Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu...

Việt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu số theo khuôn khổ Công ước CERD


Những chủ trương và thành tựu trong việc thúc đẩy quyền con người của Việt Nam trong thời gian qua giúp tạo dựng tiền đề vững chắc để nước ta thực hiện tốt Báo cáo quốc gia về Công ước CERD lần thứ 5.

Việt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu số theo khuôn khổ Công ước CERD
Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số, qua đó góp phần đẩy mạnh uy tín của nước ta trong việc thực thi cam kết quốc tế, đặc biệt là Công ước CERD. (Nguồn: CPV)

Dấu mốc thứ 5

Ra đời từ năm 1965, Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) là Công ước lên án nạn phân biệt chủng tộc và xác lập nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải áp dụng chính sách nhằm loại trừ các hình thức phân biệt dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, dân tộc hoặc gốc người thiểu số.

Việt Nam tham gia Công ước CERD từ năm 1982 và có bốn lần bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia thực thi Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Đây là cơ hội để Việt Nam tuyên truyền về thành tựu bảo vệ nhân quyền nói chung và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân tộc thiểu số nói riêng.

Tiếp tục thành công của các kỳ trước, Việt Nam tích cực triển khai Báo cáo quốc gia lần thứ 5 thực thi Công ước CERD. Đây là báo cáo về các biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp hoặc các biện pháp khác và kết quả triển khai các biện pháp đó trong giai đoạn năm 2013-2019 nhằm bảo vệ quyền con người, chống các hành vi kỳ thị, phân biệt chủng tộc tập trung vào người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Trên cơ sở này, Việt Nam đã nội luật hóa, bổ sung nhiều quy định pháp luật cụ thể, để tạo ra hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh nhằm bảo đảm quyền dân sự chính trị, quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân tộc thiểu số.

Chủ trương nhất quán

Hiến pháp Việt Nam dành riêng chương II với 36 điều quy định trực tiếp và rõ ràng về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, bao gồm quyền của dân tộc thiểu số với các quy định về bảo đảm quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ năm 2013-2019, trong 53 văn bản luật có các điều khoản quy định đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số, có 12 luật mới ban hành từ năm 2012. Việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và dân sự cho tất cả các dân tộc chính là minh chứng cho quyền tự quyết của các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ; các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật.

Thành tựu nổi bật

Trong những năm qua, Việt Nam luôn coi trọng quyền tham gia vào hệ thống chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội. Do đó, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đã bổ sung nhiều nội dung quan trọng để bảo đảm quyền bầu cử và ứng cử của người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, nền kinh tế xã hội của vùng đồng bào miền núi trong những năm qua có bước phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trước. Cụ thể, chính sách của Nhà nước đã giúp hơn 2 triệu hộ dân tộc thiểu số miền núi thoát nghèo, tạo việc làm cho hơn 162 nghìn lao động (hơn 16 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài).

Việt Nam nỗ lực phát huy quyền của người dân tộc thiểu số theo khuôn khổ Công ước CERD
Hiện có tổng số 52/54 dân tộc có đại diện tham gia Quốc hội qua các khóa. (Nguồn: TTXVN)

Nhằm xóa bỏ khoảng cách giáo dục, Nhà nước thi hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục cho dân tộc thiểu số miền núi. Chẳng hạn, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, Nhà nước có chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, chi phí học tập.

Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình, Nhà nước rất quan tâm đến công tác dạy và học tiếng nói, chữ viết, bảo tồn văn hóa của người dân tộc thiểu số.

Hiện nay, cả nước chính thức triển khai dạy và học 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số (có chương trình và sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành): Mông, Chăm, Khmer, Jrai, Ba Na, Ê Đê ở 23 tỉnh, thành phố trong cả nước với quy mô 715 trường, 4.812 lớp, 113.231 học sinh.

Như vậy, có thể kết luận, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền cho người dân tộc thiểu số, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Công ước CERD vào năm 1982. Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, huy động nguồn lực phát triển bảo đảm bình đẳng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Nhằm thực thi tốt hơn nữa vai trò thành viên Công ước, Việt Nam cam kết thúc đẩy tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về Công ước trong cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số miền núi nói riêng. Bên cạnh đó, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế về thực thi Công ước để chia sẻ kinh nghiệm trong việc đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số, chống mọi hình thức phân biệt đối xử.





Nguồn

Cùng chủ đề

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La

Trong 3 năm thực hiện, dự án SURE - Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La dự kiến sẽ tiếp cận và nâng cao quyền năng...

“Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số

Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” do Tổ chức Aide et Action (AEA) thực hiện đã đồng hành, giúp đỡ 78 mô hình khởi nghiệp kinh doanh, trong đó có hơn 50 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. 4.000 thí sinh tham gia Cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long 2023 GNI hỗ trợ thanh...

Lào Cai: các em học sinh khó khăn có thêm “mẹ đỡ đầu” yêu thương chăm sóc

Đồn Biên phòng Y Tý, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai vừa ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn, là đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk dành nhiều phần quà gửi tặng hộ gia đình khó khăn ...

Phát động cuộc thi “Phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”

Thực hiện Kế hoạch của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, ngày 16/3/2024, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức phát động Cuộc thi “Phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”. Đặc biệt,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Về Lai Châu vui Lễ hội Bun Vốc Nặm

Ngày 23/3, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5 năm 2024 của dân tộc Lào được tổ chức tại bản Nà Vàn (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

Bài đọc nhiều

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất