Trang chủNewsNhân quyềnNgân vang những tiếng cồng chiêng

Ngân vang những tiếng cồng chiêng


Đến huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên – Huế) vào một ngày mùa hạ, chiều muộn, chúng tôi bất ngờ được chứng kiến lớp dạy học cồng chiêng nơi đây. Tại xã Thượng Nhật, những nghệ nhân người dân tộc Cơ Tu say sưa truyền dạy cồng chiêng cho con cháu. Do nhà văn hóa xã đang được xây dựng nên lớp học diễn ra giữa sân. Dưới ánh đèn, không khí vui tươi, rộn rã và hào hứng được lan tỏa khắp nơi.

congchien-1.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Nam chia sẻ những câu chuyện về cồng chiên với PV trước khi vào lớp học

Lớp học có hơn 50 học viên chủ yếu là người đồng bào trong xã, chia ra thành 2 nhóm, một nhóm học thứ 2, 4, 6 và nhóm còn lại học thứ 3, 5,7. Cứ mỗi cuối chiều, dù bận bịu với công việc nương rẫy, đồng áng hay gia đình…, bà con vẫn giành thời gian đến lớp sớm, tập trung, cùng nhau sẻ chia nhiều câu chuyện và chờ đợi sự hướng dẫn của các nghệ nhân.

Lớp học chúng tôi gặp hôm ấy do nghệ nhân Nguyễn Ngọc Nam đứng lớp. Ông Nam năm nay gần 50 tuổi và đã gắn bó với cồng chiêng từ lâu và quý cái cồng, cái chiêng như chính bản thân mình.

“Xã có 7 thôn, hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số người Cơ Tu. Cái cồng, cái chiêng là nhạc cụ có từ lâu đời, nó đã gắn bó với bao chuyện vui buồn của người đồng bào Cơ Tu chúng tôi. Tôi mong muốn truyền lại cho con cháu, lớp trẻ ngày nay biết bảo tồn văn hóa, biết truyền thống của dân tộc”, ông Nam bộc bạch trước khi tiết học bắt đầu.

congchien-2.jpg
Lớp học diễn ra vui tươi, rộn ràng

Trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, lớp học thật sự rất vui và ấm cúng. Các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ về cách diễn tấu các điệu thức cồng chiêng, cách biểu diễn cồng chiêng kết hợp với trống và một số nhạc cụ. Dạy cho các học viên có thể đánh được cồng chiêng trong tiết tấu đón khách; ăn cơm mới, vào nhà mới; tiết tấu trong săn bắt thú, người qua đời, trong đám cưới… và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác, dựa trên nền tảng từ các bài chiêng, trống của người đồng bào dân tộc Cơ Tu, kết hợp với nét văn hóa đặc sắc của địa phương như: Za Zã, Ba booch, Co Lêng, Cơ Lau…

Ngồi nghỉ và uống cốc nước sau khi học xong được một giờ đồng hồ, anh Hồ Văn Cay (thôn A Tin) hào hứng, đây là lần đầu tiên anh được học một lớp cồng chiêng ý nghĩa như thế này.

“Lâu nay đi đâu cũng chỉ ngồi nghe tiếng mà thôi, nay được các nghệ nhân hướng dẫn tận tình khiến mình rất vui. Mới học thì đôi tay mỏi và đau lắm, tưởng chừng sẽ bỏ cuộc, nhưng những khó khăn ban đầu rồi cũng qua đi. Khi tập thuần thục được bài chiêng đầu tiên, mình càng thêm mê chiêng và hăng say luyện tập hơn, mình sắp đánh được nhuần nhuyễn nhiều bài, nhiều điệu rồi…”, anh Cay tâm sự.

congchien-3.jpg
Bà con vùng cao được truyền dạy cách biểu diễn cồng chiêng và những bài cồng chiêng cơ bản

Với người dân Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, cồng chiêng là nét đẹp văn hóa truyền thống, độc đáo đã xuất hiện trong đời sống sinh hoạt từ bao đời nay, nhưng hiện tại đang đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền. Nguyên nhân bắt nguồn từ những biến đổi trong đời sống vật chất tinh thần của cư dân, sự thay đổi trong phương thức canh tác, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, sự bùng nổ công nghệ thông tin…

Trước thực trạng này, huyện Nam Đông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua các nghệ nhân mở lớp dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu, qua đó người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ phần nào ý thức hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị của loại nhạc khí này.

