Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc trở lại, nhà đầu tư nước ngoài dốc lực rời...

Trung Quốc trở lại, nhà đầu tư nước ngoài dốc lực rời đi, “phép màu” đã hết?


Sau nhiều năm áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống đại dịch Covid-19, các nhà kinh tế đang trông chờ sự bùng nổ của Trung Quốc.

Phép màu Trung Quốc đã biến mất?
Nền kinh tế Trung Quốc đang gây thất vọng trong 6 tháng đầu năm 2023. (Nguồn: Monexsecurities)

Các nhà phân tích đã từng dự đoán rằng, năm 2023 sẽ mang đến cho Trung Quốc một đợt phục hồi huy hoàng trên thị trường chứng khoán.

Dự báo của Bank of America cũng lập luận, trong khi suy thoái sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới, thì Trung Quốc sẽ là một “ngoại lệ đáng chú ý”. Ngân hàng này kỳ vọng, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất trong 17 năm vào năm nay.

“Phép màu” tăng trưởng khép lại?

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng. Sản xuất công nghiệp, thương mại chậm rõ rệt. Nợ ở khắp nơi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển bất động sản – khu vực chiếm 30% nền kinh tế. Khu vực tư nhân – vốn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phần lớn sự phục hồi của Trung Quốc – cũng đang run sợ.

Đặc biệt, các cơ chế thúc đẩy “phép màu Trung Quốc” – một quá trình chuyển đổi kéo dài ba thập niên khiến đất nước ghi danh trên thế giới – đã bị phá vỡ.

Đơn cử như vấn đề dân số. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đang già đi và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lại cao kỷ lục. Dữ liệu chính thức cho thấy, khoảng 20,4% người từ 16 đến 24 tuổi thất nghiệp trong tháng 4/2023. Đây là mức cao nhất theo dữ liệu chính thức từ năm 2018.

Trong khi đó, bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc đã phát nổ. Và vì vai trò trung tâm của bất động sản trong nền kinh tế, quá trình đau đớn này có thể tiếp tục hút tiền từ các hộ gia đình, ngân hàng và mạng lưới chính quyền địa phương.

Ngoài ra, các nhà đầu tư lớn đang dốc toàn lực từ bỏ đất nước từng hứa hẹn này. Việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân trước đây cũng khiến giới doanh nghiệp không dám chấp nhận rủi ro, trong khi quan hệ với phương Tây xấu đi cũng làm giảm các khoản đầu tư nước ngoài.

Dữ liệu cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã giảm 48% trong năm 2022, chỉ còn 180 tỷ USD. Trong khi đó, FDI tính theo tỷ trọng GDP cũng giảm xuống còn dưới 2%, từ mức cao hơn gấp đôi cách đây 10 năm.

Thêm vào đó, sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư với các nước láng giềng như Ấn Độ và Việt Nam càng nóng hơn trong bối cảnh các công ty quốc tế tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro.

Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Goldman Sachs Andrew Tilton cho biết trong một báo cáo nghiên cứu rằng: “Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc suy yếu, các nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác trong khu vực. Tâm lý của nhà đầu tư đối với Trung Quốc đã suy yếu hơn nữa, và theo quan điểm của chúng tôi, nó đang ở mức thấp nhất mà chúng ta chỉ thấy một vài lần trong thập niên qua”.

Linette Lopez, phóng viên cấp cao của Insider cũng nhận thấy, ở thời điểm hiện tại, thương mại rất quan trọng đối với Trung Quốc. Hiện tại là thời điểm lý tưởng để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn từ thế giới.

Nhưng căng thẳng địa chính trị khiến Mỹ – đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc – quyết định “giảm rủi ro” từ đất nước này. Nhiều tập đoàn Mỹ đang tìm cách chuyển các hoạt động sang nơi khác. Theo công ty tư vấn quản lý Kearney, năm ngoái, Trung Quốc chiếm 50,7% hàng nhập khẩu của Mỹ từ châu Á; con số này đã giảm từ hơn 70% vào năm 2013.

