Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThế giới đang tiến vào cuộc ‘khủng hoảng vĩnh cửu’?

Thế giới đang tiến vào cuộc ‘khủng hoảng vĩnh cửu’?


Những tin tức mới nhất cho thấy, nền kinh tế thế giới đang trở nên xấu hơn. Khu vực Eurozone rơi vào suy thoái; kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh; nền kinh tế lớn nhất thế giới “mấp mé bên bờ vực khủng hoảng”. Một cuộc khủng hoảng kinh tế khác đã thành hình?

“Khủng hoảng vĩnh cửu” dường như đang trở thành bình thường mới? Ảnh minh họa. (Nguồn:bond.org.uk)
“Khủng hoảng vĩnh cửu” dường như đang trở thành bình thường mới? Ảnh minh họa. (Nguồn:bond.org.uk)

16 năm kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng 2007-2008 và trong suốt thời gian từ đó đến nay, cuộc khủng hoảng này nối tiếp khủng hoảng khác. Các nhà bình luận và kinh tế học thậm chí đã đặt ra một thuật ngữ mới, “permacrisis” (tạm dịch: khủng hoảng vĩnh cửu), để mô tả tình trạng bất ổn, không chắc chắn liên tục và kéo dài.

“Dọn đường” cho… khó khăn tiếp theo

Một số nhà phân tích cho rằng, nền kinh tế thế giới vẫn chưa tìm thấy trạng thái cân bằng mới. Suốt thời gian vừa qua, có thể thấy tất cả biện pháp mà phần lớn chính phủ và ngân hàng trung ương đã thực hiện để thoát khỏi các cuộc khủng hoảng trong quá khứ đơn thuần là “dọn đường” cho những khó khăn mới, thậm chí còn sâu sắc hơn. Kinh tế thế giới vẫn quẩn quanh “vật lộn” với tăng trưởng yếu, lạm phát cao.

Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 được dự báo tăng trưởng chậm do bất ổn địa chính trị và tác động tiêu cực từ lãi suất cao, lạm phát leo thang…

Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng toàn cầu đã chậm lại đáng kể và nguy cơ căng thẳng tài chính tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi gia tăng trong bối cảnh cả lãi suất và lạm phát đều tăng cao. Chuyên gia kinh tế trưởng, kiêm Phó Chủ tịch cấp cao của WB Indermit Gill nhận định, nền kinh tế thế giới đang ở vị thế bấp bênh.

Trong cuộc họp điều hành lãi suất mới nhất của các nhà hoạch định chính sách tài chính Mỹ, dù Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã quyết định tạm dừng tăng lãi suất, nhưng lại đánh tiếng về hai đợt tăng khác ngay trong năm 2023. Thế giới hy vọng, rồi lại thất vọng, các thị trường lại một phen “đi tàu lượn cao tốc” chao lên rồi lại lộn xuống.

Thế giới chưa đi hết nửa năm 2023, nhưng đã có dự báo rằng, thương mại sẽ tăng trưởng với tốc độ chưa bằng một phần ba so với những năm trước đại dịch Covid-19. Tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, áp lực nợ ngày càng lớn do lãi suất cao hơn. Những yếu kém về tài chính đẩy nhiều quốc gia có thu nhập thấp vào cảnh túng quẫn vì nợ nần.

Trong khi đó, nhu cầu tài chính để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững lớn hơn nhiều so với những dự báo lạc quan nhất về đầu tư tư nhân. Các cú sốc chồng chéo của đại dịch cùng với cuộc xung đột Nga – Ukraine và sự suy giảm mạnh trong bối cảnh các điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt đã tạo ra trở ngại lâu dài đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Cũng với quan điểm không lạc quan, Phó chuyên gia kinh tế trưởng của WB Ayhan Kose cảnh báo, nhiều nền kinh tế đang phát triển phải vật lộn để đối phó với tình trạng tăng trưởng yếu, lạm phát cao liên tục và mức nợ kỷ lục.

Không chỉ có vậy, những nguy cơ mới – chẳng hạn như khả năng xảy ra tác động lan tỏa rộng hơn từ căng thẳng tài chính mới ở các nền kinh tế tiên tiến – có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần hành động kịp thời để ngăn chặn sự lây lan bất ổn tài chính và giảm thiểu các tổn thương nội địa trong thời gian ngắn.

Lo ngại về lạm phát leo thang, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kêu gọi các ngân hàng trung ương toàn cầu tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, cũng như thận trọng chống lạm phát. IMF cảnh báo các lỗ hổng hệ thống tài chính tiềm ẩn có thể bùng phát thành cuộc khủng hoảng mới và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, khiến dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 của IMF chỉ còn 2,8%, thấp hơn 0,1% so với mức dự báo đưa ra trước đó.

“Khủng hoảng vĩnh cửu” là bình thường mới?

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 6/6, WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên mức 2,1%, cao hơn so với mức dự báo 1,7% được đưa ra hồi tháng Giêng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng năm 2022 (3,1%).

Về tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2023 được WB dự báo đạt mức 1,1%, cao hơn gấp đôi so với mức 0,5% đưa ra vào tháng 1/2023. Tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến đạt 5,6%, cũng cao hơn so với mức dự báo 4,3%. Trong khi đó, tăng trưởng của Eurozone được nâng lên mức 0,4%.

Tuy nhiên, Báo cáo lưu ý, tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ nay đến cuối năm sẽ chậm lại đáng kể do những tác động kéo dài và liên tục của chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như các điều kiện tín dụng hạn chế. Những yếu tố này tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong năm 2024, khiến tăng trưởng toàn cầu thấp hơn so với các dự đoán trước đó.

Về triển vọng năm 2024, báo cáo của WB giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,4%, từ mức 2,7% đưa ra hồi tháng 1/2023. Nguyên nhân là những tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và tình trạng suy giảm đầu tư, kinh doanh… khi các nền kinh tế cố gắng giải quyết các vấn đề này thì lại nảy sinh những rắc rối khác.

Cuối năm 2022, từ “permacrisis” được lựa chọn là thuật ngữ nổi bật nhất năm, phản ánh tình trạng mong manh, bất định của năm, với một cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn và tâm trạng “không chắc chắn, lo lắng” bao trùm.

Ông Alex Beecroft, người đứng đầu Nhà xuất bản từ điển nổi tiếng Collins Learning, cho hay, từ “permacrisis” đã lột tả một giai đoạn khủng khiếp diễn ra đối với rất nhiều người trong năm vừa qua. Thuật ngữ trên mô tả được cảm giác sống sót vượt qua nhiều biến động liên tiếp, từ đại dịch Covid-19, thiên tai khắc nghiệt, xung đột ở Ukraine, bất ổn chính trị ở nhiều nơi, năng lượng bị thắt chặt và khủng hoảng giá sinh hoạt…

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cũng đề cập quan điểm này trong một bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng, “chúng ta đang sống trong thời kỳ khủng hoảng vĩnh viễn – nơi chúng ta dịch chuyển liên tục từ trường hợp khẩn cấp này sang trường hợp khẩn cấp khác.

Cụ thể, chỉ trong hơn một thập kỷ qua, chúng ta đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ những năm 1930, đại dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1919 và giờ là cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng nhất ở châu Âu, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”.

“Khủng hoảng vĩnh cửu” cũng được cho là đã thể hiện được cảm giác bất lực và bi quan sâu sắc trước tình hình kinh tế và chính trị mới hiện nay. Một bài báo của Trung tâm chính sách châu Âu từng viết: “Thế giới chúng ta đang sống sẽ tiếp tục được đặc trưng bởi mức độ bất ổn, mong manh và khó đoán định”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Ba vấn đề cốt lõi để hồi phục

Một nhà tư vấn thuộc Hiệp hội Du lịch Việt Nam tâm tư, không riêng Đà Nẵng, du lịch cả nước đã có một giai đoạn bùng phát từ năm 2014 đến 2019, với doanh thu tăng gấp hơn 10 lần. Đà Nẵng nổi bật vào giai đoạn đó, tăng trưởng gấp 15 lần giữa 10 năm từ 2009 đến 2019. Nhưng đó là giai đoạn “thăng hoa” bề ngoài, nhờ bối cảnh chung thuận lợi. Sau dịch...

