Trang chủNewsThời sựKhông để lỗi hẹn cải cách tiền lương với hàng triệu công...

Không để lỗi hẹn cải cách tiền lương với hàng triệu công chức, viên chức


Chiều nay (16/10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các nội dung liên quan đến tài chính ngân sách; trong đó có lộ trình cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024.

Theo đề xuất của Chính phủ, lộ trình cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ 1/7/2024. Chính phủ sẽ triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Cụ thể là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.

Cùng với đó là mở rộng quan hệ tiền lương từ 1-2,34-10 hiện nay lên 1-2,68-12; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỷ lệ giữa lương cơ bản (70%) và phụ cấp (30%); bổ sung quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản.

maptienluong.png

Giai đoạn sau năm 2024, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh các mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm (để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP) cho đến khi mức lương thấp nhất đạt bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp.

Với chính sách tiền lương mới này, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 – 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.  

Nội dung này đã được Hội nghị Trung ương 8 thảo luận và giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh báo cáo trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 (dự kiến khai mạc vào 23/10) xem xét, quyết định.

Tăng lương để giữ công chức, khắc phục “chân trong, chân ngoài” 

Trao đổi với VietNamNet, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên – Phó Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ để có thể thực hiện cải cách tiền lương, tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024.

Theo đại biểu Tạ Thị Yên, nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Vấn đề cải cách tiền lương tiếp tục được đặt ra tại nhiều hội nghị Trung ương và được Trung ương nhiều khóa quan tâm kết luận. Nhờ đó tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã từng bước được cải thiện.

tathiyen-1.jpg
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên – Phó Ban Công tác đại biểu

Tuy nhiên phải nhìn nhận thực tế, đến nay chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

Đáng chú ý là công thức tính lương hiện nay theo mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Trong khi lại có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương làm phát sinh những bất hợp lý…

Nghị quyết 27 của Trung ương khóa 12 ra đời nhằm khắc phục những bất cập này. Trong đó Trung ương khẳng định “tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương”.

“Đây là mong mỏi của hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước. Chính vì vậy, mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn nhưng Chính phủ vẫn nỗ lực để đảm bảo đủ nguồn lực thực hiện lộ trình cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 là phù hợp và rất đáng ghi nhận”, đại biểu Tạ Thị Yên nói.

Theo Phó Ban Công tác đại biểu, chúng ta đã lùi thời gian cải cách ít nhất 2 lần kể từ năm 2020, không thể lỡ hẹn thêm nữa. Và điều quan trọng là thời gian gần đây, với sự quyết liệt của Bộ Nội vụ, các bộ ngành, địa phương đã thực hiện tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính, tinh giản biên chế vừa giúp tiết kiệm nguồn lực, vừa giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước một cách phù hợp.

“Đấy là tiền đề quan trọng để thực hiện cải cách tiền lương”, đại biểu Tạ Thị Yên nhấn mạnh.

Nhất là trong bối cảnh vừa qua và cho đến nay vẫn còn tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư, thì việc cải cách tiền lương sẽ tạo động lực để họ có hứng thú làm việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động, gắn bó với khu vực nhà nước.

“Chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường lao động để thu hút “hiền tài” cho bộ máy nhà nước và chính sách tiền lương có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính sách đãi ngộ công chức viên chức nói chung”, nữ đại biểu tỉnh Điện Biên nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo bà Yên, thực hiện cải cách tiền lương cũng còn góp phần khắc phục tình trạng “chân trong, chân ngoài” trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức hiện nay.

‘Nhà nước nhỏ, xã hội lớn’ mới đảm bảo nguồn lực cải cách tiền lương bền vững

Sau bài phỏng vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà về nội dung này, nhiều bạn đọc của VietNamNet cũng bày tỏ ủng hộ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Bạn đọc Hung Viet Luong cho rằng, tăng lương cho khu vực công là chủ trương và chính sách rất đúng. Nhưng tăng như thế nào, được bao nhiêu để những cán bộ, công chức có trình độ, tâm huyết tiếp tục ở lại để làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ là quản lý nhà nước và dịch vụ công mới là điều cần bàn. 

Khi hệ thống chính quyền và cơ chế quản lý nhà nước vận hành trên cơ sở các luật, nghị định, thông tư cần được phát triển và không can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống xã hội của nhân nhân.

Mô hình “nhà nước nhỏ, xã hội lớn” có thể giảm được đáng kể số người hưởng lương từ ngân sách, đảm bảo nguồn lực để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức hợp lý.

Bạn đọc Hieu Thuan Nguyen Chau cũng hoan nghênh việc tăng lương cho công chức, viên chức để họ có thể sống được bằng lương là cần thiết. Từ đó góp phần chống nhũng nhiễu, tham nhũng, hối lộ. 

Bạn đọc này cho rằng, tuy số kinh phí 500 nghìn tỷ đồng là rất lớn nhưng cũng không quá khó để cân đối. Nếu nhà nước tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng chính sách hợp lý, thông thoáng thì sẽ tăng nguồn thu ngân sách gấp bội lần. Làm được như vậy không những đủ chi cho tăng lương mà còn có thể đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống nhân dân.

Bạn đọc Buu Lam thì đồng tình với việc tiếp tục sáp nhập xã, huyện, tinh gọn bộ máy và chống tham nhũng, lãng phí sẽ có thêm nguồn tiền để bù vào một phần tăng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bởi “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.

Bộ trưởng Nội vụ trả lời câu hỏi ‘tiền đâu để tăng lương’ từ 1/7/2024

Bộ trưởng Nội vụ trả lời câu hỏi ‘tiền đâu để tăng lương’ từ 1/7/2024

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, dự kiến khi thực hiện chính sách tiền lương mới, tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2024 thì giai đoạn 2024 – 2026 ngân sách cần chi thêm gần 500.000 tỷ đồng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cấm xuất khẩu di vật, cổ vật

Chỉ quy định cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc giaCăn cứ các quy định và để đảm bảo phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, nhằm khuyến khích mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong nước để gia tăng giá trị...

Hoàn thiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Tham dự cuộc họp có đại diện Bộ Công an, Bộ Thông tin &Truyền thông; Bộ Nội vụ; Hội LHPN Việt Nam; Vụ Gia đình, Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL).Qua tổng hợp ý kiến cho thấy, các bộ, ngành cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Kế...

Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ tỉnh Hậu Giang

Ngày 18/3, Thanh tra Bộ Nội vụ do ông Nguyễn Xuân Đạt, Phó chánh...

Kiến nghị sửa Luật Sĩ quan để bảo đảm quyền lợi tiền lương, nhà ở

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri đề nghị sửa Luật Sĩ quan để bảo đảm quyền lợi nhà ở, tuổi phục vụ, tiền lương. Cử tri đề nghị quan tâm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai hỗ trợ các chính sách về nhà ở, đất ở và tiền lương đối với cán bộ, sĩ quan và cần có quy định cụ thể trong văn bản dưới Luật về điều...

Dự kiến tăng lương cho công chức, viên chức, lương hưu và lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024

Dự kiến tăng lương cho công chức, viên chức, lương hưu và lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024 Theo kế hoạch, ba loại tiền lương quan trọng, gồm lương công chức, viên chức, lương hưu, lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ ngày 1/7/2024. Đây là điều cán bộ, người lao động và cả người về hưu đều mong chờ. Ảnh tư liệu: Trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 24/3/2024: Miền Bắc bắt đầu nắng mạnh, nơi cao nhất trên 35 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (24/3), miền Bắc bắt đầu có nắng ở nhiều nơi, trong đó, phía Tây Bắc Bộ có nắng nóng với nền nhiệt cao nhất trên 35 độ; phía Đông Bắc Bộ dịu hơn, sáng nhiều mây, có mưa vài nơi, từ trưa hửng nắng tăng nhiệt mạnh, vượt mức 30 độ.  Nền nhiệt ban đêm ở khu vực này cũng khá cao, với nền nhiệt thấp...

Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Chờ chính sách, 1 tuần SJC 'bay' 1 triệu đồng/lượng

Xem nhanh: • Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 • Giá vàng quốc tế hôm nay 24/3/2024 • Dự báo giá vàng Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 Chốt phiên 23/3, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,3 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,32 triệu đồng/lượng (bán ra).  DOJI Hà Nội niêm yết ở mức 78,1 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo hướng quy định công dân khi đã tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì phải thi hành nghĩa vụ quân sự, được bảo lưu việc học tập. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ thì tiếp tục...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trưởng ban Đối ngoại TW hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến Ủy viên Thường vụ...

Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất

Tăng cơ hội tiếp cận đất đai theo nguyên tắc thị trường Với mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; bảo đảm hài hòa quyền và lợi...

Cùng chuyên mục

Thanh tra nêu trách nhiệm một loạt sở, ngành Hà Nội về chậm xác định giá đất

Về vấn đề này, Thanh tra TP Hà Nội đã ban hành 10 Kết luận thanh tra về nội dung chậm xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với 10 Dự án.Các dự án này bao gồm: (1) ­Dự án Tổ hợp văn phòng và nhà ở Housinco Tân Triều tại ô đất CT5, khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều, huyện...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi một nhóm nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn. "Tôi vừa định bước vào trong thì tiếng...

Gặp sự cố khi bay, vận động viên dù lượn tử vong

Một vận động viên tham gia giải dù lượn bất ngờ rơi từ trên không xuống đất, chấn thương nặng. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Ngày 24-3, nguồn tin của Báo SGGP xác nhận, một vận động viên tham gia giải dù lượn "Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2024" (tỉnh Kon Tum) gặp sự cố bay, tử vong. Thông tin...

Dự báo thời tiết 24/3/2024: Miền Bắc bắt đầu nắng mạnh, nơi cao nhất trên 35 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (24/3), miền Bắc bắt đầu có nắng ở nhiều nơi, trong đó, phía Tây Bắc Bộ có nắng nóng với nền nhiệt cao nhất trên 35 độ; phía Đông Bắc Bộ dịu hơn, sáng nhiều mây, có mưa vài nơi, từ trưa hửng nắng tăng nhiệt mạnh, vượt mức 30 độ.  Nền nhiệt ban đêm ở khu vực này cũng khá cao, với nền nhiệt thấp...

Mới nhất

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi...

Gặp sự cố khi bay, vận động viên dù lượn tử vong

Một vận động viên tham gia giải dù lượn bất ngờ rơi từ trên không xuống đất, chấn thương nặng. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong. Ngày 24-3, nguồn tin của Báo SGGP xác nhận, một vận động viên tham gia giải dù lượn...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó...

‘Vòng cung’ món ngon ăn ở trung tâm Tuy Hòa

Trong vòng bán kính vài cây số ở trung tâm TP.Tuy Hòa, có đầy đủ quán bán các món ngon của Phú Yên như cơm gà, bánh canh hẹ, cá nục hấp cuốn bánh tráng… Đến Tuy Hoà (Phú Yên) trong ngày làm thế nào để thưởng thức hết các đặc sản nức tiếng của vùng đất này là câu...

Mới nhất