Theo ông Leland Miller, người sáng lập China Beige Book, nền kinh tế Trung Quốc có thể đang mở cửa trở lại, nhưng chưa chắc đang hoạt động trở lại.

Phép màu Trung Quốc đã biến mất?
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chấp nhận tăng trưởng chậm hơn. (Nguồn: VCG)

Chọn tăng trưởng thấp để giảm nợ

Cốt lõi của vấn đề của Trung Quốc là nợ. Trong nhiều năm, sự tăng trưởng của đất nước đến từ cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản.

Nhưng tờ Wall Street Journal cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã dựa vào vay nợ để rót tiền vào mọi thứ, từ những cây cầu khổng lồ cho tới những căn hộ chung cư mới.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, tính đến tháng 9/2022, tổng dư nợ tín dụng cấp cho khu vực phi tài chính của Trung Quốc là 49,9 nghìn tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với cách đó 10 năm.

Bên cạnh đó, tổng nợ ở Trung Quốc so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã lên tới 295% vào tháng 9 năm ngoái, vượt mức 257% ở Mỹ và mức bình quân 258% ở các nước trong khu vực đồng Euro (Eurozone).

Để trả nợ, người tiêu dùng Trung Quốc đang có khuynh hướng tích trữ tiền mặt, trong đó có nhiều người từ chối vay tiền ngân hàng để đầu tư.

Các doanh nghiệp tư nhân hầu như cũng không đầu tư mới, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khuyến khích doanh nghiệp chi tiêu. Chính quyền các địa phương cũng đang giảm chi tiêu cho mọi thứ từ đường xá đến tiền lương của công nhân nhằm mục đích giữ các khoản nợ trong tầm kiểm soát.

Ông Nicholas Borst, Giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại công ty Seafarer Capital Partners nhận định, những doanh nghiệp và chính quyền địa phương trước kia đi vay bây giờ đang tập trung vào việc trả nợ, vì vậy, ít có khả năng bơm tiền vào các dự án mới. Điều này sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, có vẻ như nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chấp nhận tăng trưởng chậm hơn. Trong báo cáo công tác Chính phủ do Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu ngày 5/3, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% năm 2023, một trong những mức thấp nhất trong nhiều thập niên.

Ông Arthur Kroeber, đối tác sáng lập của công ty tư vấn nghiên cứu Gavekal Dragonomics cho rằng: “Chính sách của Trung Quốc sẽ tiếp tục nghiêng về giảm nợ ở bất cứ nơi nào có thể, ngay cả khi việc này khiến tăng trưởng giảm xuống”.

Ông ước tính, tốc độ tăng trưởng cơ bản của Trung Quốc có thể giảm xuống còn 2-4% trong thập niên tới, từ mức 6,2% trong thập niên vừa qua.

Phóng viên Linette Lopez khẳng định: “Khi các nhà đầu tư chuyển sự chú ý hỏi những cải thiện ngắn hạn về đại dịch, họ sẽ bắt đầu thấy rằng, trong dài hạn, nền kinh tế Trung Quốc đã hoàn thành quá trình chuyển đổi từ tăng trưởng mạnh mẽ, nhanh chóng sang tăng trưởng chậm và lâu dài”.

window.fbAsyncInit = function() {
FB.init({
appId : ‘277749645924281’,
cookie : true,
xfbml : true,
version : ‘v4.0’
});

FB.AppEvents.logPageView();

};

