Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốTối đa hóa tiềm năng robot để phục vụ con người

Tối đa hóa tiềm năng robot để phục vụ con người


Những ứng dụng của robot trong đời sống và sản xuất đang có rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.

Robot có khả năng thay thế con người trong phục vụ nhà hàng, khách sạn. (Ảnh minh họa)
Robot có khả năng thay thế con người trong phục vụ nhà hàng, khách sạn. (Ảnh minh họa)

Ngôi chùa Kodaiji ở thành phố Kyoto (Nhật Bản) là nơi đầu tiên tại đất nước hoa anh đào sử dụng robot hình người để giảng đạo cho thế hệ trẻ. Các sư trụ trì tin rằng điều đó “sẽ thay đổi bộ mặt của Phật giáo”, theo Japan Times.

Robot mang tên Mindar được phát triển với chi phí gần 1 triệu USD trong một dự án chung giữa chùa Kodaiji và giáo sư chuyên về người máy nổi tiếng Hiroshi Ishiguro thuộc Đại học Osaka. Mindar có nhiệm vụ giảng dạy kinh Phật về lòng cảm thông, tác hại của sự giận dữ, ham muốn và bản ngã.

Những bài giảng kinh Phật được robot Mindar thể hiện bằng tiếng Nhật, dịch sang tiếng Anh và tiếng Trung, hiển thị trên màn hình để phục vụ du khách nước ngoài.

“Đó là vẻ đẹp của robot. Chúng có thể lưu trữ kiến thức vô hạn và mãi mãi. Chúng tôi hy vọng trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục phát triển để giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Robot đang giúp thay đổi Phật giáo”, nhà sư Tensho Goto tu tại chùa Kodaiji chia sẻ.

Phát triển theo thời đại

Hiện nay, con người khá quen thuộc với hình ảnh những robot biết nói, đi lại, cử động như người. Tuy nhiên, có lẽ khó hình dung được con người sẽ phát triển robot đến mức nào.

Thuật ngữ “robot” xuất hiện từ năm 1920 đến nay đã được hơn 100 năm. Robot hình người đầu tiên được một giáo sư Nhật Bản chế tạo vào năm 1973, đến nay đã có rất nhiều loại robot hình người tân tiến ra đời, phục vụ nhu cầu cũng như thỏa mãn sự sáng tạo không giới hạn của con người. Những chú robot quen thuộc như ASHIMO, AIBO… liên tiếp có phiên bản mới, cải tiến hơn trong những năm gần đây.

Tại Triển lãm robot ở Nhật Bản có tên “Bạn và robot”, chị Sonyama Yukie, hướng dẫn viên, cho biết: “Với khoảng 130 mẫu robot, chúng tôi không chỉ muốn mọi người khám phá, trải nghiệm những điều thú vị của robot mà hơn nữa, thông qua sự phát triển của robot, chúng tôi hy vọng mỗi chúng ta sẽ có những chiêm nghiệm về con người, về mối quan hệ giữa con người và robot”.

Triển lãm đem lại cái nhìn tổng thể về quá trình phát triển robot cũng như góc nhìn mới về vai trò của robot. Triển lãm trưng bày những robot mang tính phục vụ như robot nhiều tay giúp con người có thể làm nhiều việc cùng một lúc, robot có đuôi giúp con người giữ thăng bằng, hay robot khổng lồ thay cho máy công nghiệp nặng. Chỉ cần ngồi một chỗ đeo chiếc kính cảm ứng là robot sẽ thay người khuân vác, di chuyển đồ đạc bằng cách mô phỏng hành động nhận được từ sóng não.

Với khoảng 90 thể loại, 130 mẫu robot được hơn 100 doanh nghiệp, phòng nghiên cứu của các trường đại học hợp tác chế tạo, triển lãm đem lại cái nhìn tổng thể về quá trình phát triển robot tại Nhật Bản, góc nhìn mới về vai trò của robot trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Với sự phát triển của xã hội và quá trình hiện đại hóa ở các nước G7 (Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada) thì nhiều dịch vụ mới được hình thành làm thay đổi quan điểm về robot, từ robot phục vụ công nghiệp sang phục vụ cho các nhu cầu xã hội và cá nhân của con người.

Các chuyên gia dự báo trong vòng hai thập kỷ tới, mỗi người sẽ có nhu cầu sử dụng một robot cá nhân, giống như cần dùng một chiếc máy tính hiện nay. Robot sẽ là tâm điểm của một cuộc cách mạng công nghệ lớn sau Internet. Với xu thế này, cùng với các ứng dụng truyền thống khác của robot trong công nghiệp, y tế, giáo dục, giải trí, và đặc biệt trong an ninh quốc phòng thì thị trường robot và các dịch vụ kéo theo sẽ vô cùng lớn.