Loạt ngân hàng trung ương họp chính sách tuần tới

Ngân hàng Trung ương tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Nga đều sẽ họp chính sách trong tuần tới, để quyết định lãi suất tham chiếu tại các thị trường này. Tuần tới sẽ là tuần bận rộn nhất từ đầu năm của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Lãi suất cho vay bằng các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới sẽ được thiết lập.Từ sau đại dịch và chiến sự Nga - Ukraine, bức tranh...

Hàn Quốc chi 113 triệu USD bình ổn giá nông sản

Ngày 15-3, lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền Hàn Quốc Han Dong-hoon cho biết, chính phủ và đảng này đã đồng ý rót thêm 150 tỷ won (113 triệu USD) trong tuần này để bình ổn giá các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Yonhap dẫn dữ liệu của chính phủ cho biết, giá nông sản, thủy sản và các sản phẩm chăn nuôi trong tháng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhóm kỹ sư Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan, Bắc Kinh yêu cầu Islamabad hành động, nói gì về quan hệ song phương?

Ngày 26/3, một đối tượng đánh bom liều chết đã tấn công đoàn xe chở các kỹ sư Trung Quốc đang làm việc trong một dự án đập ở Tây Bắc Pakistan, khiến 6 người thiệt mạng. Hiện trường vụ đánh bom liều chết nhằm vào các kỹ sư Trung Quốc ở Pakistan ngày 26/3. (Nguồn: AFP) Cảnh...

Choáng ngợp với sắc màu sặc sỡ và không khí sôi động tại lễ hội Holi

Kha Ninh 08:00 | 27/03/2024 Hơn 1,2 tỷ tín đồ Hindu trên thế giới đã đón lễ hội Holi, một lễ hội mùa Xuân nổi tiếng với những sắc màu rực rỡ. Lễ hội Holi còn được gọi là “Lễ hội Sắc màu” (Festival of Colors) là một trong những lễ hội quan trọng của Ấn Độ, cũng như nhiều quốc gia có cộng...

Guyana mua tàu tuần tra Pháp, chuẩn bị đón đại sứ quán đầu tiên của EU

Pháp đã đạt được thỏa thuận với Guyana về việc mở đại sứ quán tại đất nước Caribbean vào năm tới, trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) thực hiện việc này. Tổng thống Guyana Irfaan Ali (phải) bắt tay Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné tại cuộc gặp ở thủ đô Georgetown ngày 25/3. (Nguồn: Demerara waves) ...

Belarus tuyên bố đáp trả mọi khiêu khích bằng vũ lực; Triều Tiên thẳng thừng từ chối Nhật Bản; Trung Quốc “nóng mặt” vì...

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ quan điểm về tổ chức hội nghị hòa bình toàn cầu nhằm giải quyết xung đột Ukraine. (Nguồn: France 24)...

Bài đọc nhiều

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 25/3

Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 13,94 điểm hay NHNN hút ròng 7.200 tỷ đồng từ thị trường... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 25/3. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/3 Điểm lại thông tin kinh tế tuần 18-22/3 ...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp tác với Bách Hóa Xanh hôm 26/3, tại TP HCM.Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập năm 1992, là...

Manulife Việt Nam tung sản phẩm mới, cam kết hoàn phí

Đóng phí ngắn, bảo vệ dài, cam kết hoàn phíTrong những năm qua, đại đa số khách hàng quan tâm tới bảo hiểm có yếu tố tích lũy - đầu tư thường chọn dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Không nhiều khách hàng chọn bảo hiểm tử kỳ dù điều kiện tham gia đơn giản, phí đóng thường thấp hơn các dòng sản phẩm khác, quyền lợi bồi thường cao khi có rủi ro tử...

Siêu thị Mỹ lần đầu tăng giá chuối sau hơn 20 năm

Trader Joe’s, một trong những chuỗi siêu thị lớn của Mỹ, gần đây tăng giá chuối - sản phẩm nổi tiếng nhất của họ - lần đầu kể từ năm 2001. Hôm 25/3, chuỗi siêu thị Trader Joe’s (Mỹ) cho biết gần đây đã tăng giá chuối, từ 0,19 USD lên 0,23 USD một quả. Mức tăng này tương đương hơn 20%. Đây là lần đầu tiên họ nâng giá chuối kể từ khi bắt đầu bán lẻ từng...

Nhà đầu tư lo mất cơ hội vì công ty chứng khoán gặp sự cố

Thị trường lao dốc cuối phiên, cổ phiếu mà Thuỳ Linh nắm giữ cũng giảm mạnh nhưng cô không cách nào đăng nhập được tài khoản mở tại VNDirect để thoát hàng. Thùy Linh tự nhận mình là người "nghiện" giao dịch, bởi thời gian quay vòng vốn của cô chỉ tính bằng ngày. Những phiên gần đây là thời điểm ưa thích của Linh, bởi thị trường biến động. Vừa lướt sóng T+ trên thị trường cơ sở,...

Cùng chuyên mục

Vốn FDI 3 tháng đầu năm đạt 6,17 tỉ USD, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu

Về địa bàn đầu tư, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do Hà Nội có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội. Bắc Ninh...

Số người làm nhiều việc để đủ sống ở Bồ Đào Nha cao kỷ lục

Lương thấp và chi phí sống tăng cao, đặc biệt là nhà ở, khiến số người làm 2,3 việc cùng lúc ở Bồ Đào Nha cao kỷ lục. Trước Bệnh viện Santa Maria ở phía bắc Lisbon, Isabel vội vã bước qua các bệnh nhân trên đường đến bãi đậu xe. Với quầng thâm dưới mắt, mái tóc rối bù và mang theo nhiều túi xách, nữ bác sĩ phẫu thuật 38 tuổi về nhà thay quần áo trước...

Tạo động lực xây dựng thương hiệu quốc gia thêm mạnh

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Tuy nhiên, để thương hiệu quốc gia vươn xa theo hướng bền vững vẫn cần nhiều giải pháp dài hơi.Tốc độ tăng trưởng thương hiệu nhanh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định, xây dựng thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt...

Trước khi bị đánh sập, VNDIRECT từng được vinh danh có công nghệ tiêu biểu

Sự cố nghiêm trọng trong lịch sử chứng khoán Việt NamVNDIRECT là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng công nghệ định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), cho phép khách hàng mở tài khoản chứng khoán thông qua giao dịch điện tử và xác thực tài khoản trực tuyến mọi lúc, mọi nơi...Tuy nhiên ngày 24.3.2024 vừa qua, toàn bộ hệ thống của công ty môi giới có thị phần số 3 này...

Hướng tới vượt cản 1.300 điểm

Nhận định đầu tư Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Chỉ số tăng điểm phiên 26/3 với mẫu nến thân đặc giúp cho trạng thái trị trường có phần bớt tiêu cực hơn. Tuy nhiên, nhịp tăng lần này không quá thuyết phục khi đi kèm thanh khoản suy yếu và xác suất chỉ số vượt đỉnh vẫn không được đánh giá cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp tăng điểm, ưu tiên cơ...

Mới nhất

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết xây lại cầu Francis Scott Key

Tuyên bố này của người đứng đầu Nhà Trắng đã lặp lại thông tin do một số quan chức Maryland đưa ra trước đó. Tuy nhiên, ông J.Biden nhấn mạnh thêm rằng toàn bộ chi phí xây dựng lại cây cầu sẽ do Chính phủ liên bang chi trả. Phát biểu từ Nhà Trắng, ông J.Biden nhấn mạnh: “Tôi...

Tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu trong lực lượng hải quân

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua, nhất là phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"; thường xuyên quan tâm tới các hoạt động chính sách xã hội, bảo đảm đầy đủ quyền và...

Đồng yen xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 34 năm

Ngày 27-3, đồng yen của Nhật Bản (JPY) đã giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm với 1 USD đổi được 152 JPY tại Tokyo. Nguyên nhân là do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) duy trì lãi suất ở mức 0%. Theo Kyodo, thành viên hội đồng điều hành...

Vốn FDI 3 tháng đầu năm đạt 6,17 tỉ USD, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu

Về địa bàn đầu tư, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do Hà Nội có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư...

Con trai chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn làm 4 người chết, người mẹ lãnh 24 tháng tù treo

Người con điều khiển xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái, gây tai nạn làm 4 người chết. Người mẹ bị tòa tuyên 24 tháng tù treo vì tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Ngày 27-3, HĐXX TAND huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai...

Mới nhất