(function(d, s, id){
var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];
if (d.getElementById(id)) {return;}
js = d.createElement(s); js.id = id;
js.src = “https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js”;
fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);
}(document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));
function social_stats_for_item(item_url,item_id){$.ajax({url:’https://baoquocte.vn/member.api?act=X19zb2NpYWxfc2F2ZV9hcnRpY2xlX18=&token=23d1f5be73191c29e1f885533ec16bbd&url=”+item_url+”&type=1&id=’+item_id,dataType:’jsonp’,type:’GET’,success:function(data){}});}(function(d){var js,id=’facebook-jssdk’;if(d.getElementById(id)){return;}js=d.createElement(‘script’);js.id=id;js.async=true;js.src=”https://connect.facebook.net/en_US/all.js”;d.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(js);}(document));window.fbAsyncInit=function(){FB.init({appId:’277749645924281′,cookie:true,status:true,xfbml:true,oauth:true,version:’v15.0′});FB.api(‘https://baoquocte.vn/trung-quoc-tro-lai-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-doc-luc-roi-di-phep-mau-da-het-231026.html’,’GET’,{“fields”:”engagement”},function(response){});var getIDItem=$(‘input[name=”__PARAMS_ID_WIDGET”]’).val();if(getIDItem!=”){FB.Event.subscribe(‘edge.create’,function(response){social_stats_for_item(response,getIDItem);});}FB.Event.subscribe(‘edge.remove’,function(response){});};



Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc tuyển người giám sát quan chức bóng đá

Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc thông báo tuyển giám sát viên xã hội, nhằm tăng cường quản lý quan chức, cầu thủ sau loạt bê bối tham nhũng. Theo thông báo tuyển dụng được Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) đăng ngày 28/3, những người được tuyển có nhiệm vụ giám sát các quan chức làm bóng đá, các hoạt động bóng đá, lấy ý kiến từ công chúng về sự phát triển của hệ sinh thái...

Không gì có thể cản bước tiến công nghệ của Trung Quốc

Hãng tin Reuters nhận định, một trong các mục tiêu chính sách hàng đầu của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là xây dựng ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn nội địa, chi hàng tỷ USD để trợ cấp. Trong khi đó, chính phủ Mỹ lại muốn làm chậm bước tiến này và tìm sự trợ giúp từ các đồng minh như Hà Lan, Nhật Bản. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình khẳng định...

Dừng hoạt động nhiều cửa hàng bán đồ cho khách Trung Quốc tại Móng Cái

Ngày 28/3, đoàn liên ngành của UBND TP. Móng Cái đồng loạt kiểm tra đột xuất các cửa hàng chuyên phục vụ khách Trung Quốc trên địa bàn. Thời điểm kiểm tra vào chiều cùng ngày, những cửa hàng này không thấy có khách mặc dù buổi sáng thì tấp nập người ra vào. Đơn cử, lực lượng chức năng của địa phương đã tiến hành kiểm tra cửa hàng Đại Dương Quốc Tế (số 31, Đại lộ Hòa Bình,...

Cô gái sống trong ngôi nhà với 6 đồ nội thất

Trung QuốcQiao Sang, 34 tuổi, sống một mình trong căn nhà 88 m2 ở Thạch Gia Trang với một chiếc bàn ăn, tủ quần áo, tủ lạnh, máy giặt, robot hút bụi và giường. Để bớt cảm giác trống trải cô nuôi thêm một con mèo.Để ngăn bản thân mua sắm nhiều đồ, cô gái xóa mọi ứng dụng trên điện thoại cũng như theo đuổi lối sống không trang điểm, không mua quần áo mới. Cô tự nấu...

Gen Z Trung Quốc chuộng mặc đồ ngủ thoải mái đến công sở

Tuyên ngôn phản khángVề cơ bản, trang phục đi làm ở Trung Quốc rất truyền thống. Nam giới mặc áo sơ mi có cổ hoặc áo khoác, nữ giới mặc vest công sở hoặc váy có cổ cao.Vì sao giữa những quy định khắt khe này, nhân viên gen Z ở Trung Quốc lại ngang nhiên phá cách trắng trợn như vậy?...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí “cây nhà lá vườn”

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí kết hợp với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu trên thực địa.

Đảo Trường Sa tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp

Đảo Trường Sa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác thủy sản; các nội quy, quy định của đảo, âu tàu, Đồn biên phòng 394 Trường Sa cho ngư dân vào neo đậu.

Palestine có Nội các mới

Ngày 28/3, Palestine công bố việc thành lập Nội các mới trong bối cảnh cộng đồng quốc tế gây sức ép ngày một tăng trong vấn đề cải tổ.

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương

Đối mặt với sự gia tăng của thách thức khí hậu toàn cầu, 6 nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng nỗ lực hợp tác để giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cũng như phúc lợi của người dân.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moscow hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý và nhiều câu hỏi về quốc gia Trung Á này được đưa ra.

Bài đọc nhiều

Ông Trump cảnh báo về ‘bể máu’ với ngành ôtô Mỹ nếu thất cử

Cựu tổng thống Trump nói nếu ông không giành chiến thắng cuộc bầu cử tháng 11, sẽ có "bể máu" với ngành ôtô và toàn bộ nước Mỹ. Phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại Dayton, Ohio hôm 16/3, Donald Trump cam kết áp thuế 100% đối với ôtô sản xuất bên ngoài nước Mỹ, nhấn mạnh rằng chỉ khi ông đắc cử, ngành sản xuất ôtô trong nước mới được bảo vệ."Họ sẽ không thể bán...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2024, Việt Nam xếp thứ mấy?

Mới đây, báo cáo Quốc gia Hạnh phúc Thế giới năm 2024 được công bố và một lần nữa, 11 quốc gia Bắc Âu lại đang đạt điểm cao nhất. Phần Lan tiếp tục được xướng tên và giữ vững vị trí dẫn đầu trong 7 năm liên tiếp. Đáng chú ý trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam tăng 11 bậc so với năm 2023 và lên vị trí thứ 54. Theo đánh giá, Phần Lan có...

Tổng thống Nga liên hệ với loạt nước châu Phi; Bắc Kinh nói Mỹ đừng nên kiềm chế Trung Quốc; Hezbollah tấn công Israel

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Cùng chuyên mục

Trung Quốc tuyển người giám sát quan chức bóng đá

Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc thông báo tuyển giám sát viên xã hội, nhằm tăng cường quản lý quan chức, cầu thủ sau loạt bê bối tham nhũng. Theo thông báo tuyển dụng được Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) đăng ngày 28/3, những người được tuyển có nhiệm vụ giám sát các quan chức làm bóng đá, các hoạt động bóng đá, lấy ý kiến từ công chúng về sự phát triển của hệ sinh thái...

Tổng thống Nga Putin vừa trấn an vừa cảnh báo NATO

Mối đe dọa rằng Nga có thể có hành động chống lại các nước khác sau khi đánh bại Ukraine đã trở thành một trong những lý lẽ chính được Kiev và những người ủng hộ quốc gia Đông Âu này sử dụng để thuyết phục Mỹ gửi thêm viện trợ quân sự. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong một cuộc phỏng vấn với CBS News công bố hôm 28/3, nhắc lại rằng chiến tranh “có thể đến...

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí “cây nhà lá vườn”

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí kết hợp với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu trên thực địa.

Bầu cử Mỹ: Tổng thống Biden thắng ông Trump về tài chính, thua về tỷ lệ ủng hộ

Theo hồ sơ của Ủy ban bầu cử liên bang Mỹ, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách nhiều gấp 3 lần ngân sách tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, theo thăm dò mới nhất của Fox News, ông Donald Trump dẫn trước ông Joe Biden 5% điểm. Kể từ sau khi đọc Thông điệp Liên bang hôm 7-3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe...

Mới nhất

Triển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030: Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ

Triển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030, nhiều chuyên gia cho rằng, một giải pháp quan trọng là cần chăm lo sự phát triển, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. ...

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2024 tăng 3,77%

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ 2023 tăng 3,97%. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,81%. Trong...

Tập trung triển khai các công trình, dự án giao thông trọng điểm

Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến...

Một vùng đất ở Bắc Kạn từng được Bác Hồ đặt tên năm 1945 là Hy Sinh, Phấn Đấu, nay là xã nào?

Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám, Phương Viên và Bằng Viễn (sau sáp nhập thành Phương Viên) là các xã có phong trào Việt Minh...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện ‘6 hơn’ trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

(Chinhphu.vn) - Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. 29/03/2024  13:58 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Triển khai các dự án trọng điểm...

Mới nhất

Nuôi đá làm thú cưng