Trang chủNewsNhân quyềnBộ TN&MT tổng kết công tác nghiên cứu khoa học năm 2023

Bộ TN&MT tổng kết công tác nghiên cứu khoa học năm 2023


img_0263.jpeg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Thạc Cường – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ TN&MT cho biết, trong năm qua, Vụ KH&CN tiếp tục quản lý việc triển khai 175 đề tài cấp Bộ thuộc 6 Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2021 – 2025 với các đề tài về công nghệ thông tin phục vụ quản lý Nhà nước ngành tài nguyên và môi trường; liên tục đôn đốc các tổ chức chủ trì hoàn thành nhiệm vụ để phục vụ nghiệm thu đánh giá đúng thời hạn với 68 đề tài cấp Bộ kết thúc nghiệm thu đánh giá, 49 để tài đã hoàn thiện sản phẩm và có công văn gửi Bộ đề nghiệm thu cấp Bộ (chiếm 72%).

img_0264.jpeg
Ông Nguyễn Thạc Cường – Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN phát biểu tại cuộc họp

Trong đó, Vụ đã tham mưu với Lãnh đạo Bộ thành lập Hội đồng và tổ chức tuyển chọn đối với 52 nhiệm vụ cấp Bộ, giao cho Tổng cục, các Cục quản lý chuyên ngành xét giao trực tiếp 5 nhiệm vụ, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu và phát triển các nhiệm vụ phục vụ xây dựng văn bản pháp luật về tài nguyên môi trường; ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực đất đai, đo đạc bản đồ và viễn thám, tài nguyên nước, môi trường, khí tượng thủy văn và BĐKH, địa chất khoáng sản và ứng dụng KHCN trong chuyển đổi số và chính phủ điện tử cũng như đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực và các hướng công nghệ ưu tiên.

Đồng thời, năm 2023, tổng kinh phí phân bổ cho các đề tài cấp cơ sở của Vụ hơn 6 tỷ đồng và được Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh mục thực hiện theo tiêu chí ưu tiên về tính cấp thiết cần thực hiện, đối với những nhiệm vụ phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (như sửa đổi Luật Tài nguyên nước, Địa chất khoáng sản) và các vấn đề cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, việc chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và các công nghệ của Vụ đôi khi chưa được giám sát chặt chẽ, nhất là việc báo cáo kết quả ứng dụng hàng năm của các đơn vị ngoài Bộ.

img_0267.jpeg
PGS.TS Hoàng Anh Huy – Hiệu trưởng trường Đại học TN&MT Hà Nội phát biểu tại cuộc họp

PGS.TS Hoàng Anh Huy – Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội trình bày những kết quả trường đã đạt được trong năm 2023, về công tác đào tạo, trường đã xuất bản 4 giáo trình: Quan trắc môi trường (5 tập); Lượng giá tài nguyên thiên nhiên (3 tập); Kiểm toán môi trường (2 tập) và Bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái (1 tập).

Nhấn mạnh kết quả đạt được, ông cho biết, tháng 6/2023, trường đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục chu kỳ 2 và ngày 11/12/2023, trường được trao chứng nhận đạt chuẩn 4 sao theo định hướng ứng dụng của Viện đổi mới sáng tạo UPM. Về công tác KHCN, tháng 10 và tháng 11/2023, trường đã tổ chức thành công một Hội thảo Quốc gia và một Hội nghị Quốc tế GIS – IDEAS với sự tham gia của hơn 50 nhà khoa học quốc tế và gần 200 nhà khoa học Việt Nam.

Cùng với đó, số lượng đề tài cấp Bộ trong năm trường đã thực hiện gồm 6 đề tài, đã nghiệm thu 5 đề tài và một đề tài nghiệm thu cấp cơ sở. Trong đó, với 2 đề tài theo Chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ đã được thực hiện triển khai và 4 đề tài KHCN theo chương trình 562 của Chính phủ.

img_0266.jpeg
PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm – Phó Hiệu trưởng trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh báo cáo tại cuộc họp

PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm – Phó Hiệu trưởng trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của trường, trong đó, trường đã thực hiện kiểm định chất lượng 3 chương trình đào tạo gồm: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Cấp thoát nước và Thuỷ văn học. Cùng công tác KHCN, trường đã nghiệm thu một đề tài Nafosted, 3 đề tài cấp Bộ, 14 đề tài cấp Trường. Các đề tài NCKH đã có những ứng dụng thực tế vào công tác đào tạo của Nhà trường. Kết quả các công trình NCKH ghi nhận 115 tạp chí và 60 kỷ yếu hội thảo trong nước; 60 tạp chí, 15 tạp chí khoa học thuộc danh sách ISI, Scopus quốc tế; Ký kết 6 biên bản ghi nhớ (MOU) 3 biên bản nước ngoài và 6 biên bản trong nước; tổ chức thành công Hội nghị Khoa học Công nghệ Lần thứ 6 và tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, quan hệ đối ngoại trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, trường cũng hoàn thành kế hoạch đào tạo năm học 2022 – 2023 và triển khai kế hoạch đào tạo năm 2023 – 2024 đúng tiến độ và chất lượng; mở mới 2 ngành đào tạo đại học chính quy; tổ chức các Hội thảo điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng liên ngành – xuyên ngành nhằm tiếp tục duy trì ngành nghề trong điều kiện khó tuyển sinh một số ngành nghề để từ đó, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực thời kỳ 4.0, hướng đến tự chủ đại học.

