Trang chủNewsKinh tếThị trường hàng tiêu chuẩn Halal: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp...

Thị trường hàng tiêu chuẩn Halal: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Với hơn 1,93 tỷ tín đồ, đạo Hồi hiện là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới. Đáng chú ý, số lượng tín đồ Hồi giáo đang gia tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Vì thế, thị trường hàng hoá, dịch vụ dành cho người theo đạo Hồi (theo tiêu chuẩn Halal) có quy mô rất lớn và đang tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác được khu vực thị trường tiềm năng này.

Gian hàng thực phẩm theo tiêu chuẩn halal tham gia triển lãm. Ảnh Hằng Linh-PV TTXVN tại Malaysia

Gian hàng thực phẩm theo tiêu chuẩn halal tham gia Triển lãm Halal Quốc tế 2023 ở Malaysia. Ảnh: Hằng Linh-TTXVN 

Thị trường đầy tiềm năng

Theo các chuyên gia, thị trường tiêu chuẩn Halal toàn cầu là một trong những thị trường có tiềm năng rất lớn cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, mức chi tiêu và sự đa dạng về mặt hàng.

Ông Agustaviano Sofjan, Tổng Lãnh sự Indonesia tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết nền kinh tế Hồi giáo đang có tiềm năng vô cùng to lớn trên quy mô toàn cầu. Trong năm 2021, chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal (không bao gồm nền tài chính Hồi giáo) đã đạt mức 2.000 tỷ USD.

Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo Toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 2.800 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, chi tiêu cho thực phẩm Halal đã có sự tăng trưởng 6,9% kể cả trong dịch COVID-19, từ 1.190 tỷ USD lên 1.270 tỷ USD vào năm 2022, và được dự đoán sẽ đạt mức 1.670 tỷ USD vào năm 2025.

Theo ông Agustaviano Sofjan, ngoài thực phẩm các lĩnh vực đời sống khác của Halal, bao gồm thời trang khiêm tốn (modest fashion), dược phẩm – mỹ phẩm, dịch vụ du lịch Hồi giáo và truyền thông – giải trí, cũng có những tiềm năng đáng kể. Lĩnh vực tài chính Hồi giáo đã phát triển và đạt mức 3.600 tỷ USD (năm 2021) và vẫn đang có nhu cầu mở rộng hơn nữa.

“Halal không còn đơn thuần là tiêu chuẩn dành riêng cho người theo đạo Hồi mà đang dần trở thành một tiêu chuẩn mới về bảo đảm an toàn, vệ sinh và chất lượng của sản phẩm. Hiện nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng, quốc gia không theo đạo Hồi quan tâm và lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Halal”, ông Agustaviano Sofjan nhấn mạnh.

Nói về tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá, dịch vụ Halal, bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC, cho rằng Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu nông, thuỷ sản lớn trên thế giới, lại có vị trí địa lý gần những thị trường tiêu dùng sản phẩm Halal. Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế và là một nước hội nhập sâu với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…

Riêng đối với thị trường Halal Indonesia, ông Lê Châu Hải Vũ, Giám đốc Công ty Cổ phần Consultech, nhận định Việt Nam có nhiều thuận lợi khi thâm nhập thị trường Halal Indonesia khi đã xuất khẩu nông sản sơ chế và sau chế biến, thuỷ sản, gia vị sang nước sở tại; có mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia hồi giáo. Việt Nam hiện cũng đã có cộng đồng hồi giáo tập trung ở An Giang, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Cần có giải pháp để khai thác thị trường Halal

Bà Cao Thị Phi Vân cho biết, mặc dù dư địa thị trường và lợi thế cũng rất lớn nhưng mức độ và hiệu quả tham gia thị trường Halal toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam chưa tương xứng.

Nước yến sào Khánh Hoà Sanest đạt tiêu chuẩn Halal của các nước Hồi giáo. Ảnh Vũ Sinh - TTXVN

Nước yến sào Khánh Hoà Sanest đạt tiêu chuẩn Halal. Ảnh Vũ Sinh – TTXVN

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Hồi giáo trong khu vực ASEAN mới đạt trên 26,37 tỷ USD, trong đó Brunei là 143 triệu USD, Indonesia là 10,18 tỷ USD, Malaysia là 9,31 tỷ USD, Singapore là 6,7 tỷ USD. Đây là những con số khá khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường này.

Đến nay, Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Halal – một con số rất thấp so với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, có tới 40% số địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu đạt chứng nhận Halal, hay nói cách khác Việt Nam mới chỉ bước đầu tiếp cận thị trường Halal. Hạn chế của Việt Nam là không có nhiều doanh nghiệp hiểu biết rõ về Halal, việc cấp chứng nhận Halal còn khó khăn, để được cấp chứng nhận Halal doanh nghiệp cần đầu tư nhiều chi phí.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, nhận định sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông, thủy sản nhưng ở dạng thô, sơ chế và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Năng lực xuất khẩu lương thực thực phẩm ở top 20 thế giới nhưng Việt Nam chưa có tên trong danh sách nhóm từ 20 – 30 nước cung cấp thực phẩm Halal tiêu biểu của toàn cầu.

Theo bà Lý Kim Chi, thách thức đến từ khác biệt về văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng, đức tin tôn giáo. Doanh nghiệp muốn được chứng nhận Halal phải có đủ thông tin và kiến thức đâu là sản phẩm được phép và không được phép theo Luật Hồi giáo, ví dụ gạo được phép, còn thịt heo thì không được phép. Các sản phẩm Halal và không Halal không thể được sản xuất trong cùng một dây chuyền. Việc loại bỏ một thành phần không phải Halal sẽ không làm cho sản phẩm trở thành Halal trở lại.

Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc sở hữu giấy chứng nhận Halal. Theo ông Lê Châu Hải Vũ, giấy chứng nhận Halal tại Indonesia được coi như giấy thông hành vào thị trường này. Khi không có chứng nhận Halal dù tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, bán hàng trực tiếp, các nhà nhập khẩu cũng không thể bán hàng vào siêu thị, bán lẻ hay nhập khẩu nguyên liệu thô từ Việt Nam.

Trong khi đó, giấy chứng nhận Halal hiện nay lại không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận như nhau ở tất cả các quốc gia, với tất cả mặt hàng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp phải tái chứng nhận nhiều lần và phải căn cứ vào từng thị trường xuất khẩu để đăng ký chứng nhận phù hợp.

Do đó, để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường Halal, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, xây dựng hệ thống và đăng ký chứng nhận Halal cho thị trường phù hợp định hướng phát triển; xây dựng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Halal cho thị trường đích; quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm, tăng cường kết nối giao thương.

Riêng đối với thị trường Halal của Indonesia, ông Phạm Thế Cường, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Indonesia, khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động xin chứng nhận Halal Indonesia, chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia SNI; tham gia thị trường thương mại điện tử Indonesia; tận dụng kênh Việt kiều và doanh nghiệp Việt Nam tại Indonesia.

Theo ông Phạm Thế Cường, trường hợp cơ quan chức năng nước sở tại khởi xướng các biện pháp phòng vệ thương mại có liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp chủ động liên hệ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan Việt Nam để có giải pháp ứng phó hữu hiệu.

Ông Phạm Thế Cường cũng lưu ý doanh nghiệp tỉnh táo trước các hiện trạng lừa đảo, tranh chấp thương mại; trong đó, doanh nghiệp cần cảnh giác khi thấy đối tác đàm phán giá cả, hợp đồng một cách nhanh chóng, ít mặc cả, chấp nhận giá cao; không cung cấp hoặc cung cấp giấy tờ pháp lý doanh nghiệp dưới nhiều pháp nhân khác nhau. Ngoài ra, tuyệt đối không chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản cá nhân; điều khoản hợp đồng cần chẽ, đặc biệt phải có điều khoản xử lý tranh chấp, khiếu nại./.

Vũ Hoa

Cùng chủ đề

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Đội tuyển Indonesia thiếu người, HLV Shin Tae-yong khẩn cấp bổ sung

Đội tuyển Indonesia thiếu hụt lực lượng do thẻ phạt và vấn đề sức khỏe. HLV Shin Tae-yong buộc phải gọi khẩn cấp 2 cầu thủ Muhammad Ferrari và Rachmat Irianto. Bộ đôi này sẽ bay sang Việt Nam chiều nay 24/3.Trước đó, HLV Shin Tae-yong đã gọi thêm thủ môn Ernando Ari. Thủ thành của Persebaya Surabaya bay sang Việt Nam tối 23/3. Đội tuyển Indonesia đang gặp nhiều vấn đề về lực lượng. 5 cầu thủ bị...

VFF: ‘CĐV Việt Nam không bắn pháo hoa cạnh khách sạn tuyển Indonesia’

"Hình ảnh pháo hoa được một tài khoản đăng trên mạng gây ra hiểu lầm. Vị vị trí đốt pháo hoa được xác định cách sân tập của đội Indonesia khoảng 3km và không liên quan đến sự kiện đội tuyển Indonesia đến Việt Nam thi đấu ngày 26/3. Đó là điểm vui chơi giải trí và hoạt động đốt pháo hoa cũng thường xuyên được tổ chức", VFF lên tiếng trước thông tin CĐV Việt Nam bắn...

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2026. Theo truyền thông Indonesia, HLV Shin Tae-yong không mang đủ quân số do một số cầu thủ bị...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Theo tờ trình, nếu lợi nhuận sau thuế của công ty đạt dưới 110% kế hoạch,...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Gỡ ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội

Ngay sau khi họp về giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ cùng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố, hệ thống Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp BĐS đã tập trung tháo gỡ khó khăn riêng về nhà ở xã...

Cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Quỳnh Thiện vừa ký...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua.   Đảo hiếm hoi giữa lòng phố thị, bốn mặt giáp sông Tọa lạc tại Vũ Yên (Hải Phòng), hòn đảo...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết lộ, nhưng đây là vòng mà các startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh. Đứng sau...

Khan hiếm máy bay, Bộ GTVT yêu cầu không tăng giá vé trái quy định

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, một số hãng hàng không Việt Nam triển khai việc tái cơ cấu, thực hiện trả máy bay, cắt giảm khai thác một số đường bay. Bên cạnh đó, theo thông báo của nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW), một số máy bay của các hãng hàng không phải triệu hồi để kiểm tra, sửa chữa chuyên sâu động cơ PW1100 đã ảnh hưởng đến các đường bay nội địa và quốc...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Mới nhất