Thị trường đầy hứa hẹn

Chi phí cho một công nhân có khả năng đa nhiệm thường đắt hơn cả dùng robot công nghiệp. Điều này nghĩa là sử dụng robot có khả năng giảm chi phí lao động trực tiếp. Nó có thể “giải phóng” công nhân để các kỹ năng và chuyên môn của họ được sử dụng trong các lĩnh vực khác như kỹ thuật, lập trình và bảo trì.

Ngoài các robot di động chạy bằng bánh xe và xích thì hiện nay các nhà nghiên cứu đang nỗ lực áp dụng các cơ chế dịch chuyển của sinh vật sống vào robot, để tạo ra nhiều loại robot phỏng sinh học mới với khả năng dịch chuyển tự thích nghi cao. Có thể kể đến các loại như robot đi, robot dáng người, robot gia đình…

Ở robot đi, mỗi chân robot giống như một chuỗi có 2-3 khớp. Robot dùng chân dịch chuyển có nhiều ưu điểm hơn sử dụng bánh xe hay xích, và có khả năng đi trên địa hình lồi lõm mà vẫn giữ được chuyển động trơn tru, khả năng lên xuống cầu thang, vượt vật cản, vượt mương, đi trên đất lún hay trên cát mà các bánh xe tự hành không làm được. Robot đi cũng được ứng dụng vào nhiệm vụ dò phá mìn, ứng dụng trong nông – lâm nghiệp.

Các robot dáng người như ASHIMO, Qrio và HRP-4 có thể đi lại, nhảy múa, lên xuống cầu thang, có cử chỉ thân thiện và hội thoại với con người. Hướng phát triển của robot loại này là dáng người và chuyển động sẽ trở nên tinh vi, nhẹ nhàng và linh hoạt.

Robot gia đình là loại robot thân thiện với người dùng, giá cả phải chăng, an toàn và giúp đỡ con người trong một số công việc nội trợ cụ thể. Tuy thị trường của robot gia đình hiện nay còn nhỏ, nhưng khi ngành công nghiệp này khởi sắc sẽ có sức tăng trưởng mạnh và trở thành một lĩnh vực rất hữu ích và sinh lợi.

Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển robot đã có những bước tiến đáng kể trong 25 năm qua. Nhiều đơn vị trên toàn quốc thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về robot như Trung tâm Tự động hóa, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia & TP. HCM, Viện Điện tử – Tin học – Tự động hóa thuộc Bộ Công nghiệp, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Cơ học, Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam…

Những ứng dụng của robot trong đời sống và sản xuất là không thể phủ nhận. Robot đang có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển trong tương lai. Bởi vậy, các doanh nghiệp lớn trên thế giới chắc chắn sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực này nhằm đạt được lợi ích tối đa.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tiến sĩ Ngô Di Lân: Tôi lạc quan với ‘canh bạc’ trí tuệ nhân tạo

(Dân trí) - Một cán bộ nghiên cứu của ngành Ngoại giao sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như thế nào, và vì sao anh lại ví AI như "canh bạc"? Đây là những câu hỏi dành cho tiến sĩ Ngô Di Lân, nhân vật từng nổi tiếng trong giới du học sinh khi viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho rằng học sinh, sinh viên Việt Nam yếu kém "tư duy phê phán"....

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu thông qua nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra. Nghị quyết do Mỹ bảo trợ được thông qua hôm 21/3 với sự đồng thuận của hơn 120 quốc gia thành viên mà không cần bỏ phiếu. Nghị quyết đặt mục tiêu thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật...

Robot nhanh nhất thế giới lộn ngược điêu luyện

Trung QuốcRobot hình người H1 của Unitree có thể lộn ngược khi đang đứng mà không cần hệ thống thủy lực hỗ trợ. Robot nhanh nhất thế giới lộn ngược điêu luyện Robot H1 lộn ngược một cách nhuần nhuyễn. Video: Unitree Sau khi lập kỷ lục nhanh nhất thế giới đối với robot hình người đầu tháng 3/2024, công ty Unitree của Trung Quốc tiếp tục đạt thành tựu mới. Robot hai chân H1 mới nhất của họ trở thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Hồng Diễm bị “Trạm cứu hộ trái tim” làm khó

Những vai diễn Hồng Diễm đảm nhận, dù là con nhà nghèo hay tiểu thư nhà giàu, nhân vật vẫn nhiều lần rơi nước mắt, bất lực trước số phận.Đến "Trạm cứu hộ trái tim", sự lặp lại càng rõ nét hơn ở những tập đầu phim. Với cùng đề tài gia đình, liên tục lên sóng trong...

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM

Địa đạo Củ Chi được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm phòng thủ trong lòng đất ở...

Đoàn đại biểu giải thưởng Lý Tự Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), đoàn công tác T.Ư Đoàn và các đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh . ...

Hình dáng cầu vượt dài nhất cao tốc Bắc Nam sau hợp long

NGHỆ AN-Cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, là cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc Nam, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5. Đức Hùng - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ,...

Mới nhất