Trang chủChính trịNgoại giaoBidenomics gây dựng lại vị thế kinh tế Mỹ?

Bidenomics gây dựng lại vị thế kinh tế Mỹ?


Tổng thống Mỹ Joe Biden quảng bá rầm rộ về Bidenomics nhằm giành ưu thế với đối thủ đáng gờm – cựu Tổng thống Donald Trump, trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới.

Bidenomics gây dựng lại vị thế kinh tế Mỹ?
Bidenomics sẽ là trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của Tổng thống Joe Biden. (Nguồn: Nerdwallet)

Nhà lãnh đạo Mỹ đã giao cho người đồng tranh cử của mình – Phó Tổng thống Kamala Harris đi khắp nước Mỹ với một mục đích chính là kêu gọi phiếu bầu của giới trẻ, qua đó, quảng bá về những tác động từ Học thuyết kinh tế Biden (Bidenomics) khi người dân Mỹ vẫn còn nhiều băn khoăn về nền kinh tế đất nước.

“Bidenomics là tương lai”

Tổng thống Mỹ Joe Biden từng không thích thuật ngữ Bidenomics và có lần nói đùa rằng “không biết đó là cái quái gì”. Tuy nhiên, gần đây, ông chấp nhận cách viết tắt đó cho chính sách kinh tế của mình và vạch ra kế hoạch lớn nhằm khôi phục “giấc mơ Mỹ” trước thềm cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.

Đảng Cộng hòa sớm sử dụng từ “Bidenomics” như một cách công kích chính sách này, nhưng khi Tổng thống Biden nhận ra rằng, các chính sách bắt đầu có tác động tích cực thì ông đã tự áp dụng thuật ngữ này.

Trong bài phát biểu khoảng nửa giờ tại Chicago hồi cuối tháng Sáu, Tổng thống Mỹ quả quyết sẽ khôi phục “giấc mơ Mỹ”. Theo ông, tầm nhìn Bidenomics là bước đột phá cơ bản so với lý thuyết kinh tế vốn đã không đáp ứng kỳ vọng của người dân Mỹ trong bốn thập kỷ qua, những người làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết không thể tiến lên phía trước…

Bidenomics là trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Biden. Nhà lãnh đạo Mỹ định nghĩa Bidenomics là sự đảo ngược của “kinh tế học nhỏ giọt”, vốn ưu tiên lợi ích của người giàu hơn lợi ích của tầng lớp trung lưu, giúp người nghèo có cái thang để đi lên và người giàu vẫn làm tốt việc của họ.

Lý thuyết “kinh tế học nhỏ giọt”, nổi bật trong chính sách kinh tế của các đời Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, là chính phủ giảm thuế và tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp và những người giàu có, những tác động tích cực sau đó sẽ được “nhỏ giọt” xuống các tầng lớp khác trong xã hội. Còn học thuyết kinh tế mới của Tổng thống Biden sẽ là xây dựng từ dưới lên – “những gì chúng tôi luôn làm tốt nhất, đó là đầu tư vào người dân Mỹ”, như ông Biden phát biểu.

Một số tin tốt cho cả ông Biden và nước Mỹ như lạm phát giảm hơn một nửa kể từ mức đỉnh điểm, nâng lương thực tế của người lao động và cải thiện triển vọng việc làm (tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 4% kể từ tháng 2/2022).

Tuy nhiên, người dân Mỹ dường như vẫn không cảm thấy an tâm về nền kinh tế. Cuộc thăm dò mới nhất của Công ty Tư vấn và phân tích Gallup (Mỹ) cho thấy, 76% người Mỹ được hỏi cho rằng, điều kiện kinh tế quốc gia đang trở nên tồi tệ hơn. Các cuộc thăm dò của NBC News và ABC News cũng cho thấy tỷ lệ tán thành đối với nền kinh tế Mỹ dưới thời ông Biden lần lượt chỉ ở mức 37% và 36%.

Micah Roberts, nhà thăm dò ý kiến của NBC News, bình luận: “Có sự khác biệt rõ ràng giữa chiến dịch Bidenomics và những gì mọi người thực sự cảm thấy”.

Điều này được cho có liên quan đến những ưu tiên lập pháp chính mà Bidenomics chưa thể chạm tới. Và bởi những “kỷ lục” khó khăn diễn ra trong nhiệm kỳ của ông Biden, như lạm phát trong năm ngoái có lúc tăng lên mức cao nhất trong 40 năm, khủng hoảng vật giá leo thang, thiếu lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng… ăn sâu vào tâm trí nhiều người Mỹ, ngay cả khi một số khó khăn bắt đầu giảm, tin tốt xuất hiện gần đây.

Trong bối cảnh đó, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Nhà Trắng Brian Deese, cũng là người chịu trách nhiệm phần lớn về Bidenomics, tin rằng, Bidenomics là tương lai, là cần thiết nếu nước Mỹ muốn đạt được các mục tiêu đặt ra như chống biến đổi khí hậu, công nghệ không carbon…

Niềm tự hào và thách thức

Tổng thống Biden từng giải thích triết lý của ông được xây dựng trên ba trụ cột gồm: đầu tư công, trao quyền và đào tạo người lao động, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh.

Với đầu tư công, chính quyền Mỹ tập trung vào cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và chất bán dẫn; về đào tạo, chính phủ hỗ trợ để trang bị tốt cho người lao động các kỹ năng làm những công việc của tương lai; và để thúc đẩy cạnh tranh, Bidenomics sẽ tập trung vào việc giảm chi phí và tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ. Song, thách thức trước mắt và đáng kể đối với ông Biden và bà Harris là cách giải thích các gói chính sách kinh tế gần đây, vốn đang làm người dân Mỹ bối rối và các đồng minh phương Tây hoang mang.

Trong chuyến thăm bang New Mexico hồi tháng 8/2023, phát biểu tại lễ động thổ một dự án nhà máy turbine gió, Tổng thống Biden ca ngợi chính sách Bidenomics đã hồi sinh các ngành sản xuất, cũng như thúc đẩy những lĩnh vực mới, như năng lượng tái tạo. Đây sẽ là cú hích lớn thúc đẩy làn sóng đầu tư sản xuất tại Mỹ mạnh mẽ hơn trong tương lai.

“Các bạn có biết tổng cam kết đầu tư từ Đạo luật CHIPS và Khoa học hiện là bao nhiêu không? 230 tỷ USD. Chúng ta tiếp tục đầu tư vào sản xuất để khắc phục chuỗi cung ứng, như vấn đề thiếu hụt chip bán dẫn hồi đại dịch”, ông nói.

Sự hậu thuẫn từ chính phủ có thể khiến các nhà đầu tư Mỹ yên tâm song hệ quả từ Bidenomics đang tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, vốn đang cố gắng tìm hiểu xem các nhà lãnh đạo của họ nên phản ứng ở mức độ nào, nhất là trong bối cảnh khối lượng thương mại thế giới đang giảm đồng loạt tại Trung Quốc, châu Âu và Mỹ. Hơn nữa, trước các gói chính sách của Mỹ, EU quyết định “không khôn ngoan nếu đi quá xa trong việc giảm ảnh hưởng của Trung Quốc” ở châu Âu.

Bối cảnh này dẫn Bidenomics đến đâu là điều khó nói trước? Tuy nhiên, niềm tự hào của chính quyền Tổng thống Biden về những con số đầu tư khủng, cũng là những thách thức mà nước Mỹ sắp phải đối mặt. Bởi thực tế, ngay cả với chính ngành chip, việc thúc đẩy tiến độ các dự án mới vẫn còn chậm chạp và chi phí vận hành cao, báo hiệu còn nhiều thách thức để nền kinh tế Mỹ gây dựng lại vị thế với ngành này, cũng như các lĩnh vực then chốt khác thời gian tới.

Các khoản đầu tư dài hạn, những nỗ lực của ông Biden nhằm xây dựng lại ngành sản xuất của Mỹ, tạo ra hàng triệu việc làm mới, giúp khử carbon cho nền kinh tế… sẽ cần thời gian mới thấy được kết quả.

Sau hai năm theo đuổi chính sách chi tiêu lớn, người Mỹ vẫn chưa thể có ấn tượng tốt với kinh tế trong nước và mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu xảy ra một cuộc suy thoái trước ngày bầu cử.

Bởi vậy, liệu Bidenomics có giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri Mỹ trong năm bầu cử 2024 hay không còn là điều khó đoán.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng. Hiện, có 2 dự án chậm tiến độ kéo dài trên 3 năm, đều...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ...

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng chờ sức bật từ đầu tư công

Theo Công ty cổ phầnChứng khoán An Bình(ABS), kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 tạo đà quan trọng cho các địa phương, bộ, ngành tiếp tục giải ngân đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 - năm tăng tốc để hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.Căn cứ dự toán năm 2024 được Quốc hội thông qua, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 1603/2023 về...

Ông Biden nỗ lực ghi điểm với cử tri để chuẩn bị tái đấu Trump

Tổng thống Biden đang cố gắng tăng tốc để thuyết phục cử tri, sau những kết quả thăm dò cho thấy ông tụt hậu so với Trump trên đường đua Nhà Trắng. Trong một sự kiện gần đây, Adrianne Shropshire, giám đốc điều hành BlackPAC, tổ chức chính trị đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi, đã thảo luận về cách Tổng thống Joe Biden lãnh đạo đất nước và thành tựu ông đạt được kể từ...

Bộ trưởng Janet Yellen: Kinh tế Mỹ không bị lạm phát kèm suy thoái

Giá nhà, nguyên nhân chính gây lạm phát ở Mỹ, được dự báo giảm trong năm nay, giúp nước này thoát khỏi lạm phát kèm suy thoái. Phát biểu tại một cuộc phỏng vấn Fox Business, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói, Mỹ sẽ không rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ (lạm phát kèm suy thoái). Đây là hiện tượng chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức cao trong thời gian dài, đi kèm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do...

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính...

Mới nhất