Đại diện Quỹ BVMTVN đề xuất một số kiến nghị liên quan đến nhiệm vụ FPR, hiện nay quỹ cũng được tiếp nhận nguồn kinh phí đóng góp sản xuất của 60 nhà nhập khẩu, số tiền được đầu tư là khá lớn, vì vậy, Quỹ cần phải đảm bảo chặt chẽ nguồn thu. Về các thông tư, hướng dẫn, Quỹ cần phải đề xuất với Bộ TN&MT xây dựng được cơ chế tài chính doanh nghiệp, nộp tiền như thế nào, nguồn ở đâu, hạch toán trước chi phí hay sau chi phí,… và cần được thực hiện đồng bộ chính sách và quản lý chặt chẽ về nguồn kinh phí này để có thể đưa ra các phương án sử dụng phù hợp và hiệu quả.

img_0265.jpeg
Cuộc họp báo cáo nhiệm vụ công tác tháng 12 và hoàn thành kế hoạch năm 2023 của 4 đơn vị

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân nhận định, trong năm qua, 4 đơn vị đều có nhiều nỗ lực phấn đấu, cơ bản hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu trong năm 2023 về cả chuyên môn và nghiệp vụ. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần rà phải rà soát, xem xét, để đáp ứng nhu cầu thời điểm hiện tại. Do 4 đơn vị đều có những chức năng khác nhau, vì vậy, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị cần khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiện, hoàn thiện phần còn lại của các nhiệm vụ trong năm.

Đối với Vụ KH&CN, cần tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý khoa học công nghệ, chi tiêu tài chính. Vụ cần phải thống nhất biên soạn nội dung cần thiết, tuân thủ Nghị định. Những quy chế này phải trình xin ý kiến Ban cán sự Đảng Bộ đánh giá quy trình soạn thảo quy chế và một số nội dung, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, để từ đó, Vụ có thể tiếp thu, giải trình và hoàn thiện cơ chế, cũng như tiếp tục xây dựng, thực hiện ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 của Bộ TN&MT. Tiếp đó, Vụ KH&CN cũng cần kiểm tra, bổ sung nguồn lực phục vụ công việc của ngành nói riêng là xây dựng và triển khai các đề tài khoa học và của Bộ nói chung.

Với 2 trường Đại học trực thuộc Bộ, các giáo trình cần phải đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đúng quy trình và phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy, đào tạo sinh viên ngành. Đồng thời, đề xuất khen thưởng cho những công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng Quốc gia, mang lại hiệu quả trên thực tiễn trong xã hội.

Quỹ BVMTVN cũng cần phối hợp với Bộ Tài chính, Vụ Pháp chế để cân đối nguồn quỹ, đề ra những chính sách phục vụ doanh nghiệp, cũng như thực hiện xây dựng các hoạt động bảo vệ môi trường theo từng hạng mục được đầu tư.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT, phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành về tài nguyên nước nhằm phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước...

Bổ sung 2 Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020-2025

Tại Hội nghị, đồng chí Tăng Thế Cường, Phó Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Bộ TN&MT, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã công bố Quyết định số 1490/QĐ-ĐUK QĐ/ĐUK ngày 18/3/2024 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc chuẩn...

Công đoàn Khối cơ quan Bộ TN&MT tổ chức hành trình về nguồn cho cán bộ nữ

Hành trình về nguồn cho cán bộ nữ tại vùng đất Tổ là hoạt động thường niên do Công đoàn Khối Cơ quan Bộ TN&MT tổ chức nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, mang ý nghĩa to lớn nhằm động viên, khích lệ...

Bộ TN&MT đốc thúc cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh chủ trì Hội nghị triển khai thi hành luật Đất đai 2024 được kết nối trực tuyến tới 500 điểm cầu tại 63 địa phương trên cả nước. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai 2024 là sự kiện quan trọng, đánh dấu những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai theo tinh thần Nghị...

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã tái khẳng định vai trò quan trọng của Luật đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước… Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất đai theo Luật Đất đai 2013 trong thời gian qua còn tồn tại, hạn chế, bất cập;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ hai cố Thủ tướng và Anh hùng dân tộc Trương Định

*Chiều cùng ngày, trong chương trình công tác tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương, bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công đức của Anh hùng dân tộc, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - một trong...

Tháo gỡ 3 nút thắt để Đắk Nông phát triển bứt phá

Mảnh đất giàu tiềm năng và 3 nút thắtDù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đắk Nông có nhiều tiềm năng để phát triển bứt phá nếu giải quyết được những nút thắt về: Kết nối giao thông với vùng Đông Nam Bộ, chỉ tiêu...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được...

Mới nhất