Trang chủNewsThời sựThiếu điện là nguy cơ hiện hữu

Thiếu điện là nguy cơ hiện hữu


Sáng 12.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng 2016 – 2021.

Giám sát phát triển năng lượng: Thiếu điện là nguy cơ hiện hữu - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc hội Lê Quang Huy, Phó trưởng đoàn giám sát, báo cáo kết quả giám sát

Báo cáo kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc hội Lê Quang Huy đánh giá, năng lượng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống hàng năm tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định.

Tuy nhiên, qua giám sát, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong phát triển năng lượng Việt Nam khiến mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt nhiều thách thức.

“Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia biến động theo chiều hướng bất lợi. Khả năng thiếu điện trong ngắn hạn (2024 – 2025), trung hạn (2025 – 2030) và dài hạn (2030 – 2050) là nguy cơ hiện hữu”, báo cáo giám sát nêu.

Ông Huy cho biết, nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Tài nguyên năng lượng sơ cấp Việt Nam ngày càng cạn kiệt khi thủy điện cơ bản đã khai thác hết, sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn suy giảm nhanh.

Những bất cập trong cung ứng năng lượng, nhất là việc chuẩn bị nhiên liệu sơ cấp cho cung ứng, vận hành hệ thống điện hằng năm, cùng với việc mất cân đối giữa cung – cầu năng lượng trong nước, nguồn phát điện giữa các vùng và một số dự án nguồn điện chậm vận hành hoặc dừng triển khai… dẫn tới tình trạng thiếu điện ở miền Bắc đầu năm 2023.

Tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) tại báo cáo công bố hồi tháng 8, Việt Nam thiệt hại khoảng 1,4 tỉ USD do thiếu điện, tương đương khoảng 0,3% GDP.

Giám sát phát triển năng lượng: Thiếu điện là nguy cơ hiện hữu - Ảnh 2.

Hồ sơ kết quả giám sát khá đồ sộ với 10 quyển, tổng số khoảng 9.000 trang tài liệu

Còn với xăng dầu, hiện Việt Nam mới có hệ thống kho dự trữ xăng dầu thương mại, chưa có kho dự trữ quốc gia xăng dầu của Nhà nước và chưa có hệ thống dự trữ quốc gia về than, khí thiên nhiên. Dự trữ quốc gia dầu mỏ, sản phẩm xăng dầu mới chỉ dừng ở quy hoạch. Cả 3 kho dự trữ dầu thô quốc gia trong quy hoạch đều chưa được thực hiện.

Dự trữ xăng dầu mỏng nên khi thị trường thế giới biến động mạnh, ảnh hưởng tới trong nước, hệ quả là tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ xảy ra cuối 2022.

Bất cập trong phát triển năng lượng tái tạo

Bên cạnh đó, ông Huy cũng cho biết, việc triển khai quy hoạch các phân ngành năng lượng còn hạn chế, nhất là trong thực hiện Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh với phát triển điện mặt trời, điện gió và thủy điện nhỏ.

Dẫn kết luận của Thanh tra Chính phủ, báo cáo của đoàn giám sát cho hay, việc phê duyệt bổ sung tổng số 168 dự án điện mặt trời (tổng công suất 14.707 MW), 123 dự án điện gió (công suất 9.047 MW), phê duyệt riêng lẻ 390 dự án thủy điện nhỏ (tổng công suất 4.138 MW) vào quy hoạch phát triển điện lực các cấp trong giai đoạn 2016 – 2020 đã gây ảnh hưởng đến phát điện và truyền tải điện lên hệ thống.

Giám sát phát triển năng lượng: Thiếu điện là nguy cơ hiện hữu - Ảnh 3.

Giám sát về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021 là một trong 2 chuyên đề giám sát trong năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trong giai đoạn 2016 – 2021, qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế 15.170 tỉ đồng, 5.960 m2 đất, xử lý hành chính 246 tổ chức, 724 cá nhân và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục, xem xét, xử lý 23 vụ.

Ngoài ra, việc đầu tư nguồn điện và lưới điện giai đoạn 2016 – 2021 chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn nhiều bất cập.

Ông Huy cũng cho biết chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu phát điện, chưa bảo đảm minh bạch. Giá điện được điều chỉnh nhưng chưa bù đắp được chi phí đầu vào và đảm bảo lợi nhuận hợp lý của doanh nghiệp. Trong khi đó, giá truyền tải điện quá thấp, không thu hút được nhà đầu tư làm dự án lưới điện.

Trong lĩnh vực xăng dầu, thị trường trong nước còn bị động, thiếu hụt nguồn cung và vướng mắc trong cơ chế điều hành. Hiện, Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩu xăng dầu khoảng 20 – 30%. Hai doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước đáp ứng 70 – 75% nhu cầu nội địa, nếu bị ngừng sản xuất do duy tu, bảo dưỡng kéo dài thì ảnh hưởng ngay đến thị trường trong nước.

“Thị trường xăng dầu trong nước bị động và thiếu nguồn cung, gặp vướng mắc trong cơ chế điều hành giá”, báo cáo đoàn giám sát nêu.



Source link

Cùng chủ đề

Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

11 tháng năm 2023, Việt Nam chi 7,8 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu Thị trường nào nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam nhiều nhất trong năm 2023? Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 02/2024 tăng 0,06% về lượng và tăng 4,3% về kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 743.919 tấn, trị giá 617,03 triệu USD. Tính chung...

Lập lại trật tự thị trường xăng dầu cách nào?

Thị trường xăng dầu thời gian qua tồn tại nhiều bất cập, thậm chí...

Dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 21/2, lúc 5h30, giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ. Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/2, giá dầu giảm hơn 1 USD do lo ngại nhu cầu toàn cầu giảm.

Neo cao do căng thẳng Trung Đông chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”

Giá xăng dầu hôm nay 18/2, vẫn neo ở mức cao. Căng thẳng Trung Đông được dự báo sẽ tiếp tục tác động lên giá dầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Trái ngọt từ công cuộc ‘kéo đại bàng về làm tổ’

Được ví như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng những năm 2000, người ta vẫn chỉ biết tới Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á (đánh giá của CNN). Chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Định hình một "điểm đến mới...

Đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h chuyên chở khách

Hà NộiBộ Giao thông vận tải đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h được dùng để chở hành khách và vận tải hàng hóa khi có nhu cầu, còn tuyến hiện hữu chuyển hết sang chở hàng. Thông tin được nêu trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan...

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Thống đốc bang Maryland đã ngăn người dân đi qua cầu sau khi con tàu gửi tín hiệu khẩn cấp, nhờ vậy đã cứu được nhiều người. Có thể phải mất một thời gian nữa, một trong những cảng đông đúc nhất ở bờ đông nước Mỹ mới có thể...

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Houthi của Yemen vào các tàu chở hàng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của tuyến đường Biển Đỏ và giá cước vận tải container. Rủi ro an ninh của tuyến đường này đã truyền sang các tuyến khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền, làm gián đoạn vận chuyển toàn cầu. Với việc Mỹ và phương Tây tấn công vào các mục tiêu của lực lượng...

Niềm tin của cử tri, nhân dân từ hội nghị thường niên

Với những người gắn bó với cơ quan dân cử địa phương thì hội nghị thường niên này đã thực sự trở thành “Ngôi nhà chung Hội đồng nhân dân”, là nơi để trở về, để chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm hay, những bài học quý; qua đó, lắng nghe...

Cùng chuyên mục

Dự liệu trước các tài sản đấu giá có thể phát sinh trong tương lai

Xem xét bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công theo hình thức đấu giá Các ĐBQH đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan, sự chỉ đạo sâu sát của Ủy...

Hà Nội tập trung thực hiện công trình trọng điểm, dự án bố trí vốn lớn

Chiều 27/3, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, thay mặt Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo giải trình về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố. Kế hoạch vốn 2024 gấp 1,3...

Việt Nam sẵn sàng cùng Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác nhân đạo, nâng cao năng lực; tăng cường phối hợp triển khai Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về bán dẫn. Theo Chủ tịch Quốc hội, hợp tác giữa Quốc hội hai nước là một cấu thành quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Trong năm 2023, hai bên...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ

Nhấn mạnh hợp tác nghị viện là một trụ cột quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, tại cuộc tiếp Đoàn nghị sĩ của Thượng viện, Hạ viện, đại diện các Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và một số bang, tiểu bang của Hoa Kỳ sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, Quốc hội hai nước cần hợp tác chặt chẽ, sâu sắc hơn, tương xứng với quan...

Nhiều dự án lớn ở Đồng Nai vướng mặt bằng, ảnh hưởng đến thi công

Hàng loạt dự án chờ mặt bằng phía Nhơn TrạchTrên địa bàn huyện Nhơn...

Mới nhất

Thành ủy Hà Nội xem xét nhiều nội dung quan trọng tại hội nghị chuyên đề

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh và gợi ý một...

Phú Quốc ưu đãi giá, đi chợ hộ để hút khách dịp lễ 30-4

Khách du lịch đến với khu Grand World Phú Quốc vui chơi - Ảnh: CHÍ CÔNG Ngày 27-3, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cho biết trong ngày có khoảng 29 chuyến bay đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến đảo Phú Quốc. Đặc biệt, dịp lễ 30-4 sắp đến, không ít doanh nghiệp, đơn vị lữ...

Đề xuất UBND TP.HCM hỗ trợ tài chính cho Trường quốc tế Mỹ AISVN

Ngày 26-3, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất phương án hỗ trợ về tài chính đối với trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Quốc Tế Mỹ (Trường quốc...

Văn phòng Bộ Quốc phòng trao giải thi đấu thể thao chào mừng 78 năm Ngày thành lập

(Bqp.vn) - Chiều 26/3, tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Văn Chính, Phó Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng đã chủ trì trao giải thi đấu thể dục thể thao chào mừng 78 năm Ngày thành lập Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng (25/3/1946 -...

Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyển đổi số và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn...

(Bqp.vn) - Sáng 27/3, Văn phòng Bộ Quốc phòng tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyển đổi số và Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2024. Thiếu tướng Nguyễn Văn Chính, Phó Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng...

Mới nhất