Trang chủNewsNhân quyềnHơn 50% diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá nguy...

Hơn 50% diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá nguy hiểm


Năm 2016, sau khi hoàn thành Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” tại tỉnh Yên Bái, Bộ TN&MT đã chuyển giao và hướng dẫn cho địa phương sử dụng bộ bản đồ này.

* Xác định 5 mức độ nguy cơ trượt lở đất đá

Theo Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản, nản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Yên Bái (bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 179 đơn vị hành chính cấp xã) được thành lập với 5 mức độ nguy cơ: rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp.

Trong đó, diện phân bố của mỗi cấp phân vùng chiếm tỷ lệ như sau: nguy cơ trượt lở đất đá rất cao chiếm ~18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Yên Bái; nguy cơ trượt lở đất đá cao ~32%, nguy cơ trượt lở đất đá trung bình ~28%, nguy cơ trượt lở đất đá thấp ~4% và nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp ~18%. Do vậy, tỉnh Yên Bái được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá cao trong khu vực miền núi Việt Nam.

do-thi-yen-bai.jpg
Biểu đồ thống kê (km2) diện tích phân bố các phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá trong từng huyện thuộc tỉnh Yên Bái

Kết quả phân vùng và đánh giá mức độ nguy cơ trượt lở đất đá cho 9 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Yên Bái cho thấy, có 3 huyện được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao, bao gồm các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Yên; có 3 huyện được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá cao, bao gồm các huyện Lục Yên, Trấn Yên và Văn Chấn; có 3 huyện được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá trung bình, bao gồm huyện Yên Bình, TP. Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

Đánh giá tổng thể ở từng khu vực theo đơn vị hành chính cấp xã thì trong số 179 xã/phường của tỉnh Yên Bái, có 53 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao, 77 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá cao, 42 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá trung bình, 2 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá thấp và 5 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp.

* 1/4 diện tích huyện Văn Yên nằm trong vùng nguy cơ rất cao

Vùng có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao phân bố trên địa bàn tỉnh Yên Bái với tổng diện tích ~1.200 km2, chiếm tỷ lệ ~18% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao có diện phân bố lớn nhất ở huyện Văn Yên (~322 km2), kế đến là các huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu (~220 km2), Văn Chấn (~195 km2), Lục Yên (~122 km2), ít hơn ở các huyện Trấn Yên (~80 km2), Yên Bình (~44 km2), ít nhất ở Thành phố Yên Bái (~3 km2) và rải rác một số diện tích nhỏ ở Thị Xã Nghĩa Lộ (dưới 0.4 km2).

Riêng ở huyện Văn Yên, diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao phân bố trên huyện này đã chiếm trên 1/4 tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao của toàn tỉnh Yên Bái.

Xét trong phạm vi từng huyện, diện phân bố các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao chiếm gần 1/3 diện tích huyện Trạm Tấu, chiếm gần 1/4 diện tích huyện Văn Yên, chiếm gần 1/5 diện tích huyện Mù Cang Chải; ở các huyện khác chỉ chiếm dưới 17% diện tích mỗi huyện.

sat-lo-yen-bai-2.jpg
Sơ đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá khu vực tỉnh Yên Bái

* 32% diện tích tỉnh có nguy cơ cao về trượt lở đất đá

Vùng có nguy cơ trượt lở đất đá cao phân bố trên địa bàn tỉnh Yên Bái với tổng diện tích ~2.200 km2, chiếm tỷ lệ ~32% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao có diện phân bố lớn nhất ở huyện Văn Yên (~572 km2), kế đến là các huyện Mù Cang Chải (~453 km2), Văn Chấn (~363 km2), Trạm Tấu (~286 km2), Lục Yên (210 km2), Trấn Yên (~180 km2), Yên Bình (~130 km2), ít nhất ở Thành phố Yên Bái (~13 km2) và Thị xã Nghĩa Lộ (~3 km2).

Riêng hai huyện Văn Yên và Mù Cang Chải, tổng diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá cao phân bố trên hai huyện này đã chiếm trên 46% tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao của toàn tỉnh Yên Bái.

Xét trong phạm vi từng huyện, diện phân bố các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao chiếm tỷ lệ khá lớn trên địa bàn một số huyện trong tỉnh Yên Bái, trong đó lớn nhất là chiếm ~41% diện tích huyện Văn Yên; ~38% diện tích các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; ~26-29% diện tích các huyện Trấn Yên và Lục Yên; ~17% diện tích huyện Yên Bình; ~12% diện tích TP. Yên Bái và ~9% diện tích thị xã Nghĩa Lộ.

sat-lo-dat-o-mu-cang-chai-thang-8-2023-trong-bao.jpg
Yên Bái thường hứng chịu các trận lũ quét và sạt lở đất đá nguy hiểm (Ảnh: Sạt lở đất ở Mù Cang Chải tháng 8/2023 – ảnh: Trọng Bảo)

* Huyện Yên Bình “khá bình yên” với trượt lở đất đá

Xét ở mức độ nguy cơ thấp và rất thấp, thì huyện Yên Bình có diện tích phân bố khá lớn.

Các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá thấp có diện phân bố lớn nhất ở các huyện Văn Chấn (~60 km2), kế đến là các huyện Yên Bình và Lục Yên (~47-50 km2), Mù Cang Chải (~35 km2), Trấn Yên (~28 km2), Trạm Tấu (~15 km2), Văn Yên (~8 km2), Thành phố Yên Bái (~6 km2) và ít nhất ở Thị xã Nghĩa Lộ (~2 km2). Riêng hai huyện Văn Chấn và Yên Bình: tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá thấp phân bố trên hai huyện này chiếm ~43% tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá thấp của toàn tỉnh Yên Bái.

Các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp có diện phân bố lớn nhất ở huyện Yên Bình (~350 km2), kế đến là các huyện Lục Yên (~224 km2), Văn Yên (~200 km2), Văn Chấn (~187 km2), Trấn Yên (~155 km2), Mù Cang Chải và TP. Yên Bái (~54 km2), ít nhất ở huyện Trạm Tấu và TX. Nghĩa Lộ (~17-20 km2).

Riêng hai huyện Yên Bình và Lục Yên, tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp phân bố trên hai huyện này chiếm ~45% tổng diện tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá rất thấp của toàn tỉnh Yên Bái.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT, phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành về tài nguyên nước nhằm phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước...

Bổ sung 2 Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020-2025

Tại Hội nghị, đồng chí Tăng Thế Cường, Phó Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Bộ TN&MT, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã công bố Quyết định số 1490/QĐ-ĐUK QĐ/ĐUK ngày 18/3/2024 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc chuẩn...

Công đoàn Khối cơ quan Bộ TN&MT tổ chức hành trình về nguồn cho cán bộ nữ

Hành trình về nguồn cho cán bộ nữ tại vùng đất Tổ là hoạt động thường niên do Công đoàn Khối Cơ quan Bộ TN&MT tổ chức nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, mang ý nghĩa to lớn nhằm động viên, khích lệ...

Bộ TN&MT đốc thúc cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh chủ trì Hội nghị triển khai thi hành luật Đất đai 2024 được kết nối trực tuyến tới 500 điểm cầu tại 63 địa phương trên cả nước. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai 2024 là sự kiện quan trọng, đánh dấu những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai theo tinh thần Nghị...

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã tái khẳng định vai trò quan trọng của Luật đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước… Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất đai theo Luật Đất đai 2013 trong thời gian qua còn tồn tại, hạn chế, bất cập;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ hai cố Thủ tướng và Anh hùng dân tộc Trương Định

*Chiều cùng ngày, trong chương trình công tác tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương, bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công đức của Anh hùng dân tộc, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - một trong...

Tháo gỡ 3 nút thắt để Đắk Nông phát triển bứt phá

Mảnh đất giàu tiềm năng và 3 nút thắtDù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đắk Nông có nhiều tiềm năng để phát triển bứt phá nếu giải quyết được những nút thắt về: Kết nối giao thông với vùng Đông Nam Bộ, chỉ tiêu...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM

Địa đạo Củ Chi được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm phòng thủ trong lòng đất ở...

Đoàn đại biểu giải thưởng Lý Tự Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), đoàn công tác T.Ư Đoàn và các đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh . ...

Hình dáng cầu vượt dài nhất cao tốc Bắc Nam sau hợp long

NGHỆ AN-Cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, là cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc Nam, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5. Đức Hùng - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ,...

Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa sôi nổi các hoạt động tháng Thanh niên

(HQ Online) - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), Đoàn thanh niên Cục Hải quan Thanh Hóa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. ...

Mới nhất