Trang chủNewsKinh tếNắng nóng tăng cường, mặn tiến sâu vào các sông

Nắng nóng tăng cường, mặn tiến sâu vào các sông


Cao điểm nắng nóng, hạn mặn

Trong mấy ngày gần đây, nắng nóng gay gắt đã quay trở lại nhiều nơi ở Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Dưới cái nắng đổ lửa, đều đặn mỗi ngày, ông Nguyễn Văn Tài ở xã Tân Tuyến (Tri Tôn, An Giang) phải ra đồng để theo dõi đám lúa đang chuẩn bị trổ bông.

Ông Tài cho biết vùng này là đầu nguồn sông Cửu Long nên không lo thiếu nước hay xâm nhập mặn. Tuy nhiên, lúa đông xuân muộn hiện nay đang gặp bất lợi về thời tiết nên sâu bệnh nhiều. Sâu bệnh nhiều cũng do từ năm ngoái đến nay mọi người thâm canh tăng vụ vì lúa có giá cao. Từ sau tết đến nay, nắng nóng gay gắt còn gây thêm bệnh cháy lá. Chính vì vậy, vụ này “nặng” phân thuốc hơn rất nhiều nhưng lúa không được tốt như những vụ trước và khả năng cao là năng suất cũng sẽ giảm khoảng 10 – 15%.

Nắng nóng tăng cường, mặn tiến sâu vào các sông- Ảnh 1.

Một số kênh, mương nội đồng khô cạn

Trong khi đó, ở những vùng ven biển, ngoài nắng nóng người dân còn phải đối mặt thêm hiện tượng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến cả sản xuất và sinh hoạt thường nhật. Trong những ngày đầu tháng 3, ranh mặn 4‰ xâm nhập sâu cách cửa sông Tiền khoảng 58 – 63 km còn sông Hậu khoảng 40 – 50 km. Để đối phó tình trạng xâm nhập mặn, người dân đã chủ động tích trữ nước phục vụ sản xuất cũng như tỉa bớt cành nhánh, thậm chí là hoa và trái non đối với các loại cây lâu năm nhằm giảm lượng tiêu thụ nước của cây.

Nắng nóng gay gắt quay trở lại Nam bộ, kéo dài thêm 3 tháng tới

Một số nơi, bà con sử dụng nước giếng khoan để tưới cây hoặc trung hòa độ mặn tự nhiên hoặc bù phần nước bốc hơi nhằm giữ độ mặn dưới ngưỡng chịu mặn của cây trồng. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cũng chủ động theo dõi diễn biến mặn và đóng các cống ngăn mặn theo khuyến cáo của cơ quan khí tượng.

Theo Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), hiện đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô 2023 – 2024 nên tình trạng xâm nhập mặn vùng ĐBSCL tiếp tục duy trì đến tháng 4 – 5. Đến nay, chưa ghi nhận thiệt hại vì hạn mặn nhưng toàn vùng còn khoảng 29.260 ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng. Đây là diện tích vụ đông xuân muộn được sản xuất ngoài kế hoạch (vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 15.1.2024). Cụ thể, Tiền Giang 1.400 ha, Bến Tre 2.500 ha, Trà Vinh 13.000 ha, Sóc Trăng 6.000 ha và Cà Mau 6.360 ha.

Mặn tiến sâu vào sông Sài Gòn

Hiện tại, đang vào đợt triều cường đầu tháng 2 âm lịch. Cập nhật từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Đỉnh triều cường có thể rơi vào các ngày từ 11 – 13.3. Do gió mùa đông bắc đang hoạt động mạnh khiến triều cường cao và đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào các nhánh sông chính. Trên sông Sài Gòn, ranh mặn 4‰ có thể vào sâu từ 75 – 80 km, tăng 5 km so với hiện tại. Mức độ rủi ro ở mức 3.

Trong khi đó, tại các tỉnh ĐBSCL do lượng nước từ thượng nguồn sông Cửu Long về ít khiến mặn xâm nhập sâu. Trong những ngày tới khi triều cường đạt đỉnh, ranh mặn 4‰ trên sông Tiền có thể vào sâu từ 60 – 65 km, sông Hậu khoảng 45 – 55 km. Và từ nay đến cuối mùa khô năm 2024 vẫn còn từ 2 – 3 đợt xâm nhập mặn cao theo các kỳ triều cường.

Nắng nóng tăng cường, mặn tiến sâu vào các sông- Ảnh 2.

Nhiều nhà vườn chủ động ứng phó hạn mặn

Th.S Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó trưởng phòng Dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết: Dù El Nino đang suy yếu nhưng những tác động của nó vẫn còn. Trong khi đó, Nam bộ đang vào cao điểm mùa nắng, sẽ còn kéo dài trong suốt tháng 3 và nửa đầu tháng 4. Do tác động của El Nino và cả biến đổi khí hậu làm cho khí quyển ấm hơn nên mức nhiệt cao nhất tuyệt đối có thể xấp xỉ giá trị lịch sử. Mức nhiệt lịch sử tại TP.HCM lên đến 39,6 độ C được ghi nhận vào năm 1998.

Tại các địa phương như Đồng Phú, Long Khánh, Biên Hòa (Đồng Nai), nhiệt độ lên đến 40 độ C thậm chí vượt 40 độ C. “Cũng cần lưu ý, đây là nhiệt độ trong lều khí tượng còn nhiệt độ cảm nhận có thể cao hơn từ 2 – 4 độ C tùy khu vực. Nắng nóng đang ngày càng gay gắt trên khu vực Nam bộ. Người dân nên chú ý theo dõi các bản tin thời tiết của cơ quan khí tượng để chủ động có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp”, bà Lan khuyến cáo.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho biết để ứng phó tình hình xâm nhập mặn năm nay, ngay từ đầu mùa khô, Cục đã lên kế hoạch xuống giống lúa đông xuân sớm. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn ở các cửa sông chính vùng ĐBSCL chủ yếu theo các đợt triều cường cao. “Chúng tôi cũng đã khuyến cáo cơ quan chức năng các địa phương theo dõi sát diễn biến của xâm nhập mặn để đóng cống khi độ mặn vượt mức cho phép. Khi mặn rút, nước ngọt từ thượng nguồn về có thể tranh thủ mở cống để tích trữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó, Cục cũng theo dõi sát diễn biến hạn mặn cũng như yêu cầu cơ quan chuyên môn địa phương hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo sản xuất trong điều kiện thời tiết bất lợi”, ông Cường nói.

Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo ngăn mặn, chống hạn

Cuối tuần trước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục ký Công điện số 19 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL.

Theo đó, yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư vùng ĐBSCL tiếp tục tổ chức theo dõi sát tình hình, triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 04/CT-TTg ngày 15.1.2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng. Tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp.

Giao Phó thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện công điện.

Bảo đảm nước ngọt cho sinh hoạt

Thời gian qua, nhiều nhà máy nước ở Bến Tre, Tiền Giang đã bị nhiễm mặn. Để có nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân, các đơn vị này phải thuê sà lan chở nước ngọt thô từ khu vực thượng nguồn về xử lý phục vụ người dân. Dự kiến, việc này sẽ còn kéo dài trong 2 – 3 tháng tới. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, các kênh, rạch nội đồng vùng ngọt hóa Gò Công (gồm các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và TX.Gò Công) cùng huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) đang cạn kiệt dần.

Đây là vùng không có mạch nước ngầm ngọt nên câu chuyện nước mặn luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với cư dân. Nhu cầu cấp nước ngọt cho vùng này khoảng 80.000 m3/ngày đêm, trong khi các tuyến ống cấp tối đa chỉ được khoảng 60.000 m3/ngày đêm. Do đó, tỉnh đã mở 28 vòi nước công cộng tại H.Gò Công Đông và H.Tân Phú Đông để cấp miễn phí cho người dân. Hiện, tuyến ống chuyển tải từ Nhà máy nước Đồng Tâm đã vượt công suất, dẫn đến một số vòi nước ở cuối tuyến khu vực phía đông bị yếu, thiếu nước cục bộ và rất khó khắc phục.

Bắc Bình



Source link

Cùng chủ đề

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục hưởng lợi ít nhất trong nửa đầu năm 2024" - ông Vũ Tuấn Anh nhận...

Nông dân Tiền Giang đang gấp gáp đào rãnh trong vườn trái cây lót bạt trữ nước cứu cây tiền tỷ

Các địa phương vùng ĐBSCL đang vào cao điểm sản xuất và thu hoạch lúa đông xuân, cây ăn trái và thủy sản; đây cũng là thời điểm mà thời tiết diễn biến bất lợi khi hạn hán và xâm nhập mặn lấn sâu vào đất...

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Theo tờ trình, nếu lợi nhuận sau thuế của công ty đạt dưới 110% kế hoạch,...

Gỡ ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội

Ngay sau khi họp về giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ cùng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố, hệ thống Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp BĐS đã tập trung tháo gỡ khó khăn riêng về nhà ở xã...

Cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế công bố thủ tục hành chính mới về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Thừa Thiên Huế công bố thủ tục hành chính mới về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tưTỉnh Thừa Thiên Huế có thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thuộc phạm vi, chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ký Quyết định công bố danh mục 1...

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lời

Góc nhìn TTCK tuần 25-30/3: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lờiVề quán tính, dòng tiền có thể kéo tiếp vượt đỉnh ngắn hạn 1.280 điểm. Đây là thời điểm dòng tiền Fomo dự kiến cũng sẽ được đẩy lên mức cao. Thị trường chứng khoán tuần qua di chuyển với biên độ rộng cùng thanh khoản tăng mạnh, VN-Index...

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội

DNVN - Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không "lỡ hẹn" thì các vướng mắc, bất cập cần được sớm tháo gỡ. ...

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Quỳnh Thiện vừa ký...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua.   Đảo hiếm hoi giữa lòng phố thị, bốn mặt giáp sông Tọa lạc tại Vũ Yên (Hải Phòng), hòn đảo...

Mới nhất

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu...

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định -...

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Lãi suất tăng có thể xóa sổ các công ty ‘zoombie’ tại Nhật Bản 

Việc Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm có thể khiến các công ty "zoombie" phải đóng cửa sau giai đoạn chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Khái niệm "zoombie" hay còn gọi là các công ty xác sống ám chỉ các doanh nghiệp vật lộn tồn tại chỉ để trả nợ. Số này tăng mạnh sau giai...

Mới nhất