Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhÁp lực lạm phát kéo dài, Anh đau đầu về "sức khoẻ"...

Áp lực lạm phát kéo dài, Anh đau đầu về “sức khoẻ” của nền kinh tế


Thị trường tài chính đã phản ứng tiêu cực trước triển vọng kinh tế kém của Anh khi nước này đối mặt với áp lực lạm phát kéo dài trong bối cảnh tiền lương tăng cao và sản lượng kinh tế không tăng kể từ tháng 7/2022.

Các nhà giao dịch trên thị trường tài chính đã bỏ rơi trái phiếu của chính phủ Anh, khiến lãi suất vay kỳ hạn hai năm cao hơn mức kỷ lục tại thời điểm khủng hoảng trong nhiệm kỳ Thủ tướng ngắn ngủi của bà Liz Truss vào năm 2022.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey đã phải đánh giá lại quy trình dự báo của ngân hàng này sau khi thừa nhận “cần nhiều thời gian hơn dự kiến” để giảm lạm phát. Đối mặt với mức lương thực tế trung bình không cao hơn năm 2005 và chi phí thế chấp tăng vọt, các hộ gia đình không hài lòng với tuyên bố từ chính phủ rằng nền kinh tế đã tránh được suy thoái.

Tất cả những điều này đang diễn ra trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm tới. Cựu quan chức hàng đầu của Bộ Tài chính Anh Nick Macpherson cho biết, điều này có nghĩa chính phủ sẽ phải đối mặt với các cử tri vào thời điểm lãi suất tăng và những biện pháp kinh tế cần thiết để loại bỏ lạm phát.

Người đứng đầu Viện Peterson ở Washington, ông Adam Posen, thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng so với Mỹ và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Vương quốc Anh đang phải gánh thêm các vấn đề của Brexit (chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu – EU), sự mất uy tín về quản trị kinh tế, di sản của tình trạng thiếu đầu tư vào y tế công cộng và dịch vụ vận tải.

Ông Posen nhận định, đây là những dấu hiệu cho thấy lạm phát ở Anh sẽ cao hơn trong thời gian lâu hơn so với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến khác ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Áp lực lạm phát kéo dài, Anh đau đầu về 'sức khoẻ' của nền kinh tế
Lạm phát cơ bản tại Anh tăng từ 6,2% vào tháng 3/2023 lên 6,8% trong tháng 4/2023, không giống như tỷ lệ ổn định hơn ở Eurozone và Mỹ. (Nguồn: EPA)

Khó chồng khó

Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt ngày 12/6 đã bác bỏ các tuyên bố về “suy thoái”, nhưng sau đó vài ngày buộc phải giải quyết áp lực lạm phát. Ông cho biết chính phủ hiểu được tác động tới ngân sách của các gia đình và điều tốt nhất ông có thể làm là “hỗ trợ BoE trong nỗ lực giảm lạm phát”.

Ông Hunt có thể có lý do để không hài lòng trước phản ứng của thị trường và giới truyền thông bởi không chỉ Anh mà cả Mỹ và Eurozone cũng đối mặt với những khó khăn về kinh tế. Sau khi giữ lãi suất ở mức từ 5-5,25%, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 14/6 thừa nhận lạm phát của nước này vẫn chưa được giải quyết khi đưa ra dấu hiệu rằng ngân hàng trung ương sẽ cần tăng lãi suất thêm hai lần nữa.

Ông Powell cho biết, Fed vẫn cần xem “bằng chứng đáng tin cậy cho thấy lạm phát đang đạt đỉnh và sau đó bắt đầu giảm”.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cũng cảnh báo, lạm phát sẽ ở mức “rất cao trong thời gian rất lâu” trên toàn Eurozone khi ECB tăng lãi suất lần thứ tám liên tiếp và đưa ra những dự báo mới cho thấy lạm phát sẽ cao hơn và tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến trước đây.

Các vấn đề kinh tế chung vì vậy là phổ biến, song thị trường tài chính đã loại bỏ Vương quốc Anh vì hầu hết tin rằng nước này gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn các quốc gia khác.

Số liệu cho thấy lạm phát cơ bản tại Anh tăng từ 6,2% vào tháng 3/2023 lên 6,8% trong tháng 4/2023, không giống như tỷ lệ ổn định hơn ở Eurozone và Mỹ.

Số liệu tiền lương được công bố trong tuần giữa tháng Sáu cho thấy thu nhập trung bình tăng với tốc độ gần kỷ lục 7,2% trong giai đoạn từ tháng 2-4/2023 so với cùng kỳ năm trước.

Giới kinh doanh dự đoán BoE sẽ thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ do tiền lương tăng nhanh không tương thích với mục tiêu lạm phát 2%. Ngày 16/6, lãi suất chính thức của Anh được dự báo ở mức cao nhất, gần 6%, sau khi ở mức thấp 4,5% vào đầu tháng Năm.

Có các quan điểm khác nhau về nguyên nhân khiến tình hình của Anh trở nên tồi tệ và phản ứng của thị trường tài chính mạnh hơn so với hầu hết các nền kinh tế khác, mặc dù tất cả các nền kinh tế gặp cùng một vấn đề.

Một trong số những quan điểm này cho rằng, vấn đề của Anh tệ nhất so với các quốc gia ở cả hai bờ Đại Tây Dương. Giống như Mỹ, xứ sở sương mù chịu áp lực thiếu lao động do nhu cầu cao, trong khi cũng chịu tác động từ giá năng lượng cao giống như phần còn lại của châu Âu do cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Các thị trường tài chính và nhiều nhà kinh tế cho rằng, cần nhiều lý do hơn để giải thích cho sự tăng trưởng tiền lương nhanh và liên tục cùng triển vọng bi quan khi cú sốc giá năng lượng bắt đầu hạ nhiệt.

Các nhà kinh tế cho biết, phản ứng thái quá của thị trường đối với số liệu công bố trong tuần này một phần là do nghi ngờ ngày càng tăng về quy trình xây dựng mức lương, cách xử lý lạm phát của BoE và việc chính phủ thiếu một chiến lược thuyết phục để thúc đẩy tăng trưởng và năng suất trong dài hạn.

Thống đốc Bailey gần đây buộc phải thừa nhận với Quốc hội rằng các mô hình dự báo của BoE gần đây hoạt động không hiệu quả, buộc các thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ phải phỏng đoán khi đặt lãi suất. Dưới áp lực phải giải thích những sai sót này, BoE đã gấp rút đưa ra thông báo đánh giá lại quy trình dự báo của ngân hàng, thừa nhận mức độ lo ngại về việc truyền đạt các quyết định chính sách của tổ chức.

Ông Simon French, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng đầu tư Panmure Gordon, cho rằng, BoE đã cố gắng tạo dựng được danh tiếng xứng đáng về năng lực trong lĩnh vực này trong những quý gần đây. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh từ cách dự báo của BoE dựa vào các chính sách của chính phủ được công bố công khai vào thời điểm các chính sách được thừa nhận là thiếu độ tin cậy, và chính phủ có khả năng chi tiêu nhiều hơn hoặc đánh thuế ít hơn.

Thách thức ngày càng nghiêm trọng

Có hai vấn đề sâu xa hơn. Đầu tiên, việc tiền lương tăng nhanh khiến công chúng nghĩ rằng lạm phát sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn và tìm cách bảo vệ lợi ích của mình. Thứ hai, mặc dù đã cố gắng xây dựng lại uy tín với thị trường sau những bất ổn vào mùa Thu năm ngoái, chính phủ của ông Rishi Sunak đã không thuyết phục được các nhà đầu tư rằng họ có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ dài hạn.

Dữ liệu tuần này cho thấy, mặc dù cho đến nay, Anh đã tránh được suy thoái, nhưng sản lượng hiện tại không cao hơn so với tháng 10/2010 trong khi thu nhập của các hộ gia đình không thay đổi kể từ năm 2005. Giám đốc nghiên cứu tại tổ chức Resolution Foundation James Smith cho biết, với số người làm việc nhiều hơn, phần lớn nền kinh tế không tăng trưởng và giảm năng suất,

Bộ trưởng Hunt tuần trước khẳng định cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy năng suất ở cả khu vực công và tư để tránh bẫy tăng trưởng thấp.

Tuy nhiên, báo cáo thương mại được Resolution Foundation công bố ngày 15/6 nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của những thách thức mà Vương quốc Anh phải đối mặt. Theo báo cáo này, các bộ phận có năng suất cao nhất trong lĩnh vực sản xuất của đất nước sẽ suy giảm trừ phi chính phủ xem xét lại các thỏa thuận thương mại với EU một cách triệt để.

Chuyên gia tại công ty tư vấn Oxford Economics Andrew Goodwin cho biết, bất chấp các biện pháp được công bố trong ngân sách tháng Ba của ông Hunt – bao gồm việc mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ em do nhà nước tài trợ để tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ đi làm – các nhà đầu tư “vẫn đang chờ đợi một chiến lược nguồn cung đáng tin cậy”.

Theo ông Goodwin, khi không có chiến lược này, như dữ liệu gần đây cho thấy, bất kỳ sự tăng trưởng nào cũng đều gây lạm phát.

Điều này là rõ ràng. Nếu nền kinh tế Anh hầu như không thể tăng trưởng mà không quá nóng, BoE sẽ buộc phải gây nhiều thiệt hại hơn cho các hộ gia đình dưới hình thức mất việc làm và chi phí thế chấp cao hơn để kiểm soát lạm phát. Dấu hiệu đầu tiên về quan điểm của BoE sẽ đến vào ngày 22/6.

Hầu như tất cả các nhà kinh tế đều dự đoán BoE sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,75% vì cho rằng các số liệu kinh tế đã khiến ngân hàng này không cần phải thấy những áp lực giá dai dẳng hơn trước khi tăng lãi suất.

Các nhà kinh tế tại BNP Paribas cho rằng, trong khi trước đây có thể lo lắng về việc tăng lãi suất trên 5% vì tác động “quá mức” đối với các chủ sở hữu nhà, Ủy ban chính sách tiền tệ giờ đây sẵn sàng đưa ra quyết định.

Một số nhà kinh tế bác bỏ lập luận, Anh chịu lạm phát nhiều hơn và khẳng định giảm phát chỉ đơn thuần là sẽ chậm lại. Bà Swati Dhingra, một thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) thuộc BoE, người đã phản đối chính sách thắt chặt hơn nữa, trong tuần này cảnh báo có thể mất nhiều thời gian hơn để thấy tác động của việc tăng lãi suất, bởi các khoản vay thế chấp có lãi suất cố định trở nên phổ biến hơn.

Mặc dù vậy, lãi suất vay cao hơn “đã bắt đầu gây thêm áp lực liên tục cho các gia đình đang thuê nhà hoặc đàm phán trên thị trường thế chấp” và tăng trưởng tiền lương cũng có thể sẽ sớm chậm lại.

Tuy nhiên, những tiếng nói cảnh báo như vậy đã trở nên hiếm hơn trong tháng qua khi bằng chứng về các vấn đề lạm phát đình trệ của Vương quốc Anh ngày càng nhiều.

Mặc dù số liệu có thể cải thiện – khiến các vấn đề của Anh có vẻ ít nghiêm trọng hơn, hầu hết các thành viên MPC đều sẵn sàng đưa ra một thông điệp cứng rắn rằng Ủy ban cần đạp phanh mạnh hơn nữa vì không thể cho phép tiền lương và giá cả đẩy nhau lên cao hơn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá vàng sẽ biến động thế nào trước dự báo FED không cắt giảm lãi suất trong năm 2024?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc buổi họp ngày 20/3 vừa qua bằng thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất lần thứ năm liên tiếp và dự báo sẽ giảm 3/4 điểm phần trăm vào cuối năm 2024. Giá vàng thế giới sau đó chứng kiến mức tăng kỷ lục. Ghi nhận vào lúc 18h17 ngày 20/3 (giờ Mỹ), giá vàng trên sàn ở mức cao chưa từng thấy, ở mức 2.222,39 USD/ounce, sau...

Giá vàng biến động thế nào nếu FED thực hiện tối đa 2 đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024?

Theo hơn 30 nhà kinh tế học được khảo sát bởi tờ Financial Times và Chicago Booth, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ buộc phải giữ lãi suất cao hơn dự đoán trong tình hình lạm phát còn dai dẳng, và dự tính sẽ chỉ có tối đa 2 đợt cắt giảm trong năm 2024, với đợt đầu tiên sẽ diễn ra vào trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9. Nếu dự báo này...

Loạt ngân hàng trung ương họp chính sách tuần tới

Ngân hàng Trung ương tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Nga đều sẽ họp chính sách trong tuần tới, để quyết định lãi suất tham chiếu tại các thị trường này. Tuần tới sẽ là tuần bận rộn nhất từ đầu năm của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Lãi suất cho vay bằng các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới sẽ được thiết lập.Từ sau đại dịch và chiến sự Nga - Ukraine, bức tranh...

Hàn Quốc chi 113 triệu USD bình ổn giá nông sản

Ngày 15-3, lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền Hàn Quốc Han Dong-hoon cho biết, chính phủ và đảng này đã đồng ý rót thêm 150 tỷ won (113 triệu USD) trong tuần này để bình ổn giá các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Yonhap dẫn dữ liệu của chính phủ cho biết, giá nông sản, thủy sản và các sản phẩm chăn nuôi trong tháng...

Tái tạo san hô từ âm thanh của sự sống

Các nhà khoa học tại Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) đã tìm ra cách giúp tái tạo các rạn san hô khi phát đi những âm thanh ghi lại từ một rạn san hô khỏe mạnh để thu hút những ấu trùng san hô đến định cư trên rạn san hô đang bị thoái hóa. Tác giả chính của nghiên cứu, Nadege Aoki (ảnh, trái) cho biết, một rạn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Bài đọc nhiều

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam) bởi nhu cầu xăng dầu yếu hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ...

Cùng chuyên mục

Sự cân nhắc rủi ro được đưa lên hàng đầu

Thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số hồi phục và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần giúp VN-Index chạm mốc 1.280 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 18,02 điểm, tương đương 1,43% so với tuần trước lên 1.281,8 điểm. HNX tăng 0,89% lên 241,68 điểm. Cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn dắt thị trường với nhiều mã tăng mạnh, vượt đỉnh, thanh...

Vì sao nhiều phụ huynh cho trường quốc tế vay hàng tỷ đồng không lãi?

Miễn học phí 12 năm - cao hơn mức lãi đầu tư bất động sản, vàng, trái phiếu - khiến phụ huynh sẵn sàng cho trường quốc tế vay 3-5 tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều phụ huynh chật vật đòi lại số tiền đã cho trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vay nhưng bất thành. Năm 2018, AISVN triển khai hợp đồng vay vốn cho phụ huynh với số tiền 2-5 tỷ đồng. Đây là các khoản...

Lý do người mua lỗ tới 3,7 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng SJCGiá vàng thế giới đi ngang trong bối cảnh chỉ số USD tăng cao. Ghi nhận lúc 5h ngày 25.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngThị trường vàng vừa trải qua một tuần đáng nhớ khi vàng thế giới lần đầu chinh phục mốc 2.200 USD/ounce ngay sau thông tin được giới...

Doanh nghiệp Việt dần tiến sâu vào ứng dụng AI

Không chỉ dùng ChatGPT soạn email, sửa chính tả hoặc làm toán như giai đoạn trước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp Việt dần chuyên nghiệp. Để biết đàn dế nuôi có stress hay không, Cricket One - nhà sản xuất đạm dế lớn nhất Đông Nam Á có trang trại Bình Phước - bắt đầu tìm cách dùng trí tuệ nhân tạo (AI) từ 2019. Công ty này bỏ vốn vào một dự án...

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai đoạn Covid-19, do chính phủ cung cấp gói kích thích tài chính khổng lồ cho các công ty nhỏ và...

Mới nhất

Trẻ IQ cao có 6 biểu hiện ‘bất thường’ mà cha mẹ ít khi để ý

Con bạn là một người xuất chúng nhưng rất có thể bạn không biết. Vì vậy, bạn đã...

Đầu tư 389 triệu USD nâng cấp 3 quốc lộ huyết mạch Đồng bằng sông Cửu Long

Đầu tư 389 triệu USD nâng cấp 3 quốc lộ huyết mạch Đồng bằng sông Cửu Long Quốc lộ 53, Quốc lộ 62 và Quốc lộ 91B sẽ đượcn âng cấp, cải tạo để đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h bằng nguồn vốn vay WB. ...

Thấy gì từ hiện tượng hàng nghìn “chiến binh” sales đầu quân cho Vinhomes dịp đầu năm?

Thấy gì từ hiện tượng hàng nghìn “chiến binh” sales đầu quân cho Vinhomes dịp đầu năm?Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hàng nghìn nhân viên môi giới gia nhập Vinhomes trong một chiến dịch tuyển dụng quy mô chưa từng có giống như “cánh én báo xuân”, cho thấy lòng...

Với start-up, không bao giờ là quá sớm để tuyển dụng CFO

Vị trí giám đốc tài chính (CFO) mang lại nhiều giá trị quan trọng cho start-up. Theo chuyên gia, start-up nên tuyển dụng CFO càng sớm càng tốt. Theo Forbes, việc có riêng một nhân sự phụ trách vị trí CFO là điều tối quan...

Françoise Gilot – người tình ruồng bỏ Picasso

Họa sĩ Françoise Gilot - người tình cũ kém Picasso 40 tuổi - từng bị danh họa ngăn cản sự nghiệp ở Pháp, phải đến Mỹ tiếp tục vẽ tranh. Theo Beauxarts, triển lãm Françoise Gilot mở cửa ngày 12/3, dự kiến kéo dài một năm tại bảo tàng Picasso (Pháp). Chủ đề tập trung vào sự nghiệp hội...

Mới nhất