Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào?

Học không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào?


Cơ hội trong ngành hiện tại

Đam mê nghệ thuật nhưng vẫn cố gắng hoàn thành và sắp tốt nghiệp ngành du lịch, Thang Châu Phong (sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng) học song song lớp diễn xuất vào buổi tối.

Phong chia sẻ: “Hai ngành nghề gần như không liên quan với nhau nhưng ngành du lịch lại rèn những kỹ năng giúp ích cho nghệ thuật sân khấu như giao tiếp lưu loát, chất giọng hay, rành mạch”.

Đang làm công việc liên quan đến marketing và định hướng theo thiết kế, Ngọc Lan (sinh viên năm cuối, ngành quan hệ công chúng, một trường ĐH ngoài công lập) cho biết, ngành hiện tại có các môn liên quan đến truyền thông như viết, thiết kế, quay chụp… nên đã có những kỹ năng cơ bản khi bắt đầu ngành mới.

Học không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào? - Ảnh 1.

Thanh Trúc hoàn thành chứng chỉ nghiệp vụ để đến với ước mơ

Mong muốn làm biên tập viên, xây dựng nội dung, Thanh Trúc (sinh viên năm 3, ngành quản lý giáo dục, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) đã học chứng chỉ nghiệp vụ báo chí trong 2 tháng rưỡi và hoàn thành vào năm 2 đại học.

Trúc cho hay, vì học trực tuyến vào cuối tuần nên có thể cân bằng thời gian với các bài tập khác cho ngành chính đang theo học. Nữ sinh viên cũng tích cực tham gia các hoạt động văn thể mỹ và học thuật, đặc biệt là các cuộc thi viết, để cải thiện kỹ năng diễn đạt.

Thu Ân (sinh viên năm 4, ngành giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sài Gòn) rất đam mê với ngành thiết kế đồ họa nên đã vận dụng những môn học liên quan trong chương trình để thiết kế trò chơi, hình ảnh đưa vào bài giảng thu hút học sinh. “Lớp vẽ cũng là môn học bắt buộc của chương trình nên tôi được học về cách đánh khối, chia bố cục, những kiến thức hữu ích ngay trong ngành hiện tại để theo đuổi đam mê thiết kế”, Ân cho hay.

Dù thấy không còn phù hợp nhưng Minh Thi (ngành quản trị nhân lực, Học viện hàng không Việt Nam) vẫn tiếp tục theo ngành và phát triển bản thân ở mặt ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung để rẽ hướng sang du lịch và dự định học lấy thẻ hướng dẫn viên.

Học chuyên ngành gần

Theo tiến sĩ Phan Thị Thanh Hương, Phó trưởng khoa Giáo dục, Trường ĐH Sài Gòn, học chuyên ngành gần là tình trạng khá phổ biến ở sinh viên hiện nay.

Điều này đồng nghĩa sinh viên rẽ hướng cần nỗ lực để nâng cao sức cạnh tranh so với sinh viên đúng chuyên ngành.

“Xu hướng chọn nhân lực lao động trên thị trường hiện nay khá rộng mở, quan trọng là sinh viên có mở tư duy, kiến thức để mạnh dạn bước vào thị trường, khẳng định bản thân. Nếu các em đủ năng lực thì việc trái ngành hay chọn chuyên ngành gần để làm nghề mơ ước vẫn sẽ có những công ty sẵn sàng tuyển dụng”, cô Hương chia sẻ.

Về giải pháp cho sinh viên học không đúng ngành, cô Hương cho biết, các em có thể chọn thi và học lại ngành đúng đam mê hoặc “đi đường vòng”.

“Khi học lại, các em phải xác định rõ những nguồn lực của bản thân như điều kiện kinh tế, thời gian, sức khỏe, nên có kế hoạch cụ thể, cải thiện khối kiến thức thi đầu vào. Tuy nhiên, hãy cân nhắc đến việc học chuyên ngành gần”, cô Hương khuyên.

Học không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào? - Ảnh 2.

Thanh Trúc đạt top 30 hạng mục viết trong Cuộc thi “Kỳ thi lớn nhất cuộc đời”

Theo tiến sĩ Hương, đến với công việc đam mê khi trái ngành là quá trình dài, sinh viên cần chuẩn bị thái độ học tập nghiêm túc để hoàn thành hiệu quả.

“Nếu chưa đủ nguồn lực thì sinh viên hãy làm tốt những gì đang có, nắm bắt và tìm hiểu thật kỹ các cơ hội nghề nghiệp của ngành học hiện tại. Các em cũng nên đánh giá lại chính xác bản thân đang có năng lực, sở thích ra sao để xem xét sự phù hợp với nghề”, tiến sĩ Hương cho hay.

Có trách nhiệm với lựa chọn

Lựa chọn thi lại để vào ngành mong muốn là giải pháp của nhiều sinh viên bày tỏ trên các diễn đàn mạng xã hội.

Dù được mọi người xung quanh khuyên nên cố gắng hoàn thành ngành học hiện tại và lấy bằng nhưng B.M (sinh viên năm 2, tham gia trên các diễn đàn) cho hay vẫn lựa chọn ôn thi lại vì cảm thấy cần đầu tư xứng đáng cho tương lai. Tuy nhiên, sinh viên này cũng lo lắng về việc học trễ 2 năm, khó thể cạnh tranh với các bạn cùng tuổi đã có kinh nghiệm.

Tạm dừng ngành hiện tại ít năm để đầu tư nghiêm túc cho ngành mới, Ngọc Lan cho hay dù mất nhiều thời gian để bắt đầu lại nhưng phải làm công việc mình không thích sẽ càng áp lực hơn.

Còn theo Thu Ân, điều quan trọng nhất trong hành trình này là phải luôn chịu trách nhiệm cho lựa chọn để nuôi dưỡng động lực. “Trước hết tôi đã mất 4 năm để tập trung hoàn thành bằng sư phạm và ít nhất là 2 năm nữa để có được bằng thiết kế. Tuy nhiên, tôi sẽ có ít nhất hai bằng cấp và dự định tích hợp hai bằng sư phạm – thiết kế, học lên cao để trở thành giáo viên dạy thiết kế”, Ân nói.



Source link

Cùng chủ đề

Mất định hướng sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần làm gì?

Không chỉ riêng sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng đối mặt với vô số vấn đề như không có mục tiêu, không có phương hướng, cảm thấy mông lung về công việc và cuộc sống.Dưới đây là một số bước giúp sinh viên vừa tốt nghiệp đại học lập kế hoạch hiệu quả hơn, tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân, mọi người có thể tham khảo thêm.Xác định...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Kinh nghiệm xin việc hiệu quả cho sinh viên năm cuối tham khảo

Với bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, sinh viên cần chuẩn bị hành trang thật tốt trước khi ra trường nếu muốn tìm được công việc phù hợp, và nhà tuyển dụng đánh giá cao ngay khi vừa ra trường.Dưới đây là một số kinh nghiệm xin việc hiệu quả dành cho sinh viên năm cuối, bạn có thể tham khảo thêm để chuẩn bị mọi thứ tốt hơn.Lựa chọn quy mô công ty phù hợpNếu bạn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Cùng chuyên mục

Top 3 vị trí việc làm lương cao dành cho người biết tiếng Hàn

Bên cạnh nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào nước ta thì làn sóng văn hóa du nhập thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là lý do tiếng Hàn ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là gợi ý top 3 vị trí công việc lương cao dành cho người biết tiếng Hàn, bạn có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp.Hướng dẫn viên du...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Mới nhất

Trẻ IQ cao có 6 biểu hiện ‘bất thường’ mà cha mẹ ít khi để ý

Con bạn là một người xuất chúng nhưng rất có thể bạn không biết. Vì vậy, bạn đã...

Đầu tư 389 triệu USD nâng cấp 3 quốc lộ huyết mạch Đồng bằng sông Cửu Long

Đầu tư 389 triệu USD nâng cấp 3 quốc lộ huyết mạch Đồng bằng sông Cửu Long Quốc lộ 53, Quốc lộ 62 và Quốc lộ 91B sẽ đượcn âng cấp, cải tạo để đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h bằng nguồn vốn vay WB. ...

Thấy gì từ hiện tượng hàng nghìn “chiến binh” sales đầu quân cho Vinhomes dịp đầu năm?

Thấy gì từ hiện tượng hàng nghìn “chiến binh” sales đầu quân cho Vinhomes dịp đầu năm?Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hàng nghìn nhân viên môi giới gia nhập Vinhomes trong một chiến dịch tuyển dụng quy mô chưa từng có giống như “cánh én báo xuân”, cho thấy lòng...

Với start-up, không bao giờ là quá sớm để tuyển dụng CFO

Vị trí giám đốc tài chính (CFO) mang lại nhiều giá trị quan trọng cho start-up. Theo chuyên gia, start-up nên tuyển dụng CFO càng sớm càng tốt. Theo Forbes, việc có riêng một nhân sự phụ trách vị trí CFO là điều tối quan...

Françoise Gilot – người tình ruồng bỏ Picasso

Họa sĩ Françoise Gilot - người tình cũ kém Picasso 40 tuổi - từng bị danh họa ngăn cản sự nghiệp ở Pháp, phải đến Mỹ tiếp tục vẽ tranh. Theo Beauxarts, triển lãm Françoise Gilot mở cửa ngày 12/3, dự kiến kéo dài một năm tại bảo tàng Picasso (Pháp). Chủ đề tập trung vào sự nghiệp hội...

Mới nhất