Trang chủDestinationsĐắk LắkVì sao Niger trở thành một mặt trận mới trong Chiến tranh...

Vì sao Niger trở thành một mặt trận mới trong Chiến tranh Lạnh hiện đại?


13:31, 03/08/2023

Một cuộc đảo chính ở một quốc gia châu Phi đói nghèo không phải là chưa từng xảy ra nhưng bối cảnh địa chính trị thời đại hiện nay mang lại cho nó ý nghĩa mang tính toàn cầu.

Quân đội Niger đã lật đổ chính phủ trong một cuộc đảo chính, tạo tiền đề cho một cuộc đối đầu mới với phương Tây. Niger rơi vào một tình huống tương tự như hầu hết các quốc gia ở Tây Phi khi nước Pháp dùng ảnh hưởng truyền thống của mình ở khu vực này để tiếp tục sử dụng quyền lực tài chính và quân sự để can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia Tây Phi.

Theo nhân định của chuyên gia phân tích chính trị Timur Fomenko trên Đài RT, vì lý do đó, nhiều cuộc đảo chính đã trở nên thường xuyên hơn khi một bộ phận người biểu tình tìm cách yêu cầu Pháp phải rút ra và tìm cách đưa Nga tham gia sâu hơn vào khu vực.

Trong môi trường địa chính trị mới, các quốc gia châu Phi hiện đã tăng không gian chính trị và các lựa chọn để xóa dần ảnh hưởng của phương Tây. Niger, một quốc gia không giáp biển, nghèo khó và bị chiến tranh tàn phá, mặc dù giàu nguyên liệu thô, được thiết lập để trở thành một biên giới mới.

Trong kỷ nguyên đơn cực của Mỹ, các quốc gia châu Phi đã từng rơi vào vòng xoáy của phương Tây. Nghèo, tuyệt vọng và bất ổn, nhiều quốc gia châu Phi buộc phải dựa vào các nước thực dân cũ và Mỹ để có thể nhận được nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau.





Người biểu tình Niger tập trung bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Niamey ngày 30/7. Ảnh: AFP
Người biểu tình Niger tập trung bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Niamey ngày 30/7. Ảnh: AFP

Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn “cuộc chiến chống khủng bố” khi các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan đe dọa an ninh của người dân tại các nước châu Phi. Lực lượng đặc nhiệm Pháp và Mỹ đã được triển khai để chống khủng bố ở các quốc gia Tây Phi với ví dụ rõ nét nhất là vụ bắt cóc kinh hoàng tại một khách sạn ở Mali vào năm 2015.

Tuy nhiên, những sự hỗ trợ này, có thể là tài chính hoặc quân sự, phải trả giá bằng việc các quốc gia châu Phi buộc phải thực hiện các điều khoản và điều kiện theo ý thức hệ của phương Tây – một hình thức của chủ nghĩa thực dân mới.

Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi. Bối cảnh chiến tranh chống khủng bố đã kết thúc, và thay vào đó là một môi trường địa chính trị được quyết định bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc – chủ yếu là Mỹ và các đồng minh chống lại các đối thủ như Trung Quốc và Nga.

Môi trường này có nghĩa là các quốc gia châu Phi hiện có các “lựa chọn” khác để hỗ trợ, cho phép họ tối đa hóa quyền tự chủ chính trị và không gian của riêng mình thay vì đáp ứng các điều kiện ý thức hệ của phương Tây.

Minh chứng cho điều này là việc các quốc gia châu Phi được cho là ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ của Tập đoàn Quân sự tư nhân Wagner của Nga cho các vấn đề an ninh hơn là hỗ trợ từ phương Tây, trong khi sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cũng có nghĩa là các quốc gia châu Phi không còn có thể bị các tổ chức như IMF “o bế”.

Trong bối cảnh như vậy, với quân đội là những chủ thể chính trị mạnh nhất ở các quốc gia bất ổn như Niger, cơ hội để họ nắm quyền lực và được bảo vệ khỏi sự kiềm tỏa của phương Tây và cũng là bởi trong hệ thống quốc tế này, Mỹ không còn có thể tiến hành can thiệp quân sự đơn phương trực tiếp.

Điều này cũng được thể hiện thông qua việc các chính phủ và quân đội ở khu vực tận dụng những phản ứng dữ dội chống Pháp ở khắp Tây Phi để tìm cách đẩy lùi sự hiện diện của chủ nghĩa thực dân mới. Chỉ trong vòng một năm, quân đội Pháp đã bị đẩy ra khỏi Mali và Burkina Faso. Niger có lẽ là nước tiếp theo. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến do Pháp hậu thuẫn vẫn còn hiện hữu.