“Tham gia lớp học, trước hết là trách nhiệm, sau nữa là để nối tiếp truyền thống của cha ông mình. Đây là việc làm ý nghĩa, bổ ích giúp thế hệ trẻ hiểu thêm và gìn giữ nét đẹp truyền thống, tinh hoa của dân tộc mình. Sau này, mình lại tiếp tục truyền lại cho con cháu của mình”, anh Hồ Văn Tơn (thôn La Vân) bộc bạch.

congchien-4.jpg
Hi vọng những nét văn hóa này sẽ mãi được giữ gìn nơi vùng cao Nam Đông

Trao đổi với PV, ông Lê Nhữ Sửu – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông cho biết, Nam Đông là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên – Huế với 21 dân tộc thiểu số đang sinh sống, chiếm 46,4% dân số toàn huyện, chủ yếu là người Cơ Tu. Trong những năm qua, Huyện ủy và UBND huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng được nâng lên. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện; các thiết chế văn hóa được xây dựng đi vào hoạt động; nhiều chương trình, kế hoạch về sưu tầm văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào được thực hiện. Tất cả đã góp phần vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn.

“Những lớp học cồng chiên được tổ chức hằng năm ở nhiều xã trên địa bàn huyện, thu hút hằng trăm người tham gia, mỗi lớp được tổ chức từ 20 đến 25 ngày. Đây là một chủ trương rất đúng đắn và kịp thời, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng dân tộc Cơ Tu. Trong đó, hằng năm, tiếp tục mở lớp truyền dạy cách đánh cồng chiên cho bà con các xã, các khu dân cư trên địa bàn huyện. Đặc biệt, sẽ hướng tới việc đưa cồng chiêng vào trong những lớp học…”, ông Sửu nói.

Trăng đêm tròn và sáng. Rời miền núi Nam Đông, tiếng cồng, tiếng chiêng vẫn ngân vang từ lớp học. Dư âm của những thanh âm ấy còn vang vọng, nối dài như tình yêu của người Cơ Tu với nhạc cụ truyền thống này…



Nguồn

Cùng chủ đề

Mối nguy sức khỏe từ món cà phê pha ớt

Món cà phê latte pha thêm ớt tại Trung Quốc hiện gây sốt song các chuyên gia khuyến cáo tác hại của thức uống kỳ lạ này. Gần đây, một quán cà phê tại tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã cho ra mắt món cà phê latte cay bằng cách cắt ớt khô vào cốc latte đá và rắc thêm một lớp ớt bột phía trên. Giá mỗi cốc là 20 tệ, khoảng 68.000 đồng và có thể bán...

Thiết bị giúp bệnh nhân Parkinson tự đi lại

SGGP 10/11/2023 06:23 Ông Marc Gauthier, người Pháp, 63 tuổi, mắc bệnh Parkinson lâu năm và không thể đi lại. Ông Marc Gauthier (giữa) trong một buổi trị liệu Ông được cấy ghép thiết bị mới do Hãng công nghệ y tế Onward Medical của Thụy Sĩ thiết kế. Thiết bị hỗ trợ hệ thần kinh chứa một điện trường được các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Lausanne (CHU) lần đầu tiên cấy vào tủy sống...

Gia tăng số ca ngộ độc thực phẩm

SGGP 11/06/2023 09:05 Ngày 10-6, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Ban Quản lý ATTP TPHCM, Đà Nẵng và Bắc Ninh đẩy mạnh tuyên truyền về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm... Bác sĩ đang thăm khám cho người bệnh Trước tình hình số ca ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gây bệnh và độc tố tự nhiên trong nấm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ hai cố Thủ tướng và Anh hùng dân tộc Trương Định

*Chiều cùng ngày, trong chương trình công tác tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương, bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công đức của Anh hùng dân tộc, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - một trong...

Tháo gỡ 3 nút thắt để Đắk Nông phát triển bứt phá

Mảnh đất giàu tiềm năng và 3 nút thắtDù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đắk Nông có nhiều tiềm năng để phát triển bứt phá nếu giải quyết được những nút thắt về: Kết nối giao thông với vùng Đông Nam Bộ, chỉ tiêu...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Mới nhất