Trang chủNewsThời sựViệt Nam nỗ lực tham gia các cam kết quốc tế về...

Việt Nam nỗ lực tham gia các cam kết quốc tế về bảo tồn


Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế ĐDSH năm 2023 (22/5/2023), Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn bà Hoàng Thị Thanh Nhàn – Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH xung quanh những nỗ lực của Việt Nam về ngăn chặn đà suy giảm ĐDSH, bảo vệ hệ sinh thái.

PV: Thưa bà, xin bà cho biết một số những kết quả nổi bật của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH trong thời gian qua?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước quốc tế liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, cụ thể như Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (gia nhập vào năm 1987), Công ước ĐDSH (gia nhập năm 1994) và các Nghị định thư trong khuôn khổ của Công ước, Công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar, gia nhập năm 1989), Công ước về thương mại quốc tế đối với các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (gia nhập năm 1994)…

ba-hoang-thi-thanh-nhan-2-.jpg
Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn – Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH

Bước sang thập kỷ mới (2021 – 2030), trong bối cảnh toàn nhân loại đang phải đối mặt với tình trạng thiên nhiên và ĐDSH bị suy thoái nghiêm trọng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH.

Chính phủ cũng đã thông qua Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 15/1/2021 ủng hộ Tuyên bố của các nhà lãnh đạo vì thiên nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh về ĐDSH trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 75 của Đại hội đồng Liên hợp quốc; hưởng ứng tuyên bố của Liên hợp quốc về “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái” trong giai đoạn 2021 – 2030; tuyên bố về rừng và sử dụng đất trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững như giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì các dịch vụ hệ sinh thái; ủng hộ Tuyên bố Côn Minh tại Hội nghị các bên tham gia Công ước ĐDSH lần thứ 15 vào năm 2021; ủng hộ và cam kết triển khai thực hiện Khung toàn cầu về ĐDSH sau 2020, với 23 mục tiêu tham vọng toàn cầu cần đạt được đến năm 2030 nhằm giảm suy thoái ĐDSH, từng bước phục hồi thiên nhiên.

Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các văn kiện chiến lược, nghị quyết và quyết định của các Điều ước. Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các Điều ước và các cam kết ở cấp quốc gia cũng như hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Một số kết quả nổi bật trong thời gian qua, có thể kể đến như sau:

Đã tạo lập đầy đủ hành lang pháp lý và chính sách để thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH: Các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý đối với quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH đã được chú trọng nội luật hóa và cụ thể hóa để thực hiện trong các chiến lược, chính sách của quốc gia, trong đó có tiếp cận toàn diện để bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài, nguồn gen. Đặc biệt, Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chỉ rõ các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện mục tiêu bảo tồn cấp quốc gia và đóng góp thực hiện thành công các mục tiêu toàn cầu đã được thông qua tại Khung Toàn cầu về ĐDSH sau 2020.

Mạng lưới khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng được mở rộng: Đến năm 2023, cả nước đã thành lập 178 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 34 vườn quốc gia; 59 khu dự trữ thiên nhiên; 23 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; và 62 khu bảo vệ cảnh quan.

anh-minh-hoa.jpg
Quần thể thiên nhiên tại Tràng An (Ninh Bình)

Các khu vực tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn được công nhận cũng gia tăng về số lượng. Trong 5 năm trở lại đây đã có thêm 4 Vùng đất ngập nước quan trọng quốc tế (Ramsar); 7 Vườn di sản ASEAN (AHP). Tính đến nay, Việt Nam có 9 khu được công nhận là khu Ramsar; 11 khu Dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận; 12 Vườn di sản ASEAN – đứng đầu khu vực; 1 vùng chim nước di cư quan trọng quốc tế tuyến đường bay Úc – Đông Á (EAAFP).

Hệ sinh thái rừng đã được chú trọng phục hồi: Diện tích rừng ngày càng tăng lên. Nếu như năm 1995 (ngay sau khi Việt Nam gia nhập Công ước ĐDSH), độ che phủ rừng chỉ đạt 28,2% thì đến năm 2022, độ che phủ đã lên tới 42,02%. Đặc biệt, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Bảo tồn các loài nguy cấp đang bị đe dọa tuyệt chủng: Các chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (voi, hổ, linh trưởng, rùa) và các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã được xây dựng và triển khai thực hiện. Thông qua việc ban hành và triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án bảo tồn loài nguy cấp, một số quần thể loài nguy cấp đã dần được phục hồi trong tự nhiên các quần thể voọc cát bà, voọc mông trắng ở khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (Ninh Bình), voọc mũi hếch ở Khau Ca (Hà Giang)… Cá sấu xiêm được coi như đã tuyệt chủng ở Việt Nam vào những năm 2000 nhưng nhờ có chương trình phục hồi, hiện đã có gần 300 cá thể cá sấu xiêm sinh sống tại Vườn quốc gia Cát Tiên và quần thể này tiếp tục phát triển tốt.

Các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ cũng được chú trọng nghiên cứu, bảo tồn, phục hồi và phát triển, điển hình là sâm ngọc linh, lan hài…

Trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, nhằm bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam cũng như thực hiện các cam kết Đối tác Đường bay chim nước di cư tuyến Úc – Đông Á (EAAFP), được đối tác quốc tế đánh giá rất cao. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương và các đối tác, tổ chức quốc tế cũng đang triển khai các hành động cụ thể nhằm bảo vệ và phục hồi một số loài chim di cư nguy cấp và sinh cảnh của chúng như Sếu đầu đỏ…

img_8227.jpg
Mùa bướm ở Vườn quốc gia Cúc Phương

Nguồn gen được thu thập, bảo tồn để phát triển bền vững, cơ chế tiếp cận nguồn gen, chia sẻ hợp lý lợi ích từ nguồn gen được thiết lập: Năm 2020, Việt Nam đã thu thập được tổng cộng 88.968 nguồn gen, tăng 3,12 lần so với năm 2010. Hiện nay, hơn 3.179 nguồn gen được chia sẻ phục vụ nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất.

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong tham gia Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, đồng thời, đã ban hành Nghị định số 59/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen quy định về quản lý hoạt động tiếp cận để sử dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, tạo ra hành lang pháp lý cho phép việc tiếp cận nguồn gen phục vụ nghiên cứu không vì mục đích thương mại; nghiên cứu vì mục đích thương mại; phát triển sản phẩm thương mại… mở ra các tiềm năng sử dụng bền vững ĐDSH.

PV: Việt Nam được đánh giá có mức độ ĐDSH cao, nhưng cũng đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm ĐDSH đáng báo động. Việc chủ động tham gia vào các Công ước, nỗ lực chung mang tầm quốc tế có ý nghĩa như thế nào trong việc ngăn chặn đà suy giảm ĐDSH, cũng như hướng tới bảo tồn thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái của Việt Nam, thưa bà?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: Thế giới đang đứng trước bối cảnh tốc độ biến đổi và suy thoái của thiên nhiên trên toàn cầu trong 50 năm qua là chưa từng có trong lịch sử loài người. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Chính sách – Khoa học liên chính phủ về ĐDSH và Dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES), 75% diện tích mặt đất bị biến đổi đáng kể, 66% diện tích đại dương đang chịu tác động tích lũy ngày càng tăng và hơn 85% diện tích đất ngập nước đã bị mất đi, làm suy giảm nhanh chóng các dịch vụ hệ sinh thái mà thiên nhiên cung cấp cho con người, 25% số loài được đánh giá đang bị đe dọa. Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có ĐDSH cao trên thế giới cũng không nằm ngoài xu thế này.

Theo Báo cáo ĐDSH quốc gia năm 2021, mặc dù những nỗ lực bảo tồn ĐDSH, xu hướng suy thoái và suy giảm ĐDSH được ghi nhận ở tất cả các loại hình hệ sinh thái, bao gồm: hệ sinh thái trên cạn; hệ sinh thái đất ngập nước (gồm đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển) và hệ sinh thái biển. Việc thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên dẫn đến suy giảm sự phong phú các loài, và giảm khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cho con người.

Chỉ số Danh lục Đỏ (Red List Index) do IUCN đánh giá, đã cho thấy loài sinh vật của nước ta đang có xu hướng gia tăng nguy cơ tuyệt chủng với tốc độ ngày cao. Việc ngăn chặn tốc độ suy giảm ĐDSH của Việt Nam, không chỉ thực hiện các mục tiêu của quốc gia, mà đóng góp vào thực hiện các mục tiêu toàn cầu về ĐDSH. Do đó, Việt Nam cũng đã thúc đẩy hợp tác với các tổ chức, các quốc gia trong khu vực và quốc tế về bảo tồn ĐDSH, triển khai nhiều chiến lược, chương trình, sáng kiến, dự án về ĐDSH.

Hiện nay, Việt Nam cũng đang tham gia cùng với các nước triển khai các hành động thực hiện Khung toàn cầu về ĐDSH sau 2020 (GBF), sáng kiến toàn cầu về tài chính cho ĐDSH (Biofin), các chương trình hợp tác trong khu vực tiểu vùng hạ lưu Sông Mê kông, và nhiều nỗ lực hợp tác đa phương, song phương khác. Việc tham gia và thực hiện các Công ước, các cam kết quốc tế thể hiện vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong việc cùng với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu. Thông qua đó, chúng ta thiết lập được các mối quan hệ đối tác, huy động nguồn lực, phát huy các sáng kiến, học tập các kinh nghiệm thế giới thực hiện các nhiệm vụ, cam kết về bảo tồn ĐDSH ở cấp quốc gia.

z4353311040645_4c74ac860917c7caa63f98152998e1d6.jpg
Các hành động cụ thể nhằm bảo vệ và phục hồi một số loài chim di cư nguy cấp và sinh cảnh của chúng đang được Việt Nam phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện.

PV: Trước bối cảnh ĐDSH bị suy giảm và các mục tiêu về ĐDSH của toàn cầu cũng như của quốc gia còn tham vọng, theo bà cần phải thực hiện các giải pháp gì để có thể thực hiện được các mục tiêu này?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: Khung toàn cầu về ĐDSH sau 2020 (GBF) là một văn bản định hướng chiến lược cho bảo tồn ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. GBF đã xác định 23 mục tiêu cần đạt được đến năm 2030, với những chỉ tiêu hết sức tham vọng, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới cần có hành động quyết liệt, thậm chí cần có những chuyển đổi căn bản để giảm tác động tới ĐDSH. Bên cạnh những nỗ lực của các quốc gia, việc tạo ra các cơ chế hỗ trợ về nguồn lực cho các nước đang và kém phát triển, bao gồm cả cơ chế tài chính, chuyển giao khoa học- công nghệ và tri thức để hỗ trợ các hành động bảo tồn hết sức quan trọng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc triển khai thành công Chiến lược này sẽ đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu toàn cầu về ĐDSH. Trong đó, giải pháp ưu tiên là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường năng lực bảo tồn ĐDSH. Hệ thống chính sách, pháp luật cần được rà soát đảm bảo tính hệ thống, thống nhất và cập nhật những yêu cầu mới nhằm thực hiện các cam kết quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Bên cạnh đó, cần chú trọng rà soát và tăng cường năng lực của các tổ chức, nhân lực làm công tác bảo tồn ĐDSH từ trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ĐDSH; thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các cán bộ làm công tác bảo tồn ở vùng sâu, vùng xa tại các khu bảo tồn thiên nhiên.

Chiến lược cũng chú trọng việc tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH cho các cấp, các ngành và toàn xã hội; xây dựng lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên; đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn ĐDSH trong hoạch định chính sách, các dự án đầu tư công; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH.

Một trong những vấn đề ưu tiên nữa là bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là nguồn ngân sách và xây dựng các cơ chế để huy động nguồn tài chính bổ sung nhằm đáp ứng các nhu cầu tài chính để thực hiện mục tiêu bảo tồn ĐDSH. Mặt khác, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế để huy động nguồn lực cho bảo tồn ĐDSH một cách hiệu quả; đồng thời, thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với quốc tế.

PV: Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ gì trong thời gian tới để thực hiện tốt GBF và Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thưa bà?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: Với vai trò là cơ quan đầu mối đối với Công ước ĐDSH, đồng thời là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về ĐDSH, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 3220/QĐ-BTNMT về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời nghiên cứu, cụ thể hóa các hành động thực hiện GBF ở cấp quốc gia.

Các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định bao gồm: xây dựng, hoàn thiện các văn bản chính sách, quy định pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; tăng cường năng lực quản lý và thực thi pháp luật về ĐDSH; điều tra quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ĐDSH; triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ quản lý, bảo tồn ĐDSH; thúc đẩy hợp tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH; thực hiện các giải pháp và mô hình thí điểm về bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái, loài, nguồn gen và kiểm soát các tác động tới ĐDSH; theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược.

Nhằm huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, Cục Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH tiếp tục tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành   các văn bản hướng dẫn triển khai Chiến lược, GBF; rà soát, xác định các yêu cầu mới đối với quốc gia trong GBF để xây dựng kế hoạch thực hiện; nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các cơ chế mới để thực hiện thành công các mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH như việc áp dụng các biện pháp bảo tồn hiệu quả ngoài khu bảo tồn (OECM), bồi hoàn ĐDSH, cơ chế tài chính mới cho ĐDSH, xây dựng diễn đàn đối tác về ĐDSH và dịch vụ hệ sinh thái…

PV: Trân trọng cảm ơn Phó Cục trưởng Hoàng Thị Thanh Nhàn!





Nguồn

Cùng chủ đề

Dấu ấn người sĩ quan gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam ở Bambari

(Bqp.vn) - Trong nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc ở Bambari thuộc Phái bộ Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA), Trung tá Nguyễn Văn Hiển - cán bộ Văn phòng Bộ Quốc phòng được lựa chọn tham gia lực lượng GGHB Liên hợp quốc - đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người sĩ quan GGHB Liên hợp quốc của Việt Nam, để lại...

Xem loạt ảnh này mà rưng rưng nhớ thời bao cấp

Tem phiếu mua thịt, mua vải, mua dầu, hình ảnh các cửa hàng mậu dịch, cảnh chen nhau xếp hàng nhận đồ bao cấp... từ thập niên 70, 80 được tái hiện qua những bức ảnh sinh động khiến người xem không khỏi rưng rưng khi nhớ lại một thời đã xa. Chứng minh thư thời "ông bà ta". Phiếu mua thịt thời bao cấp. Mỗi một phiếu như thế này người dân được đổi lấy 1kg thịt. Các anh cảnh sát...

Việt Nam làm nên lịch sử, vô địch billiards đồng đội thế giới

(Dân trí) - Thắng Tây Ban Nha sát nút 15-14 ở loạt tie-break chung kết, Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam lần đầu vô địch carom 3 băng đồng đội thế giới. Trần Quyết Chiến (hạng 2 thế giới) và Bao Phương Vinh (hạng 8 thế giới) lần lượt đối đầu Ruben Legazpi và Sergio Jimenez của Tây Ban Nha ở hai trận đấu chung kết đơn nam rạng sáng 25/3 tại Đức. Bao Phương Vinh sớm...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Đội tuyển Indonesia thiếu người, HLV Shin Tae-yong khẩn cấp bổ sung

Đội tuyển Indonesia thiếu hụt lực lượng do thẻ phạt và vấn đề sức khỏe. HLV Shin Tae-yong buộc phải gọi khẩn cấp 2 cầu thủ Muhammad Ferrari và Rachmat Irianto. Bộ đôi này sẽ bay sang Việt Nam chiều nay 24/3.Trước đó, HLV Shin Tae-yong đã gọi thêm thủ môn Ernando Ari. Thủ thành của Persebaya Surabaya bay sang Việt Nam tối 23/3. Đội tuyển Indonesia đang gặp nhiều vấn đề về lực lượng. 5 cầu thủ bị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực lớn hơn, đưa Tiền Giang phát triển nhanh hơn, bền vững hơn

Cho ý kiến về các đề xuất, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương để giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đề nghị chuyển dự án Khu...

Thủ tướng chỉ rõ ‘1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh’ trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch; tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh,...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Sáng 23/3, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu phát triển Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ...

Cùng chuyên mục

52 cuộc giao tranh trên mặt trận; kho lưu trữ khí đốt Ukraine trúng tên lửa

Thông tin chiến sự UAV Nga tập kích miền nam Ukraine. Theo giới chức Ukraine, các hệ thống phòng không ở vùng miền nam Odessa đã được kích hoạt vì một vụ tấn công bằng UAV Shahed của Nga vào đêm 24/3 đến rạng sáng 25/3. Các UAV được tin xuất kích từ khu vực Biển Đen. “Hoạt động chiến đấu đang tiếp diễn ở Odessa. Đây là lời nhắc nhở rằng tình hình có thể...

Khánh Hoà: Tập trung đầu tư hạ tầng cho địa bàn đặc biệt khó khăn

Theo ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 52km quốc lộ; 63km tỉnh lộ; hơn 88km hương lộ (liên huyện) đi qua. Đến nay, nhờ có sự quan tâm của tỉnh, hạ tầng giao thông của huyện đã cơ bản hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, khi triển...

Clip người đi đường chung tay đỡ bé rơi từ tầng 4 gây sốt dân mạng

Tình huống thót tim được các nhân chứng ghi lại tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, cho thấy ngọn lửa bùng lên dữ dội tại một căn hộ ở tầng 4 của căn chung cư, khiến khói tỏa ra dày đặc.Một người phụ nữ và con nhỏ bị mắc kẹt bên trong căn hộ tầng 4 đã phải mở cửa sổ để thò đầu ra ngoài tìm kiếm sự giúp đỡ. Những người đi...

Hà Nội mưa nhỏ và sương mù vào sáng, nhiệt độ cao nhất 29 độ C

 Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, phía Tây Bắc Bộ ngày 25/3 có nơi nắng nóng; đêm có mưa vài nơi. Phía Đông Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng; riêng khu vực ven biển và đồng bằng đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Từ ngày 26/3 có mưa rải rác. Bắc Trung Bộ ngày 25/3...

Giữ vững thị trường xuất khẩu

Ngay lập tức, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp liên quan truy xuất các lô hàng bị cảnh báo; rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu; thực...

Mới nhất

Chung kết Hội diễn Nghệ thuật quần chúng huyện Gia Viễn năm 2024

Dự đêm chung kết hội diễn có ông Trần Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; ông Hoàng Mạnh Hùng, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ...

Màn lội ngược dòng kịch tính của các tay đua mô tô nước tại Bình Định

Sau 3 ngày thi đấu đầy kịch tính, Giải Vô địch Thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã khép lại với những kết quả ấn tượng. Ngày 24/3, tại đầm Thị Nại (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế...

3 học sinh THPT đầu tiên vinh dự được kết nạp Đảng

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đã tới dự và trao Quyết định kết nạp Đảng cho 3 học sinh xuất sắc, ưu tú của Trường trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự, thủ tục...

[Ảnh] Bun Vốc Nặm-Lễ hội té nước của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội thường diễn ra vào cuối mùa xuân với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào, qua đó giáo dục truyền thống, lòng tự hào cũng như ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa...

52 cuộc giao tranh trên mặt trận; kho lưu trữ khí đốt Ukraine trúng tên lửa

Thông tin chiến sự UAV Nga tập kích miền nam Ukraine. Theo giới chức Ukraine, các hệ thống phòng không ở vùng miền nam Odessa đã được kích hoạt vì một vụ tấn công bằng UAV Shahed của Nga vào đêm 24/3 đến rạng sáng 25/3. Các UAV được tin xuất kích từ khu vực Biển...

Mới nhất