Trang chủNewsThời sựTạo sức bật mới cho Thủ đô Hà Nội phát triển

Tạo sức bật mới cho Thủ đô Hà Nội phát triển


69 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), Hà Nội đang đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tiễn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết của Đảng, tạo sức bật mới cho con đường phát triển. Trước mắt, cần phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023; sẵn sàng bước vào năm 2024 với khí thế, quyết tâm cao, giành kết quả xứng đáng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

tao suc bat moi cho thu do ha noi phat trien hinh 1

Thành phố Hà Nội ngày càng đẹp và hiện đại. Ảnh: IT

Hoàn thiện các quy hoạch lớn, đề xuất đẩy mạnh phân cấp, giao quyền

Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, cùng với cả nước, Hà Nội chịu tác động rất lớn của đại dịch COVID-19 và những biến động mạnh của tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới. Nhưng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đạt kết quả khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật.

Nền kinh tế Thủ đô trở thành điểm sáng về tăng trưởng. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2021 tăng 2,92%, năm 2022 tăng 8,89%, đều cao hơn bình quân chung cả nước. 9 tháng 2023, suy thoái kinh tế thế giới rõ rệt, nhưng nhờ chú trọng khơi nguồn phát triển dịch vụ, kinh tế Hà Nội tốt lên từng quý (quý I tăng 5,81%, quý II tăng 5,93%, quý III tăng 6,49%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 305.300 tỷ đồng, đạt 86,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế là rất sáng.

Song song với nhiệm vụ thường xuyên, thành phố xác định phải có tư duy và tầm nhìn chiến lược, qua đó đã mạnh dạn triển khai một số chủ trương lớn, có ý nghĩa lâu dài.

Nổi bật, Thành ủy Hà Nội đã đề xuất và ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã khẩn trương, nghiêm túc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện. Thành ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 thực hiện Nghị quyết thể hiện rõ tính “hành động” bằng các công trình, dự án cụ thể.

Trong hơn 1 năm qua, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển. Hà Nội đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế nhằm cụ thể hóa mục tiêu trở thành thành phố “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại” như Nghị quyết đề ra.

Cụ thể, với Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Thành phố đã tập trung định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, vừa là những cực tăng trưởng mới, vừa giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô; đó là thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh) và thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc – Xuân Mai); đồng thời xác định 5 trục phát triển, trong đó sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm… Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đã chỉ đạo nhấn mạnh các yếu tố tiểu vùng văn hóa để thấy được tính đa sắc, hội tụ của Thủ đô ngàn năm văn hiến…

tao suc bat moi cho thu do ha noi phat trien hinh 2

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp kiểm tra và chủ trì nhiều cuộc họp để triển khai dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô. Ảnh: VGP

Về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), công sức chuẩn bị của Chính phủ, TP Hà Nội và các bộ, đặc biệt là Bộ Tư pháp – cơ quan chủ trì soạn thảo đã giúp hoàn thành hồ sơ để lần đầu tiên trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/9 vừa qua.

Điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đem lại giá trị thiết thực, thực chất là việc phân cấp, giao quyền cho Hà Nội, chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô và đất nước tiến lên. Ví dụ như giao quyền cho Thủ đô quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công – tư (PPP), đầu tư các dự án cầu quy mô lớn như các cầu qua sông tại Hà Nội (cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên) có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng (thuộc nhóm dự án trọng điểm quốc gia) hay các cầu liên tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc… Hay đối với nhu cầu xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội, cần có cơ chế để cả 10 tuyến 1 gói vay ODA, trên cơ sở đó thực hiện đồng bộ, bảo đảm kỹ thuật và thời gian vận hành… Việc di dời các bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, để thực hiện hiệu quả, cần trao cho Hà Nội cơ chế như đứng ra giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới thay vì để các trường học, bệnh viện tự lo như hiện nay…

Nếu những “nút thắt” này được tháo gỡ, không chỉ Hà Nội có sức bật mới để phát triển mà các địa phương khác, các cơ sở, đơn vị liên quan cũng có cơ hội.

Xác định vị thế mới cho văn hóa

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Hà Nội là một trong số ít những Thủ đô trên thế giới có lịch sử, truyền thống văn hóa hơn 1.000 năm tuổi và được biết đến là “Thành phố di sản”. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022) theo tinh thần Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021. Thành phố còn xác định 3 lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo gồm y tế, giáo dục và văn hóa với nguồn vốn được xác định lên tới hơn 90.000 tỷ đồng. Trong đó, hơn 14.000 tỷ đồng được bố trí để bảo tồn, tôn tạo 579 di tích đang xuống cấp và đã xuống cấp nghiêm trọng. Thành phố cũng đang tập trung triển khai một số dự án trọng điểm như tái hiện Điện Kính Thiên, xây dựng đền thờ đức vua Ngô Quyền, thí điểm quy hoạch bảo tồn và phát triển làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây…

Một chủ trương lớn và cũng là bước đi đột phá về phát triển hạ tầng là Hà Nội đã chủ động đề xuất và được Trung ương, Quốc hội thông qua chủ trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô. Ngày 25/6, Hà Nội đã khởi công dự án. Đến nay, gần 90% diện tích đã được giải phóng mặt bằng; 14 mũi thi công đang được triển khai. Con đường khi hoàn thành không chỉ tạo động lực phát triển cho Hà Nội, mà còn khắc phục hạn chế liên kết vùng, thúc đẩy các tỉnh trong vùng và cả nước phát triển…

Hà Nội cũng đã chỉ đạo nhiều giải pháp mang tính bước ngoặt nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, nổi cộm, cấp thiết đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân như thông qua Đề án quản lý tài sản công; xử lý 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai; tăng cường phân cấp, ủy quyền; Đề án cải tạo các khu chung cư cũ…

Duy trì phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, thành phố còn làm tốt và không ngừng cố gắng để ngày càng làm tốt hơn công tác an sinh xã hội và bảo trợ xã hội trên tinh thần để không ai bị bỏ lại phía sau; phấn đấu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo.

tao suc bat moi cho thu do ha noi phat trien hinh 3

Đô thị Hà Nội phát triển ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Hà Nội Mới

Tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Thời gian tới, nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất nặng nề, trong khi khó khăn, thách thức được dự báo còn rất lớn. Thành phố phải quyết tâm hoàn thành một số chỉ tiêu và nhiệm vụ rất quan trọng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để làm được điều đó, chúng ta phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị thành phố, gương mẫu, đi đầu, gần dân, sát dân, thực hiện tốt phương châm “dân là gốc”; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các cấp, các ngành cần thực hiện thật tốt chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Đặc biệt, phải chủ động thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội. Đây là chỉ thị có ý nghĩa rất quan trọng định hình lại tư duy, nhận thức về trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân; khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Quan trọng hơn là thông qua thực hiện chỉ thị này, chúng ta, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đảng viên, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Các cấp, các ngành thành phố phải tiếp tục thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lời chúc Tết Đảng bộ và nhân dân Thủ đô nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão; khơi dậy ý chí, vươn lên xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại; nêu cao hơn nữa lòng tự hào, tự trọng, ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, điều hành, chủ động, tích cực tranh thủ mọi thời cơ và thuận lợi, bình tĩnh, tỉnh táo vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. 

Năm 2024, chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), một cột mốc có ý nghĩa to lớn, đánh dấu quá trình vươn lên của Hà Nội từ trong gian khổ đấu tranh, ca khúc khải hoàn đến vinh quang của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển. Chúng ta phải tiếp tục nỗ lực cố gắng ngay từ hôm nay để lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm. Việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đem lại bước phát triển mới cho địa phương, đơn vị, nâng cao đời sống người dân chính là món quà chào mừng có ý nghĩa nhất.

Đinh Tiến Dũng

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, 

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội





Nguồn

Cùng chủ đề

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.
01:28:26

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh cuối cùng còn sót lại. vtv.vn Nguồn

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

TPO - Chớm hè, cây gạo cổ thụ trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở hoa rực rỡ, tạo vẻ đẹp linh thiêng trong không gian ngôi cổ tự nghìn năm tuổi. Tháng 3 về, cây gạo cổ thụ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) lại bắt đầu nở hoa, đỏ rực trong không gian ngôi cổ tự đã nghìn năm tuổi. Hoa gạo nở phủ kín sân chùa Cả, soi bóng hồ Long Trì. Hoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 phim được chiếu tại Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3. Liên hoan phim năm nay có chủ đề "Sự đa dạng và sức sống của Cộng đồng Pháp...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi một nhóm nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn. "Tôi vừa định bước vào trong thì tiếng...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện ngoài chính sử - Làm Vua”. Đây là một trong chuỗi các hoạt...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất

Tăng cơ hội tiếp cận đất đai theo nguyên tắc thị trường Với mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; bảo đảm hài hòa quyền và lợi...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 24/3, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Trưa 24/3/2024, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho, có: ông Sakari Puisto, Nghị sĩ Quốc hội, Nhóm Nghị sĩ Đảng Những người Phần Lan, Chủ...

Tạp chí Eurasia mở chuyên san riêng kỷ niệm 75 năm quan hệ Việt Nam-Hungary

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo bày tỏ sẵn sàng cập nhật về tình hình phát triển của Việt Nam cho Tạp chí Eurasia để truyền tải thông tin rộng rãi về Việt Nam đến bạn đọc Hungary. Tạp chí Eurasia muốn đăng tải thêm nhiều bài viết về thành tựu đổi mới, phát triển của Việt Nam Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo đã tiếp Tiến sỹ Levente Horvath,...

Đội tuyển Việt Nam: Đừng để người hâm mộ quay lưng !

Sau những thất bại liên tiếp của đội tuyển Việt Nam (VN) gần đây dưới thời HLV Troussier, điều khiến nhiều người lo lắng nhất không phải là số phận của vị HLV người Pháp mà là sự thờ ơ và quay lưng của người hâm mộ bóng đá VN với đội tuyển nước nhà. Trong những bình luận trên Báo Thanh Niên gần đây, nhiều độc giả cho rằng họ không còn mặn mà với những trận đấu của đội tuyển...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cầu Rạch Miễu 2 vào tháng 9/2025

TIỀN GIANG-Kiểm tra dự án cầu Rạch Miễu 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hoàn thành công trình dịp Quốc khánh 2/9/2025, sớm 7 tháng so với dự kiến. Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang vào sáng 24/3. "Mục tiêu đến lễ kỷ niệm 80 năm thành lập nước, 2/9/2025, phải hoàn thành cầu Rạch Miễu 2", Thủ tướng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, một số tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ; đại...

Mới nhất

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM

Địa đạo Củ Chi được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm phòng thủ trong lòng đất ở...

Đoàn đại biểu giải thưởng Lý Tự Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), đoàn công tác T.Ư Đoàn và các đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh . ...

Hình dáng cầu vượt dài nhất cao tốc Bắc Nam sau hợp long

NGHỆ AN-Cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, là cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc Nam, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5. Đức Hùng - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ,...

Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa sôi nổi các hoạt động tháng Thanh niên

(HQ Online) - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. ...

Mới nhất