Nếu cuộc đảo chính ở Niger thành công, có khả năng chính quyền mới sẽ tìm cách hình thành mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga, quốc gia có thể trở thành một đối tác bảo đảm an ninh mới và ít phức tạp hơn nhiều. Trong khi Trung Quốc cũng thường cung cấp hỗ trợ kinh tế và cơ sở hạ tầng cho các quốc gia châu Phi, cũng như đảm bảo không can thiệp và hỗ trợ chủ quyền quốc gia.

Niger tất nhiên cũng có ý nghĩa chiến lược. Mặc dù có thể dễ dàng coi đây là một quốc gia không giáp biển và nghèo khó ở giữa sa mạc, Niger có một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, bao gồm uranium, than, vàng, quặng sắt, thiếc, dầu mỏ, molypden, muối và thạch cao. Nguồn cung uranium của nước này thuộc hàng lớn nhất thế giới, điều này cực kỳ quan trọng đối với năng lượng hạt nhân.

Chính vì lý do này mà Pháp không sẵn sàng từ bỏ Niger mà không chiến đấu, và một cuộc xung đột ủy nhiệm tiềm tàng có thể xuất hiện. Nếu các lợi ích được phương Tây hậu thuẫn ở nước này bị đánh bại, tổn thất chiến lược của Niger về các nguồn lực mà nước này nắm giữ sẽ rất lớn, và rất có khả năng Trung Quốc sẽ giành được lợi thế so với phương Tây trong quá trình này.

Tất cả những điều này đã biến Niger thành biên giới mới cho cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Trong khi nói về các cuộc đảo chính và nội chiến ở châu Phi có vẻ bình thường nhưng thực tế chúng đang diễn ra trong một môi trường địa chính trị mới mà giới chuyên gia coi đó là một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”.

Theo TTXVN/Tintuc

 





Source link

Cùng chủ đề

FPT mua 100% vốn của Next Advanced Communications Nhật Bản

Tập đoàn FPT công bố mua 100% vốn của Next Advanced Communications NAC Co., Ltd. (NAC) - Công ty dịch vụ CNTT của Nhật Bản, mở rộng gấp đôi tập khách hàng cũng như danh mục dịch vụ và củng cố vị thế tại thị trường này. Đây cũng là thương vụ M&A đầu tiên của FPT tại Nhật Bản. Lễ ký kết đầu tư chiến lược giữa NAC và FPT tại Tokyo, Nhật Bản Thương vụ này là bước đi...

Chuyến đi hiện thực hóa chiến lược khu vực

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, trong chuyến công du tới Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Philippines từ ngày 5 đến 8-2, Ngoại trưởng Ignazio Cassis sẽ tập trung thảo luận về mối quan hệ của Thụy Sĩ với các nước này. Ở Ấn Độ, ông Cassis dự kiến có cuộc gặp với Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar, thảo luận về tiến triển trong quan hệ hợp...

Cầu nối Mỹ – Trung Quốc

Thủ đô Bangkok, Thái Lan vừa tổ chức thành công cuộc họp đột xuất giữa Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Các chuyên gia cho rằng đây là sự khẳng định vị thế của Thái Lan nói riêng và ASEAN nói chung trong chính sách độc lập về ngoại giao. Sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và...

APAC sẽ đối mặt với nhiều hình thức tấn công giả mạo, lừa đảo trong năm 2024

Các chuyên gia tại Kaspersky nhận định rằng phong trào chuyển đổi số mạnh mẽ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đe dọa an ninh mạng tại APAC năm 2024. Mối nguy hiểm của tấn công giả mạo, hành vi lừa đảo, rò rỉ dữ liệu và các cuộc tấn công mạng có động cơ địa chính trị sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các tổ...

Triển vọng kinh tế thế giới cuối năm 2023

Thế giới ngày càng bị phân mảnh, sự chia rẽ giữa các nước lớn ngày càng rõ ràng và địa chính trị trở thành yếu tố then chốt cản trở phát triển kinh tế toàn cầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Giá trị văn hóa từ hạt cà phê

Cây cà phê đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ 19. Qua thời gian dài sinh tồn và phát triển mạnh mẽ, sản xuất cà phê tại Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Mới nhất

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất