Trang chủNewsNhân quyềnKhẳng định quan điểm ứng phó biến đổi khí hậu

Khẳng định quan điểm ứng phó biến đổi khí hậu


PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ về các nội dung quan trọng mà các Bên sẽ cùng thảo luận, đàm phán tại COP28?

z4927197499053_2a0b0e606818827d1f9d56a48b593422.jpg
Ông Phạm Văn Tấn – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT)

Ông Phạm Văn Tấn: Năm 2023, đại diện 197 quốc gia bao gồm người đứng đầu Chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên và các bên liên quan khác sẽ tham dự Hội nghị COP28. Mục tiêu lớn nhất của Hội nghị là tiếp tục thúc đẩy các Bên giảm mạnh phát thải khí nhà kính (KNK) và đưa phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ, thông qua xây dựng các tiêu chuẩn, biện pháp giảm phát thải và đảm bảo việc thực hiện.

Tiếp nối các kết quả tại COP27 năm 2022, COP28 sẽ thảo luận xây dựng tuyên bố loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng như là biện pháp trọng tâm thực hiện giảm phát thải để đạt mục tiêu ở ngưỡng 1,5oC vào cuối thế kỷ. Về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), Hội nghị tiếp tục hoàn thiện khung mục tiêu thích ứng toàn cầu và tiếp tục thảo luận về các giải pháp để giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại, cơ chế vận hành và đóng góp nguồn lực cho Quỹ Tổn thất và thiệt hại đã được thành lập tại COP27.

Về tài chính khí hậu, Hội nghị sẽ tiếp tục xem xét tiến độ thực hiện mục tiêu huy động 100 tỷ đô la mỗi năm lẽ ra phải đạt được vào năm 2020; thảo luận mục tiêu huy động nguồn lực đến năm 2025 và dài hạn. Bên cạnh đó, các Bên sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định và hướng dẫn chi tiết để các quốc gia thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon theo Thỏa thuận Paris.

Lần đầu tiên, các Bên sẽ đánh giá tiến độ thực hiện Thỏa thuận Paris một cách toàn diện trên toàn thế giới. Hội nghị COP28 sẽ thảo luận kết quả tổng hợp nỗ lực thích ứng với BĐKH, giảm phát thải KNK, đóng góp về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực thực hiện ứng phó với BĐKH đã được các quốc gia đệ trình thông qua các báo cáo quốc gia, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) để thấy được tiến triển và những khoảng trống trong thực hiện các mục tiêu toàn cầu về ứng phó với BĐKH.

PV: Mục tiêu mà Đoàn Việt Nam đề ra khi tham dự Hội nghị COP28 là gì, thưa ông?

Ông Phạm Văn Tấn: Việc tham dự COP28 là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, Thỏa thuận Paris. Việt Nam sẽ tích cực tham gia xây dựng các quyết định và hoạt động của Hội nghị COP28, bảo đảm nguyên tắc công bằng, công lý trong ứng phó với BĐKH và lợi ích của các nước đang phát triển trên cơ sở hài hòa với quyền lợi của các quốc gia khác, nhất là với các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam.

Đoàn Việt Nam sẽ truyền đạt thông điệp đến cộng đồng quốc tế về những thách thức và tác động tiêu cực của BĐKH đối với Việt Nam, vai trò chủ động và tích cực của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH. Có thể khẳng định, Việt Nam đã thực hiện được rất nhiều việc và đã rất nghiêm túc triển khai thực hiện các cam kết đã đưa ra tại Hội nghị COP26, COP27. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam đưa ra tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề có liên quan đến thực hiện cam kết, chuyển đổi năng lượng – là những nội dung quan trọng tại Hội nghị COP28 năm nay.

z29099888145439c04c68c590fffec39693db9b79af03d-1636169613222888911061-1660967155495744772409.jpg
Chuyển đổi năng lượng – những nội dung quan trọng tại Hội nghị COP28 năm nay

Đoàn cũng đặt mục tiêu tăng cường sự tham gia của khối doanh nghiệp. Các hoạt động thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương, đa phương, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính cũng sẽ được triển khai nhằm huy động hỗ trợ thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, thực hiện NDC, các chương trình, đề án, dự án thực hiện cam kết của Việt Nam về ứng phó với BĐKH.

PV: Đoàn Việt Nam sẽ tham gia nhiều cuộc đàm phán trong khuôn khổ COP28. Ông có thể chia sẻ về quan điểm xuyên suốt của Việt Nam về ứng phó BĐKH tại Hội nghị lần này, thưa ông?

Ông Phạm Văn Tấn: Theo quan điểm của phía Việt Nam, các hoạt động giảm phát thải KNK cần tuân thủ quy tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và khả năng tương ứng của mỗi quốc gia, theo Công ước và Thỏa thuận Paris về BĐKH. Kết quả COP28 cần phản ánh sự khác biệt rõ ràng về các hành động giảm phát thải KNK và các phương thức thực hiện giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Thỏa thuận Paris không quy định việc đạt phát thải ròng bằng “0” của tất cả các quốc gia vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, các quốc gia phát triển cần nâng cao hơn nữa các mục tiêu giảm phát thải KNK giai đoạn đến năm 2025 và 2030. Kết quả giảm phát thải KNK cần giúp xây dựng sự tự tin và lòng tin giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi về hợp tác quốc tế.

Về thích ứng với BĐKH, COP28 cần đưa ra Khung mục tiêu thích ứng toàn cầu rõ ràng và khả thi, đảm bảo nguồn lực cho thích ứng với BĐKH, không chỉ bao gồm các mục tiêu tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin mà cần tập trung vào việc cung cấp các phương tiện thực hiện. Việt Nam ủng hộ việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành, quản lý Quỹ Tổn thất và thiệt hại theo định hướng đề ra từ Hội nghị COP27.

Việt Nam cũng kêu gọi việc xây dựng lộ trình cụ thể đảm bảo cân bằng giữa tài chính cho thích ứng, giảm nhẹ và tăng gấp đôi tài chính cho thích ứng với BĐKH vào năm 2025; tăng cường cam kết của các quốc gia phát triển thông qua cung cấp tài chính khí hậu. Bên cạnh đó, các quyết định COP28 liên quan tới kết quả đánh giá nỗ lực toàn cầu lần thứ nhất cần tăng mức mục tiêu tham vọng của tất cả các trụ cột trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ và đang tích cực triển khai các hành động khí hậu, kêu gọi các nước phải thực hiện các cam kết bằng những hành động cụ thể để đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

COP 28: Cơ hội cuối cùng cho mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chính thức khép lại với một số kết quả nổi bật.  Lần đầu tiên, COP đưa ra một văn bản gợi lên một “sự chuyển dịch” dần dần theo hướng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn...

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

GFANZ mong muốn hỗ trợ các ưu tiên lớn về chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác phát triển tài chính xanh bền vững là một trong những ưu tiên của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ Tài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Định trao nhiều thỏa thuận hợp tác tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2024

Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tại hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - UBND tỉnh Bình Định - Tổng Công ty hàng không Việt Nam -...

Đường sắt tốc độ cao có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm

Gia tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dàiTheo GS.TS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, ngoài mục tiêu vận tải hành khách, tuyến đường sắt tốc độ cao phải tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dài có như vậy mới...

Phát huy vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ

Tham dự Chương trình có đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; đồng chí Ngô Văn Cương – Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đồng chí Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm...

Đầu tư cho xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển

Sáng 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 03 dự án luật, 01 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 01 đề nghị xây dựng luật.Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan...

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Về hợp tác phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-Aho nhất trí hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Hiệp định khung giữa hai Chính phủ về các dự án được tài trợ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Mới nhất

‘Người quen cũ’ khiến chiến dịch tranh cử của Trump lo lắng

Chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông Trump hoạt động rất chuyên nghiệp, nhưng việc những đồng minh cũ của cựu tổng thống trở lại đang gây nhiều lo ngại. Cựu tổng thống Donald Trump đang dần đưa những đồng minh cũ của ông quay lại và tham gia chiến dịch vận động tranh cử năm nay. Họ...

Trễ lịch chạy thận định kỳ, người phụ nữ tổn thương tim

TP HCMTrễ lịch hẹn chạy thận chỉ một ngày, người phụ nữ 54 tuổi nhập viện cấp cứu trong nguy kịch, bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp do phù phổi cấp và tổn thương cơ tim. Bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối kèm tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu,...

Nhóm kỹ sư Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan, Bắc Kinh yêu cầu Islamabad hành động, nói gì về quan hệ song phương?

Ngày 26/3, một đối tượng đánh bom liều chết đã tấn công đoàn xe chở các kỹ sư Trung Quốc đang làm việc trong một dự án đập ở Tây Bắc Pakistan, khiến 6 người thiệt mạng. Hiện trường vụ đánh bom liều chết nhằm vào các...

Mới nhất