Trang chủNewsChính trịTránh tạo thêm thủ tục hành chính

Tránh tạo thêm thủ tục hành chính


anhbaitren(2).jpg
anhbaitren(2).jpg
Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Hoài Vũ.

Đó là nhận định được đưa ra tại tọa đàm “Đưa quy định mới về đất nông nghiệp trong Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống” diễn ra ngày 6/3 do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức.

Nhiều điểm mới

Tại tọa đàm, ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, vấn đề nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa tại Luật Đất đai 2024 đã có một số thay đổi, cho phép đối tượng cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Trong hạn mức thì cơ bản có thể tự do, giao dịch không có điều kiện, nhưng nếu nhận vượt hạn mức thì cá nhân phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

Bên cạnh đó, nâng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân, hiện nay là không quá 15 lần so với hạn mức giao đất nông nghiệp. Luật quy định trần là 15 lần nhưng các địa phương tuỳ vào tình hình để có thể áp dụng trần thấp hơn hoặc bằng theo quy định của luật, tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của địa phương.

Ông Hiếu cũng cho biết, Luật Đất đai 2024 cũng đã “luật hoá” 2 khái niệm, đó là tích tụ và tập trung đất nông nghiệp. Quy định cơ chế khuyến khích việc tích tụ và tập trung đất nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất với quy mô lớn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Luật chỉ quy định 7 trường hợp khi chuyển mục đích sử dụng đất thì phải làm thủ tục xin phép, còn các trường hợp khác khi sử dụng đất thì không phải xin phép mà chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. “Tinh thần này phải được hướng dẫn tại các nghị định, việc yêu cầu thêm 1 thủ tục nào đó là không phù hợp với tinh thần của luật, bởi luật đã yêu cầu giảm thiểu các thủ tục giấy tờ” – ông Hiếu nói.

Ông Lê Văn Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, Việt Nam là nước nông nghiệp, nên các chính sách của Đảng, nhà nước rất quan tâm tới nông nghiệp, phát triển nông thôn, đặc biệt là bảo đảm an ninh lương thực. Chính sách đất đai rất quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Ông Bình cũng cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai. Trong đó xác định lộ trình cụ thể để bảo đảm Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước kể từ ngày luật có hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó đã phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cơ quan, bộ ngành, chính quyền địa phương. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật Đất đai.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, những quy định mới về nông nghiệp trong Luật Đất đai 2024 thể chế hoá đầy đủ chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước liên quan đến đất nông nghiệp, tác động lớn đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Ví như các quy định liên quan đến chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, hay tăng hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp lên 15 lần chính là quy định để tạo cho người dân có quyền thuận lợi hơn trong sử dụng đất nông nghiệp, hướng tới sản xuất nông nghiệp lớn, tránh tình trạng sử dụng đất manh mún.

“Nhất là quy định cá nhân không trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp nhưng vẫn được quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp khi có vốn, khả năng khoa học công nghệ kỹ thuật. Đây là quy định quan trọng để khuyến khích tổ chức cá nhân có tiềm lực đầu tư vào đất nông nghiệp tạo điều kiện đất nông nghiệp hoạt động hiệu quả hơn” – bà Phương nhấn mạnh.

Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến (Trường Đại học Luật Hà Nội) đánh giá, những quy định mới về đất nông nghiệp của Luật Đất đai 2024 đã tháo gỡ được các điểm nghẽn pháp lý, và phát huy nguồn lực đất đai, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận đất đai cho các tổ chức, cá nhân; cho phép tổ chức cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp cũng được nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

“Tất cả mọi hoạt động của con người đều diễn ra từ đất, trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan đến 118 luật, và trực tiếp đến hơn 20 luật và lợi ích của tất cả các chủ thể trong xã hội. Cho nên văn bản hướng dẫn thực hiện cần cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tế thì mới triển khai được luật, và đòi hỏi việc các văn bản hướng dẫn thực hiện cần thống nhất đồng bộ. Ví như đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích vậy thế nào là đa mục đích? Chế độ sử dụng của nó như thế nào? Thủ tục ra sao?” – ông Tuyến nêu vấn đề và đề nghị các văn bản hướng dẫn thực hiện cần phải hết sức chi tiết.

Còn theo bà Nguyễn Thị Mai Hiên- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện Bộ đã tuyên truyền phổ biến để thực hiện Luật Đất đai 2024. Đồng thời, Bộ được Chính phủ giao quy định chi tiết nghị định quy định chi tiết về đất lúa; nghị định về nuôi trồng cây dược liệu trong rừng.

Bà Hiên cho rằng, đây là 2 vấn đề khó, ví như nghị định quy định chi tiết về đất lúa liên quan đến công trình xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất lúa nên quy định điều kiện, tỷ lệ, thẩm quyền cho phép xây dựng, mức độ diện tích công trình như thế nào là vấn đề khó. “Do đó mỗi tỉnh cần có sự chuẩn bị, có hướng dẫn phù hợp. Các bộ, ngành liên quan cần vào cuộc cùng với các tỉnh để giúp đỡ các địa phương trong quá trình thực hiện” – bà Hiên nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Luật Đất đai 2024: Những nội dung doanh nghiệp cần biết

DNVN - Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, quan trọng, có rất nhiều nội dung nổi bật liên quan rất chặt chẽ tới các doanh nghiệp. Đó là những vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;...

Việt kiều sẽ ‘rộng cửa’ mua nhà đất tại VN

Luật Đất đai 2024 (hiệu lực từ 1.1.2025) có nhiều điểm mới, trong đó điểm mới đặc biệt lưu ý là mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều. Nhiều chuyên gia đánh giá việc tạo thuận lợi này sẽ tránh việc Việt kiều nhờ người đứng tên hộ, sau đó phát sinh các tranh chấp. Từ nay Việt kiều có thể dễ dàng mua nhà tại VN Ngọc Dương Khoản 3 và khoản 6 điều 4 luật Đất đai 2024...

Bộ TN&MT đốc thúc cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh chủ trì Hội nghị triển khai thi hành luật Đất đai 2024 được kết nối trực tuyến tới 500 điểm cầu tại 63 địa phương trên cả nước. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai 2024 là sự kiện quan trọng, đánh dấu những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai theo tinh thần Nghị...

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã tái khẳng định vai trò quan trọng của Luật đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước… Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất đai theo Luật Đất đai 2013 trong thời gian qua còn tồn tại, hạn chế, bất cập;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Huyện Cô Tô lưu ý phát triển thế mạnh dịch vụ, du lịch’

Mở đầu phần Lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại hành trình 30 năm xây dựng và phát triển huyện Cô Tô.Huyện đảo Cô Tô ở vị trí cửa ngõ tiền tiêu, “phên giậu” vùng Đông Bắc...

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dâng hương tại tượng đài Bác Hồ ở Cô Tô

Ngay khi đặt chân đến huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến và đoàn công tác đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích Quốc gia đặc...

Hội thảo khoa học các trường chuyên khu vực Trung du phía Bắc

Hội thảo khoa học Trại hè Hùng Vương các trường THPT chuyên khu vực trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVIII - năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 23-24/3, tại trường THPT chuyên Hạ...

Bài đọc nhiều

Quyền Chủ tịch nước chia buồn với Tổng thống Putin sau vụ khủng bố ở Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng gửi điện chia buồn tới Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Sáng 23/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Chúng tôi hết sức bàng hoàng khi nhận thông tin về vụ tấn công khủng bố dã man này và xin gửi tới Chính phủ, nhân dân Nga cùng với gia đình các nạn nhân lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất". Việt Nam lên án mạnh mẽ...

TPHCM vận động được hơn 300 tỷ đồng chăm lo cho người nghèo

Nhờ nguồn vận động này mà hoạt động chăm lo được tổ chức nhiều hơn, đối tượng đa dạng hơn, nội dung chăm lo cho các đối tượng ngày càng thiết thực hơn, nhất là chăm lo người...

‘Huyện Cô Tô lưu ý phát triển thế mạnh dịch vụ, du lịch’

Mở đầu phần Lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại hành trình 30 năm xây dựng và phát triển huyện Cô Tô.Huyện đảo Cô Tô ở vị trí cửa ngõ tiền tiêu, “phên giậu” vùng Đông Bắc...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu đã trao quyết định của Chủ tịch UBND TPHCM, bổ nhiệm bà Đinh...

Đề nghị báo cáo kết quả hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Các tỉnh cần khẩn trương thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La,...

Cùng chuyên mục

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng. Hiện, có 2 dự án chậm tiến độ kéo dài trên 3 năm, đều...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu đã trao quyết định của Chủ tịch UBND TPHCM, bổ nhiệm bà Đinh...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như: du lịch, bất động sản nghĩ dưỡng, công nghệ cao, phát triển chip bán dẫn, logictic. ...

‘Huyện Cô Tô lưu ý phát triển thế mạnh dịch vụ, du lịch’

Mở đầu phần Lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại hành trình 30 năm xây dựng và phát triển huyện Cô Tô.Huyện đảo Cô Tô ở vị trí cửa ngõ tiền tiêu, “phên giậu” vùng Đông Bắc...

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Mới nhất

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua. ...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng...

Thầy giáo về hưu lương gần 20 triệu/tháng vẫn đi nhặt rác suốt 16 năm

Năm 1938, ông Vi Tư Hào sinh ra trong gia đình nghèo ở Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Từ nhỏ, ông đã đam mê học tập và thích khám phá tri thức. Mặc dù sinh ra trong thời đại khó khăn ăn không đủ, nhưng ông vẫn chú trọng học hành: "Tôi thà chịu đói còn hơn...

Mới nhất