Trang chủNewsNhân quyềnLàm mát bền vững để giảm phát thải các-bon

Làm mát bền vững để giảm phát thải các-bon


Tại đây, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và các đối tác phát triển thảo luận về lộ trình hình thành hệ thống làm mát bền vững cho tất cả các lĩnh vực của Việt Nam, nhằm đảm bảo đạt được kịp thời các mục tiêu quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu chia sẻ: Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động làm mát bền vững, tại COP28, Việt Nam cùng hơn 60 quốc gia vừa tham gia Cam kết làm mát toàn cầu (Global Cooling Pledge), với mục tiêu góp phần giảm ít nhất 68% phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực làm mát toàn cầu vào năm 2050 so với năm 2022.

z4957799653203_fa2f2bd715d3b170e13851d621358b8c.jpg
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại sự kiện

Trước đó, Việt Nam đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp về làm mát bền vững trong các chiến lược, quy hoạch quốc gia, bao gồm Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam năm 2022. Đây là cơ hội để triển khai những chương trình, dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước về làm mát bền vững như chuyển đổi sang công nghệ hiệu suất năng lượng cao, sử dụng môi chất lạnh có giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp, áp dụng các giải pháp làm mát thụ động, làm mát dựa vào tự nhiên.

Dù kết quả Đánh giá nỗ lực toàn cầu tại Hội nghị COP28 có như thế nào, những nỗ lực trên sẽ được Việt Nam đưa vào NDC 2 nộp lên Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) vào năm 2025, sau khi Chính phủ Việt Nam thông qua.

z4957794941666_9129041e8e421cd94cb55694a0b95cf4.jpg
Ông Hongpeng Liu, Giám đốc Ban năng lượng, Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc phát biểu tại sự kiện

Điều hành phiên thảo luận, ông Hongpeng Liu, Giám đốc Ban năng lượng, Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam đã và đang đi tiên phong trong việc đưa vấn đề làm mát, cũng như các cam kết quốc tế vào chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ. Cam kết làm mát toàn cầu đã được công bố tại COP28 và điều quan trọng là nỗ lực của các quốc gia thành viên để triển khai cam kết này trong thời gian tới.

Bà Lily Riahi, Điều phối Liên minh làm mát, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết: Ngoài điều hòa không khí, lĩnh vực làm mát còn nhiều ứng dụng quan trọng như bảo quản vắc xin, lưu trữ thực phẩm, sử dụng hiệu quả năng lượng trong tòa nhà. Lĩnh vực này tiêu thụ 1/5 điện năng trên thế giới và nhu cầu dự kiên tăng gấp 3 vào năm 2050. Điều này gây ra hậu quả kép, vừa tăng tiêu thụ năng lượng, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính.

Để thay đổi xu hướng này, UNEP và các đối tác cùng đã xây dựng khuôn khổ toàn diện mà không gây tác động về BĐKH. Có nhiều việc phải làm, đó là: Giảm lượng điện dùng trong làm mát, hướng tới xanh hóa đô thị; sử dụng hiệu quả năng lượng thông qua chuyển đổi công nghệ làm mát tốt hơn, đặt ra các chuẩn mực về làm mát, dán nhãn sản phẩm làm mát bền vững giúp người tiêu dùng nhận biết; xây dựng công cụ tài chính riêng cho lĩnh vực này… Việt Nam đóng vai trò tiên phong trong triển khai làm mát bền vững để giảm thiểu khí nhà kính. Bởi vậy, các Bộ, ngành cùng các bên liên quan cần phối hợp hiệu quả để xây dựng Kế hoạch làm mát quốc gia.

Ông Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu chia sẻ: Việc lần đầu tiên đưa nội dung làm mát bền vững vào NDC cập nhật 2022 đã cho thấy bước tiến của Việt Nam. Qua trao đổi cùng Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, chúng tôi nhận thấy, lĩnh vực làm mát chưa được đề cập nhiều trong các nội dung về tăng trưởng xanh, sử dụng hiệu quả năng lượng; thiếu chính sách cụ thể về làm mát và thiếu sự tham gia của khu vực tư nhân. Thời gian tới, Việt Nam sẽ cần tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào chuyển đổi công nghệ mới liên quan tới làm mát, nâng cao nhận thức về vấn đề này và cụ thể hóa thành hành động.

z4958025449640_f295f704b2ee1709c441fec09d17cc75.jpg
Các đại biểu tham dự sự kiện

Ông JohnCotton, Quản lý Chương trình Đối tác chuyển đổi năng lượng Đông Nam Á (ETP) cho biết: ETP có ban thư ký phối hợp cùng các chính phủ để tối đa hóa hoạt động của ETP, xác định các hoạt động ưu tiên để giảm thiếu phát thải khí nhà kính. Điều quan trọng là các quốc gia cần chuyển thành các hành động cụ thể như thế nào. Những nỗ lực này cần huy động nguồn lực tài chính đáng kể và cần Chính phủ, doanh nghiệp tích cực vào cuộc. Kế hoạch hành động quốc gia cần có cách tiếp cận tổng quan, hài hòa và huy động được nhiều bên tham gia để đạt kết quả mong muốn, thay vì trông chờ vào các dự án đơn lẻ.

Ông Axel Michaelowa, chuyên gia từ Perspectives Climate Group cho rằng, những hoạt động liên quan thúc đẩy vận hành thị trường để việc mua bán tín chỉ các-bon có thể trở thành nguồn thu bổ sung, tạo cơ chế để trao đổi, chi trả. Đơn cử tại Hàn Quốc đã lồng ghép quy định phát triển thị trường các-bon của Thỏa thuận Paris vào Kế hoạch hành động quốc gia giảm phát thải trong làm mát. Về nguồn lực, các khoản tài trợ không hoàn lại khá hạn chế, cần huy động nguồn tài chính từ thị trường trao đổi tín chỉ, coi là nguồn vốn mồi để huy động thêm được nguồn lực thực hiện các hoạt động này.

Tại sự kiện, kết nối các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo, các đối tác phát triển đã cùng nêu bật vai trò của việc tạo ra môi trường chính sách thuận lợi cho lĩnh vực làm mát bền vững, nhằm mở rộng quy mô khả năng tiếp cận các công nghệ sạch và hiệu quả. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết các thách thức và tận dụng cơ hội hiện có.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Hướng đi đúng đắn, thiết thực

Ngày 2/3, tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Đối tác GNRRTT) phối hợp với Văn phòng Đại diện ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác GNRRTT, ưu tiên thực hiện các sáng kiến địa phương, góp phần hiện thực hóa...

COP 28: Cơ hội cuối cùng cho mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chính thức khép lại với một số kết quả nổi bật.  Lần đầu tiên, COP đưa ra một văn bản gợi lên một “sự chuyển dịch” dần dần theo hướng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn...

New Zealand – Việt Nam tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu

Chào mừng Đại sứ Trenede Dobson cùng phái đoàn Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam tới làm việc, Thứ trưởng Lê Công Thành đánh giá cao những đóng góp của bà Trenede Dobson trong nhiệm kỳ tại Việt Nam cũng như các hoạt động...

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ hai cố Thủ tướng và Anh hùng dân tộc Trương Định

*Chiều cùng ngày, trong chương trình công tác tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương, bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công đức của Anh hùng dân tộc, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - một trong...

Tháo gỡ 3 nút thắt để Đắk Nông phát triển bứt phá

Mảnh đất giàu tiềm năng và 3 nút thắtDù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đắk Nông có nhiều tiềm năng để phát triển bứt phá nếu giải quyết được những nút thắt về: Kết nối giao thông với vùng Đông Nam Bộ, chỉ tiêu...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. ...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua. ...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết...

Mới nhất