Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhMục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024: Trong thách...

Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024: Trong thách thức vẫn có nhiều cơ hội

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng những ngày đầu xuân năm mới, PGS. TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội cho rằng, nền tảng phát triển của năm 2023 và các cơ hội phát triển mới sẽ giúp chúng ta đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6 đến 6,5%…

Doanh nghiệp đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu kỹ thuật số 2023 Nhiều cơ hội cho Việt Nam trong thu hút vốn ngoại và mục tiêu tăng trưởng

Năm 2023 là một năm vô cùng khó khăn, thách thức, nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm vẫn đạt 5,05% và thuộc nhóm cao nhất trong khu vực và thế giới… Ông có đánh giá gì về những kết quả này?

Trong thách thức… vẫn có nhiều cơ hội
PGS. TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính –
Ngân sách Quốc hội

Trước hết phải nói rằng 2023 là năm cả thế giới phải đối đầu với nhiều “làn gió ngược” nên kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu kỳ vọng đặt ra. “Làn gió ngược” mà toàn cầu phải đối mặt chính là làn sóng về lạm phát tăng cao khiến rất nhiều quốc gia và thị trường lớn đều thực hiện các chính sách tăng lãi suất chống lạm phát. Khi tăng lãi suất sẽ làm giảm đầu tư và tăng chi phí vốn. Diễn biến lạm phát cao cũng khiến tổng cầu cả thế giới năm 2023 suy giảm rất mạnh nên chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất ở hầu hết các khu vực đều rất thấp, cho thấy các lĩnh vực sản xuất không tăng trưởng vì không có thị trường đầu ra.

Kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao nên khi kinh tế thế giới gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến tăng trưởng kinh tế của chúng ta.

Tuy vậy, kết quả Việt Nam đạt được chính là việc chúng ta đi ngược dòng “làn gió ngược” ấy. Là một nước phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu, khi lạm phát thế giới tăng cao, đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát trong nước, gọi là tình trạng nhập khẩu lạm phát. Trước bối cảnh đó, chúng ta phải dành các nguồn lực để chống lạm phát, thậm chí phải hy sinh tăng trưởng để kiềm chế, chống lạm phát. Chúng ta đều biết rằng, khi thực hiện các biện pháp như vậy sẽ hạn chế, không khuyến khích đầu tư, khi đó, sẽ không thể tăng trưởng.

Trong thách thức… vẫn có nhiều cơ hội

Nhưng trong bối cảnh khó khăn như vậy, chúng ta vẫn đạt mức tăng trưởng 5,05%. So với mục tiêu 6,5% tuy chưa đạt, nhưng đây đã là nỗ lực rất lớn. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều có tốc độ tăng trưởng rất thấp, như Mỹ khoảng 2,4%, châu Âu hơn 1%… thì tăng trưởng 5,05% là mức cao nhất khu vực và thế giới. Nhưng điều quan trọng hơn là con số 5,05% tăng trên nền tăng trưởng của năm 2022 là 8%, nó khó khăn hơn rất nhiều so với những nước năm 2022 có tốc độ tăng trưởng thấp.

Bên cạnh đó, chúng ta còn thành công đúng nghĩa đi ngược lại so với “làn gió ngược” xu thế lạm phát của thế giới. Trong khi hầu hết các nước, khu vực có kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu tỷ lệ lạm phát khá cao, các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) liên tục phải tăng lãi suất thì Việt Nam đã đi ngược lại xu thế này, là một trong những nước tiên phong giảm lãi suất bốn lần… giúp chỉ số lạm phát năm 2023 rất thấp, chỉ tăng 3,25% so với mục tiêu cho phép là 4,5%.

Một thành công khác là trong xu thế nợ công và nợ của doanh nghiệp trên thế giới đều tăng nhanh thì ở Việt Nam, nợ công giảm xuống rất thấp. Năm 2023, chỉ số nợ công dưới 40% GDP, rất thấp so với giới hạn an toàn 60%. Điều đáng nói là nợ công liên tục giảm trong những năm qua, thể hiện sự thành công lớn trong kiểm soát an toàn tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó, năm 2023 chúng ta cũng điều hành tỷ giá linh hoạt chủ động nên giá trị đồng tiền ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Đây cũng là một trong những lý do trong bối cảnh thế giới năm 2023 dù rất khó khăn, nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng cao, các chỉ số khác tăng trưởng tốt; các chỉ số về kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Xếp hạng về tín nhiệm của Việt Nam trong năm 2023 tăng lên mức triển vọng ổn định trong khi một số quốc gia lại bị đánh giá tụt hạng.

Có được thành công này, chúng ta đã thực hiện rất hiệu quả chính sách điều hành về tài khóa và tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô. Chính nhờ chính sách tài khóa ổn định và tiền tệ linh hoạt đã tạo ra ổn định kinh tế vĩ mô, là tiền đề để tạo ra các động lực cho các khu vực khác tăng trưởng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông những bất cập, hạn chế nào đang tạo ra “nút thắt” kìm hãm đà tăng trưởng trong năm qua? Chúng ta cần những giải pháp gì để tháo gỡ trong năm tới?

Đúng là chúng ta đã đạt được những thành công, nhưng nhìn lại nền kinh tế vẫn thấy còn nhiều bất cập, nhiều điểm yếu cần tập trung tháo gỡ. Điểm yếu điển hình nhất, rõ nhất hiện nay là năng lực, tiềm lực của các doanh nghiệp suy giảm rất mạnh. Các doanh nghiệp không còn nguồn lực, đủ dự trữ để đầu tư, thậm chí hiện nay cung vốn tín dụng khá sẵn, khá rẻ nhưng doanh nghiệp cũng không có khả năng hấp thụ để đầu tư cho hoạt động kinh doanh bởi vì không có hướng phát triển kinh doanh, không có thị trường… Điều này đặt ra cho chúng ta trong năm 2024 phải thiết kế các chính sách vào việc tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp. Bởi nền kinh tế muốn tăng trưởng, phát triển được phải dựa vào việc các doanh nghiệp có hồi phục, bứt phá được hay không.

Một điểm yếu khác là nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất mạnh vào đầu tư FDI, hầu hết các doanh nghiệp trong nước chỉ dừng lại ở việc tham gia những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng thấp, khiến năng suất của doanh nghiệp Việt Nam không cao… Chúng ta cần phải tái cấu trúc lại các khu vực doanh nghiệp, tái cấu trúc lại việc thu hút đầu tư nước ngoài. Thu hút FDI phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cơ hội cho năm 2024 của chúng ta đang rất rộng mở để đặt chân vào các ngành công nghiệp công nghệ cao như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo… Nếu có được chiến lược phù hợp, tiếp cận và chớp thời cơ làn sóng đầu tư mới cho ngành công nghiệp này, kì vọng sẽ tạo ra được cơ hội cho tái kiến trúc nền kinh tế đi vào chiều sâu.

Một vấn đề khác là cầu của thị trường còn rất khó khăn. Để kích cầu cần đi theo hai hướng. Một là, tiếp tục tăng cường đầu tư công, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông để giảm chi phí kết nối, giảm chi phí logistics, tăng thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Nhưng đồng thời cần mở rộng sang các lĩnh vực đầu tư công mới, đặc biệt là đầu tư công về hạ tầng công nghệ, chuyển đổi số, hạ tầng khoa học công nghệ… tạo động lực mới trong đổi mới sáng tạo và kinh tế số.

Hai là, tiếp tục thực hiện các chính sách để kích cầu tiêu dùng thông qua các chương trình hỗ trợ thuế, giảm thuế VAT, thúc đẩy các điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, tạo công ăn việc làm, thực hiện chính sách về cải cách tiền lương mới, tăng thu nhập cho khu vực công… từ đó lan tỏa sang các khu vực khác. Đồng thời với đó là thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để tăng thu nhập cho các đối tượng, tạo thêm các nguồn thu để tăng kích cầu tiêu dùng.

Một điểm yếu khác trong năm 2023 là tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm. Đây là một trong những nút thắt không chỉ trong lĩnh vực công mà còn tạo ra tác động, ảnh hưởng xấu, kìm hãm cả các khu vực tư nhân trong phát triển. Do vậy năm 2024 phải đẩy mạnh cải cách thể chế và tháo gỡ nút thắt để khắc phục tình trạng này. Tôi cho rằng, đây sẽ là một trong những trọng tâm trong cải cách thể chế, nhưng cũng là giải pháp tạo ra đột phá thúc đẩy cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo… như kết luận số 14 của Bộ Chính trị, tạo ra động lực mới cho phát triển.

Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua nghị quyết với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6 đến 6,5%, trong khi kiểm soát lạm phát khoảng 4-4,5%. Theo ông liệu chúng ta có đạt được mục tiêu này?

Các tổ chức quốc tế đều dự báo năm 2024, nền kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn và tăng trưởng sẽ thấp hơn năm 2023. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo năm 2024 chỉ từ 2-3%. Các nền kinh tế lớn khác cũng đều dự báo giảm, như Mỹ 2023 đạt 2,4%, 2024 dự báo chỉ còn 1,5%; Nhật Bản năm 2023 đạt 2%, năm 2024 dự báo chỉ khoảng 1%; Trung Quốc năm 2023 đạt 5,2%, năm 2024 dự báo chỉ đạt 4%… Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lại là nền kinh tế tác động trực tiếp rất mạnh với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam thì rõ ràng bối cảnh kinh tế thế giới chưa thuận lợi, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức.

Bởi vậy, để đạt mục tiêu 6 – 6,5% chúng ta phải nỗ lực rất lớn và vẫn có thể đạt được bởi một số tiền đề. Thứ nhất, nếu 2023 là một năm cả thế giới phải đối mặt với khó khăn như lạm phát, xung đột chính trị… tác động rất mạnh đến nước ta. Ở trong nước, chúng ta cũng đang trong giai đoạn khó khăn sau khi chống chọi với dịch bệnh Covid khiến giai đoạn đầu năm 2023 tác động rất mạnh đến doanh nghiệp. Tình trạng nợ trái phiếu khiến rất nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị vỡ nợ hay vụ việc của Ngân hàng SCB ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế… thì năm 2024, những yếu tố bất lợi của bối cảnh thế giới và trong nước sẽ giảm bớt. Các dự báo kinh tế thế giới đều cho thấy lạm phát ở hầu hết các thị trường lớn đều giảm và lãi suất cũng giảm… Điều này sẽ giúp chúng ta không còn lo ngại về nhập khẩu lạm phát nên có thể dành thêm nguồn lực chuyển sang ưu tiên cho đầu tư, tăng trưởng.

Trong thách thức… vẫn có nhiều cơ hội

Thứ hai, ở trong nước, các doanh nghiệp tuy khó khăn, nhưng những mối đe dọa như tình trạng nợ/tình trạng phá sản của các doanh nghiệp hay tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính đã được cải thiện và đang ở tình trạng khá tốt. Dự báo môi trường cho tăng trưởng đầu tư của năm 2024 đối với nền kinh tế có thể sẽ ổn định và tốt hơn năm 2023. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2023 đến nay đang đi lên khá tốt với quý I là 3,41%, quý II là 4,25%, quý III là 4,57% và quý IV là 6,72%. Như vậy, bối cảnh cả trong nước, thế giới năm 2024 đang có chiều hướng tốt hơn 2023, tạo kỳ vọng tăng trưởng của năm 2024 sẽ tiếp tục trên nền tảng của năm 2023 và chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy các cơ hội phát triển mới cho Việt Nam như các luồng đầu tư công nghệ cao, thu hút những tập đoàn lớn về bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… Nếu chớp được cơ hội này trong năm 2024, chúng ta không chỉ tạo sự thay đổi về vị thế cho tương lai, cho kỳ vọng mà đặc biệt sẽ mở ra sự phát triển về chất cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Trong bối cảnh như vậy, ông có khuyến nghị gì đối với công tác điều hành CSTT để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024?

Năm 2024 sẽ có nhiều tiền đề để chúng ta có thể thực hiện CSTT vững chắc hơn so với năm 2023. Bởi lẽ những áp lực về lạm phát, về tỷ giá trong năm 2024 sẽ giảm bớt mức lãi suất cho vay hiện nay cũng thấp. Trên tiền đề lãi suất thấp, chúng ta cũng có thể kỳ vọng năm 2024 sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức hợp lý, không quá cao để ảnh hưởng đến mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp.

Chính vì vậy, CSTT năm 2024 cần phải hướng sang một CSTT mở rộng, linh hoạt nhưng thận trọng… Trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn chưa đủ nguồn lực, tiềm lực để tạo ra một sự tăng trưởng ổn định, thậm chí nhiều doanh nghiệp hiện đang rơi vào trạng thái còn nợ cũ, thậm chí nợ xấu và không còn tài sản bảo đảm… các ngân hàng trong cung cấp, tài trợ tín dụng cần phải chuyển sang phương thức quản lý, giám sát mới là giám sát dòng tiền theo các chương trình, dự án cần tài trợ vốn chứ không nên theo yếu tố lịch sử của doanh nghiệp.

Về tỷ giá, năm 2024 sẽ có thách thức nhiều hơn năm 2023 bởi lẽ khi chúng ta kỳ vọng một nền kinh tế phục hồi thì cán cân thương mại giữa xuất – nhập khẩu cũng sẽ thay đổi. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi mạnh thì nhu cầu nhập khẩu khá cao và như vậy thâm hụt về thương mại có thể sẽ không có cán cân dương lớn. Khi đó, dự trữ về ngoại tệ có thể sẽ là một yếu tố cần phải được cân nhắc để chúng ta sẽ điều hành CSTT linh hoạt; tỷ giá linh hoạt nhưng ổn định, không để ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, đặc biệt khi chúng ta đang đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Source link

Cùng chủ đề

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Thủ tướng: ‘Không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’

Thủ tướng nói Việt Nam thu hút FDI chọn lọc, ưu tiên vốn vào dự án công nghệ cao, bán dẫn, AI, nhưng "không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau". Gặp các nhà đầu tư nước ngoài ngày 19/3 trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ông có niềm tin vào các doanh nghiệp FDI. Bởi, khu vực này đóng góp quan trọng vào cải...

Thị trường bất động sản Trung Quốc khó phục hồi trong năm 2024

Phục hồi yếu ớt, kinh tế Trung Quốc cần thêm những “phép màu” Bất động sản Trung Quốc: Những “bài học” hiệu quả cho Việt Nam Doanh thu bất động sản tiếp tục giảm sâu Theo CNN đưa tin, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố doanh số bán bất động sản của nước này trong hai tháng đầu năm nay mới đạt tổng cộng 1,06 nghìn tỷ...

Nhật Bản: Các doanh nghiệp nhất trí tăng lương kỷ lục

Ngày 15-3, Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản - Rengo thông báo các công ty lớn nhất Nhật Bản đã nhất trí tăng 5,28% lương cho người lao động. Đây là mức tăng lương cao nhất trong 33 năm qua tại nước này. Theo giới phân tích, động thái trên là một trong những tín hiệu cho thấy các công ty đang thoát dần tư duy giảm phát dẫn đến thời kỳ tăng trưởng kinh tế...

UOB: Lãi suất điều hành sẽ ổn định, VNĐ có thể phục hồi nhẹ

ANTD.VN - Ngân hàng UOB dự báo tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, với tăng trưởng GDP ở mức 6,0%. Chính sách tiền tệ thay vì tiếp tục hạ lãi suất, đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp phi lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Kinh tế đang phục hồi đúng hướng Ngân hàng UOB vừa công bố Báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát triển bền vững nuôi biển – tránh xung đột với các ngành kinh tế khác

Nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Tuy nhiên, phát triển nghề nuôi biển Việt Nam cần theo hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, theo cam kết của Việt Nam với quốc tế. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành...

Kỳ vọng từ mô hình “hai nước, một khu kinh tế”

Việc hình thành Khu Kinh tế thương mại đặc biệt xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan hứa hẹn là “làn gió mới”, điểm đến mới của các nhà đầu tư; tạo cơ hội mới cho cư dân hai bên biên giới trong phát triển kinh tế, xã hội; đưa Lao Bảo - Densavan trở thành “địa chỉ vàng”, sôi động trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC).Sớm nở, tối tàn Năm...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 25/3

Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 13,94 điểm hay NHNN hút ròng 7.200 tỷ đồng từ thị trường... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 25/3. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/3 Điểm lại thông tin kinh tế tuần 18-22/3 ...

Bài đọc nhiều

Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Trái ngọt từ công cuộc ‘kéo đại bàng về làm tổ’

Được ví như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng những năm 2000, người ta vẫn chỉ biết tới Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á (đánh giá của CNN). Chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Định hình một "điểm đến mới...

TPHCM lãng mạn dưới sắc hồng của loài hoa được ví như hoa anh đào

(Dân trí) - Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như được "nhuộm hồng" bởi sắc hoa kèn hồng. Nhiều người đi đường bị thu hút bởi vẻ đẹp khó cưỡng của loài hoa cánh mỏng này. Những ngày cuối tháng 3, nhiều tuyến đường ở TPHCM như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Điện Biên Phủ, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt, Tố Hữu, Nguyễn Tất Thành... như được tô điểm thêm sắc màu bởi  loài hoa kèn hồng. Hoa kèn...
10:43:49

Vẻ đẹp của Thảo nguyên Suôi Thầu ở Hà Giang

Nằm ở xã Nàn Ma, nơi kết nối huyện Xín Mần (Hà Giang) với huyện Bắc Hà (Lào Cai), thảo nguyên Suôi Thầu thu hút nhiều khách du lịch bởi vẻ đẹp tựa trời Âu. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng được một thảo nguyên xinh đẹp với cảnh sắc như thiên nhiên châu Âu thu nhỏ. vtv.vn Nguồn
10:43:46

Flycam vẻ đẹp bất tận của rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An

Được ví như lồng ấp tôm cá nằm trong vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, rừng dừa Cẩm Thanh không chỉ có giá trị về sinh thái mà còn là không gian sinh kế rộng lớn cho người dân Hội An. Một lạch sông nước được dùng làm lối di chuyển cho thuyền thúng tham quan rừng dừa - Ảnh: B.D. Là dải rừng với cây dừa nước đặc trưng mọc ở cửa sông và...

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện ‘5 xung kích’, ‘6 khát vọng’ trong chuyển đổi số

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Hội nghị có chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số Quốc gia". Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên sau...

Cùng chuyên mục

Trước khi bị đánh sập, VNDIRECT từng được vinh danh có công nghệ tiêu biểu

Sự cố nghiêm trọng trong lịch sử chứng khoán Việt NamVNDIRECT là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng công nghệ định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), cho phép khách hàng mở tài khoản chứng khoán thông qua giao dịch điện tử và xác thực tài khoản trực tuyến mọi lúc, mọi nơi...Tuy nhiên ngày 24.3.2024 vừa qua, toàn bộ hệ thống của công ty môi giới có thị phần số 3 này...

Thái Lan, Philippines muốn đầu tư điện hạt nhân

Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon, theo Nikkei. Nikkei cho hay Thái Lan sẽ công bố Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia (PDP) đến năm 2037 vào tháng 9 tới. Trong đó, nước này dự kiến xây các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) công suất 70 MW. Trong khi đó, Bangkok Post cho...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp tác với Bách Hóa Xanh hôm 26/3, tại TP HCM.Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập năm 1992, là...

Bộ VHTTDL chia buồn sâu sắc về vụ tấn công khủng bố tại Liên bang Nga

Được tin vụ khủng bố xảy ra trong chương trình hòa nhạc tại Trung tâm Thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Liên bang Nga ngày 22/3/2024 làm nhiều người thiệt mạng và rất nhiều người bị thương, ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Nguyễn Văn Hùng đã gửi điện chia buồn đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B.Liubimova. Thứ trưởng Tạ Quang Đông dành phút tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (Ban Chỉ đạo). Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Mới nhất

Trước khi bị đánh sập, VNDIRECT từng được vinh danh có công nghệ tiêu biểu

Sự cố nghiêm trọng trong lịch sử chứng khoán Việt NamVNDIRECT là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng công nghệ định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), cho phép khách hàng mở tài khoản chứng khoán thông qua giao dịch điện tử và xác thực tài khoản trực tuyến mọi lúc, mọi nơi...Tuy...

Các loại giấy tờ sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước, giá trị như bản gốc

Kể từ ngày 1.7.2024, Luật Căn cước năm 2023 chính thức có hiệu lực thi hành. Trong đó, Luật Căn cước giao Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung để đảm bảo cho công tác tổ chức thực hiện.Theo tìm hiểu của Lao Động, hiện nay Bộ Công an đang dự thảo Nghị định Quy...

Nguyễn Văn Toàn: ‘Xin CĐV nhẹ nhàng với cầu thủ Việt Nam’

Hà NộiSau trận thua Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 tối 26/3, tiền đạo Nguyễn Văn Toàn cảm thấy có lỗi với người hâm mộ, mong vẫn nhận được sự ủng hộ để đội tuyển trở lại mạnh mẽ. "Thua trận rất buồn và thất vọng", Văn Toàn nói sau thất bại trước Indonesia trên sân Mỹ Đình...

Đặc sắc đêm khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024

Lễ hội Quán Thế Âm năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ 26 đến 29/3 (từ ngày 17 đến 20/2 năm Giáp Thìn), với kết cấu bao gồm 2...

Mới nhất