Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTheo dấu tích 'hoa cái' vua Quang Trung: Tượng phỗng trước bệ...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Tượng phỗng trước bệ thờ Miếu Đôi

Có thể do tin vào phong thủy, triều Nguyễn không cho “hoa cái” của các thủ lĩnh Tây Sơn nhập thổ vì sợ “kết phát”.

Để giữ bí mật, lúc bấy giờ nhà Nguyễn cho đưa “hoa cái” Quang Trung vào một ngôi miếu hoang để tiếp tục giam dưới hình thức hết sức đặc biệt.
Hai ông Phan Công Hắc và Phan Công Vá vì tội đưa sọ vua Quang Trung khỏi Khám đường (nay thuộc P.Tây Lộc, TP.Huế) về chôn, bị phát giác, vua Đồng Khánh đã ra lệnh xử tử hình. Con cháu không được lót chữ Công nên phải đổi thành Phan Văn… vì sợ tru di tam tộc.
Đó là ghi chép của PGS-TS Đỗ Bang trong sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung (NXB Thuận Hóa, 1988). Cũng trong sách nêu trên, PGS-TS Đỗ Bang cho biết vào ngày 25.3.1988 PGS-TS Đỗ Bang đã trao đổi với các bô lão làng Thanh Thủy Chánh (nay thuộc xã Thủy Thanh, TX.Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) ở nhà thờ tộc Phan, nghiên cứu các bản tộc phả, gia phả họ Phan còn lưu giữ, xác minh các nhân vật lịch sử truyền thuyết nêu trên là khả tín.
Tuy nhiên, lại một vấn đề khác trong hành trình tìm “hoa cái” vua Quang Trung được tác giả nêu: “Sau khi bị bắt, ông Phan Công Hắc có khai chỗ chôn đầu lâu của vua Quang Trung? Nếu đã khai báo thì triều đình Đồng Khánh có còn để đầu lâu nhà vua ở lại Thanh Thủy Chánh không hay đã có cách xử lý khác mà sử sách và lời truyền không để lại cho chúng ta? Hoặc có còn vụ đánh cắp nào xảy ra sau đó nữa không?”. Các bô lão kể rằng: “Miếu Đôi nằm ở bên kia cầu ngói Thanh Toàn, ngày trước có hai miếu, dáng tò vò nằm song song cách nhau chừng 1,5 m. Miếu Đôi thờ hai vị “lang lại nhị đại tướng quân”. Khoảng giữa hai ngôi miếu, chếch về phía sau có một ụ đất trông như một nấm mộ nhỏ. Ngày xưa khu vực này nổi tiếng là linh thiêng, ngày rằm, mồng một hằng tháng dân làng đến thắp hương ở “ụ đất” đó, nhưng không người nào biết rõ là mộ của ai. Đấy là trường hợp đặc biệt, vì mộ dân trong làng đã có các nghĩa địa dành sẵn, không ai chôn ở đó” (Sách đã dẫn, trang 179).
Như thế có thể từ tháng năm năm 1885, “hoa cái” vua Quang Trung được chôn giấu ở khu vực Miếu Đôi gần cầu ngói Thanh Toàn. Sau sự kiện việc chôn giấu “hoa cái” của hai vị họ Phan bị phác giác, triều Nguyễn đã “xử lý” “hoa cái” vua Quang Trung như thế nào?
Tiết lộ của vị quan triều Nguyễn
Cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng từng học và tốt nghiệp ở Quốc Tử Giám Huế, được bổ làm việc ở Văn phòng ngự tiền thời vua Bảo Đại. Năm 1957, Viện Đại học Huế thành lập, cụ giảng dạy Hán Nôm ở Văn khoa. Cụ là người biết nhiều chuyện “thâm cung bí sử” của triều Nguyễn.
Trong nhiều nội dung cụ kể có nhắc đến sự kiện vị “cai ngục” đã mang “Ông Vò” (“hoa cái” vua Quang Trung) về cầu ngói Thanh Toàn, chôn giấu trong đất miếu, bị phác giác và bị triều đình xử tử. Còn “hoa cái” của vua Quang Trung, theo như cụ kể, đã được lấy khỏi đất, bọc đất sét trộn trấu, mang vào một ngôi miếu của Miếu Đôi, đặt trên nền miếu, trước bệ thờ như một tượng phỗng… Lời kể của cụ rất khớp với những thông tin do PGS-TS Đỗ Bang đã cung cấp.
Tại sao Miếu Đôi lại trở thành miếu hoang vào thời Nguyễn và vua Đồng Khánh đã cho thuộc hạ giam “hoa cái” vua Quang Trung trong ấy?
Kết quả nghiên cứu từ tài liệu tộc phả họ Trần làng Thanh Thủy Chánh (do TS Trần Duy Phiên, hậu duệ của họ Trần làng Thanh Thủy Chánh, hiện sinh sống tại TP.HCM thực hiện) cho biết Khâm sai Phan Trọng Phiên trong đoàn quân bình Nam của Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc là chồng bà Trần Thị Đạo – người cúng tiền xây cầu ngói Thanh Toàn. Về sau ông Phan Trọng Phiên đổi tên là Phan Lê Phiên. Bà Trần Thị Đạo có trang thờ ngay trên cầu ngói, còn vị phu quân và người mai mối cho tình duyên của hai người là Nguyễn Hữu Chỉnh được thờ ở Miếu Đôi, nên dân làng truyền khẩu Miếu Đôi thờ “lang lại nhị vị đại tướng quân”.
Đến thời vua Gia Long thì Miếu Đôi không còn được tế lễ, trở thành miếu hoang, vì hai vị Phan Trọng Phiên và Nguyễn Hữu Chỉnh có vai trò quan trọng trong cuộc Nam chinh năm Giáp Ngọ (1774), tiêu diệt họ Nguyễn Đàng Trong.
Một số vị bô lão, làng Thanh Thủy, từng tham gia Việt Minh cho biết trước 1945, khi vào miếu hoang để trốn, họ vẫn còn thấy tượng phỗng đặt trước bệ thờ, dưới nền gạch trong miếu trái của Miếu Đôi.
Nhưng tại sao triều Đồng Khánh không hủy “hoa cái” của “chúa Ngụy”? Không đưa vào lại Khám đường giam giữ mà lại tiếp tục giữ ở Miếu Đôi?… Theo chúng tôi, do tin vào phong thủy, triều Nguyễn không cho “hoa cái” của các thủ lĩnh Tây Sơn nhập thổ vì sợ “kết phát”. Để giữ bí mật, lúc bấy giờ người ta đưa “hoa cái” vào miếu hoang (Miếu Đôi) để tiếp tục giam dưới dạng tượng phỗng.
Theo cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng thì năm 1944 có cuộc lễ của hội Tiên Thiên thánh giáo ở Miếu Đôi và sau đó người ta đã rước “tượng phỗng” đến chỗ mới. Nhưng rước đi đâu thì cụ không tiết lộ.
Trần Viết Điền – Báo Thanh niên

Cùng chủ đề

“Thất hổ tướng Tây Sơn” – Võ Đình Tú: Trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa và… cái kết

Võ Đình Tú trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa. Ngựa hí một tiếng dài, nhảy khỏi chiến trường, chạy một mạch về quê hương ông ở Phú Phong. Đến nhà thì ngựa ngã lăn ra chết, còn Võ Đình Tú cũng đã lạnh hết chân, tay, nhưng ông đã vượt qua kiếp nạn thập tử nhất sinh... Sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh được đưa lên nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lúc ấy, vì Bùi Đắc...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Đi trực thăng viếng mộ Quang Trung

Từ những công bố của PGS-TS Đỗ Bang, ngày 25.3.1988, chúng tôi gồm Trần Viết Điền và Nguyễn Quang Minh đến thăm cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng tại nhà riêng ở số 2, hẻm 95 Vạn Xuân, TP.Huế, nhằm tìm hiểu về lăng Ba Vành. Qua đó, đã hé lộ nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến 'hoa cái' vua Quang Trung. Năm 2013, trên website của Khoa Du lịch, Trường ĐH Văn Lang, có đăng bài...

Võ tướng Tây Sơn nào được mệnh danh “thần côn”, sức địch nghìn người?

Một mình Võ Đình Tú có khả năng đánh cả hàng ngàn người. Bà Bùi Thị Xuân có tặng Võ Đình Tú một lá cờ đào thêu bốn chữ vàng "Thiết côn tướng quân”... Võ Đình Tú, người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn. Con nhà giàu, tính hào phóng, lòng dạ chân thật, can đảm hơn người. Từ thuở nhỏ, gia đình đã rước thầy về nhà dạy Võ Đình Tú học văn lẫn võ. Năm 14 tuổi, trong...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Biệt giam ‘hoa cái’ 3 vua Tây Sơn

Sau khi làm lễ Hiến phù, vua Gia Long đã bỏ hộp sọ Nguyễn Huệ cùng với Nguyễn Nhạc và Quang Toản vào vò, chú bùa đưa vào biệt giam trong Nhà Đồ ngoại, sau đổi thành Vũ Khố. Dời “Ông Vò” vào Khám đường Ba cái vò giam ba “hoa cái” của ba tiếm vương, cùng với mộc chủ, bị giam ở Vũ Khố (tiền thân là Nhà đồ ngoại) từ năm 1802 - 1822. Mãi đến năm 1822 vua...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Rùng rợn lễ Hiến phù

Mùa đông năm Nhâm Tuất (1802) xa giá vua Gia Long từ Thăng Long trở về Phú Xuân và tổ chức lễ Hiến phù, “tận pháp trừng trị” vua quan Tây Sơn. Sau khi tạm ổn định tình hình, ngày 2.5 năm Nhâm Tuất (12.6.1802) Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long nguyên niên ở Kinh thành Phú Xuân và sau đó đưa đại quân ra bắc để tiêu diệt vua Tây Sơn. Ngày 23.6 năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Mời dự lễ kỷ niệm 48 năm Thanh niên xung phong TP.HCM

Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM trân trọng kính mời các anh, chị cựu Thanh niên xung phong TP.HCM về tham dự chương trình Họp mặt 48 năm xây dựng và phát triển Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM.Buổi họp mặt diễn ra lúc 18h thứ năm 28-3-2024 tại số 636 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TP.HCM.Rất mong được đón...

“Thất hổ tướng Tây Sơn” – Võ Đình Tú: Trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa và… cái kết

Võ Đình Tú trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa. Ngựa hí một tiếng dài, nhảy khỏi chiến trường, chạy một mạch về quê hương ông ở Phú Phong. Đến nhà thì ngựa ngã lăn ra chết, còn Võ Đình Tú cũng đã lạnh hết chân, tay, nhưng ông đã vượt qua kiếp nạn thập tử nhất sinh... Sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh được đưa lên nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lúc ấy, vì Bùi Đắc...

Con trai Michael Jackson mâu thuẫn với bà nội

Bigi Jackson, 22 tuổi, yêu cầu tòa án không cho bà Katherine Jackson, 93 tuổi, lấy tiền của Michael Jackson chi trả vụ kiện cá nhân. Theo TMZ, Bigi (biệt danh là Blanket) và bà nội đệ đơn lên Tòa thượng thẩm Los Angeles để ngăn các nhà quản lý di sản của Michael Jackson thực hiện giao dịch kinh doanh từ tài sản của nghệ sĩ quá cố. Trang này cho rằng đó có thể là thỏa thuận...

Ý Nhi thi Miss World lần thứ 72

Miss World Vietnam 2023 Huỳnh Trần Ý Nhi cho biết hạnh phúc khi được trao cơ hội tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới ở mùa 72. Tối 22/3, đại diện đơn vị nắm bản quyền cử thí sinh trong nước đến với Miss World cho biết việc chọn Ý Nhi dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận nỗ lực của cô."Sau ồn ào về phát ngôn Ý Nhi gặp phải sau đăng quang, chúng tôi luôn...

Lễ hội mừng năm mới cổ xưa của người Ba Tư

Kha Ninh 23:46 | 22/03/2024 Khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới đã tham gia lễ hội Nowruz, lễ mừng năm mới của người Ba Tư, được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Mới đây, người dân các quốc gia có ảnh hưởng văn hóa Ba Tư như Afghanistan, Azerbaijan, Iran,...

Cùng chuyên mục

Clip xe buýt vượt ẩu khiến nhiều người hoảng hồn ở trung tâm TPHCM

TPO - Thấy đèn tín hiệu chuẩn bị từ màu đỏ chuyển sang màu xanh, tài xế xe buýt đánh lái sang trái, lấn sang làn đường ngược chiều rồi vượt lên dòng phương tiện đang dừng chờ đúng luật giao thông. Ngày 23/3, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh xe buýt mã số 18 (tuyến Bến Thành - chợ Hiệp Thành) vượt ẩu khiến người đi đường một phen thót tim. Theo...

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Trao thưởng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu: Dám dấn thân, dám hành động

Tại lễ trao thưởng, anh Bùi Quang Huy bày tỏ điều đáng mừng là đại bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay rất có chí tiến thủ, có ước mơ, hoài bão, có đạo đức tốt, xung kích, tình nguyện, sáng tạo, tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất