Ngày 30/3, tại cặp lối mở A Pa Chải, Việt Nam và Long Phú, Trung Quốc, đoàn đại biểu của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên do Trung tá Phạm Văn Hiệp, Phó Tham mưu trưởng làm Trưởng đoàn và đoàn đại biểu Bộ đội Biên phòng khu vực Mông Tự do Trung tá Tào Kế Nguyên, Phó Tham mưu trưởng làm Trưởng đoàn đã tiến hành khởi động nghi thức tuần tra liên hợp...

Bài đọc nhiều

Lượng người dùng internet Việt Nam đứng hàng đầu thế giới

Môi trường internet năng động với lượng người dùng đứng thứ 12 thế giới và thứ 6 khu vực là một trong những ví dụ về thành tựu bảo đảm tự do thông tin, tự do ngôn luận, báo chí ở Việt Nam. Bước vào kỉ nguyên số, trong sự phát triển với tốc độ chóng mặt của môi trường thông tin và không gian mạng, Việt Nam ngày càng nỗ lực trong đảm bảo các quyền tự do ngôn...

Quyền phụ nữ trong các bản Hiến pháp Việt Nam

Đời sống của phụ nữ là một bộ phận của đời sống gia đình, xã hội. Người phụ nữ không tách biệt với phần còn lại của thế giới, trái lại họ gắn liền và chi phối mạnh mẽ đời sống gia đình và xã hội. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh, ngày nay quyền của phụ nữ đã trở thành vấn đề được thừa nhận và trân trọng trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều văn kiện...

TP.HCM chăm lo chính sách dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

UBND TP.HCM đã có báo cáo về kết quả công tác dân tộc năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2024. Theo đó, công tác dân tộc trong năm 2023 được triển khai thực hiện nghiêm, luôn bám sát chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc, Thành ủy, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững ổn định, an ninh...

Việt Nam bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của công dân, trong đó có người dân tộc thiểu số là một mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ Việt Nam đã đề ra một trong các nhiệm vụ đột phá là “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề đối với con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Đảm bảo mọi trẻ đều...

Cùng chuyên mục

Nhật Bản “sốt ruột” về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản đã tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.

Làm sao để những trái tim tổn thương “cất lời”?

Bạo lực vẫn còn ẩn khuất vì hầu hết phụ nữ và trẻ em gái (hơn 90%) chưa từng tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà cung cấp dịch vụ địa phương hoặc chính quyền.

Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).

Mới nhất

Sóc Trăng có tân Bí thư Thành ủy

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã công bố Quyết định số 1689-QĐ/TU về việc luân chuyển cán bộ đối với ông Thái Đăng Khoa, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng thôi giữ chức Chánh Văn phòng Tỉnh ủy để luân chuyển, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ,...

Lên kịch bản hạ nhiệt “điểm nóng” cao tốc Cam Lộ

Lên kịch bản hạ nhiệt “điểm nóng” cao tốc Cam Lộ - Hòa LiênTuyến Cam Lộ - Hòa Liên dài 163,3 km (trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài 98,35 km, đoạn La Sơn - Hoà Liên dài 64,95 km) hiện là một trong 5 cao tốc bí bách nhất nước do chỉ có 2 làn...

Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau

Tham dự có ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh Quảng Ninh; bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh Thái Bình và 110 đại biểu là Trưởng BĐD Hội NCT các huyện, thành phố, Chủ nhiệm của 26 CLB LTHTGN thuộc tỉnh Quảng Ninh và huyện Kiến Xương. ...

Quảng Nam kiến nghị gỡ khó cho dự án bất động sản

Tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét gỡ khó cho các dự án bất động sản, trong đó có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa xác định được giá đất. Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có...

Ngày cuối đời của Trịnh Công Sơn qua ký ức Trần Mạnh Tuấn

Hai ngày trước khi Trịnh Công Sơn mất, Trần Mạnh Tuấn đến nhà trả phí tác quyền 10 triệu đồng, song nhạc sĩ chỉ lấy 10.000 đồng tượng trưng. Sáng 1/4, Trần Mạnh Tuấn chống gậy cùng vợ đến thăm ngôi nhà gia đình Trịnh Công Sơn ở hẻm Phạm Ngọc Thạch (quận 3, TP HCM), nhân ngày giỗ...

Mới nhất