Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNghề "lụm bạc cắc" nhưng hốt bạc dịp cuối năm của đôi...

Nghề “lụm bạc cắc” nhưng hốt bạc dịp cuối năm của đôi vợ chồng khuyết tật


Nghề “ba cọc ba đồng”

Ở góc đường Nguyễn Trãi (quận 5, TPHCM), anh Trịnh Hữu Phước (50 tuổi) đang bận rộn với mớ quần cần lên lai, vắt sổ. Chốc lát, một tài xế xe ôm chạy ngang, nói lớn: “Quần của em xong chưa anh Phước?”.

“Chiều ghé nha em, nay nhiều “đơn” quá!”, anh Phước cười, trả lời.

Nghề lụm bạc cắc nhưng hốt bạc dịp cuối năm của đôi vợ chồng khuyết tật - 1

Anh Phước hằng ngày đều ngồi sửa quần áo ở góc đường Nguyễn Trãi (quận 5, TPHCM) (Ảnh: Nguyễn Vy).

Hàng sửa quần áo dạo của anh Phước chỉ 10m2 nhưng luôn tất bật vào những tháng cuối năm. Mỗi chiếc quần anh có thể kiếm được 15.000-40.000 đồng tiền sửa, những chiếc quần phải sửa cầu kỳ có khi tiền công lên đến hàng trăm nghìn đồng.

Vừa chia sẻ về nghề, anh Phước vừa cầm viên phấn đánh dấu vào vị trí cần được lên lai của chiếc quần. Sau đó, anh nhanh tay cắt ngay tại điểm đã đánh dấu, rồi xếp và đưa vào máy may lại. Đối với những yêu cầu đơn giản, anh Phước mất chưa đầy 5 phút đã sửa xong một chiếc quần.

Dù đây là nghề “lụm bạc cắc”, nhưng anh lại thấy vui khi được… bận rộn làm việc từ sáng đến chiều. Những hôm đông khách, anh có thể nhận sửa hơn 20 chiếc quần/ngày, kiếm vài trăm nghìn đồng để mưu sinh.

Nghề lụm bạc cắc nhưng hốt bạc dịp cuối năm của đôi vợ chồng khuyết tật - 2

Theo anh Phước, nghề này trông có vẻ dễ nhưng đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và hiểu ý khách (Ảnh: Nguyễn Vy).

“Khách hàng chủ yếu là người lao động tự do, họ đi ngang thấy biển hiệu của tôi rồi tấp vô để sửa. Thỉnh thoảng cũng có vài khách đến, tiền sửa còn đắt hơn tiền mua chiếc quần”, anh Phước cho hay.

Người thợ sửa quần chia sẻ, công việc của anh bắt đầu từ 7h đến 17h. Nhà ở huyện Hóc Môn nên mỗi buổi sáng, anh và vợ đều dậy rất sớm để lái chiếc xe máy cũ, đi gần 1 tiếng mới đến trung tâm thành phố.

Dàn máy may và dụng cụ sửa quần áo được anh Phước gửi ở nhà người quen, khi đến nơi thì mới dọn ra làm việc. Ngồi quần quật từ sáng đến chiều, anh Phước bộc bạch rằng có không ít lần anh quên ăn, quên uống, khiến cho anh mắc các chứng đau dạ dày và đau lưng.

Nghề lụm bạc cắc nhưng hốt bạc dịp cuối năm của đôi vợ chồng khuyết tật - 3

Mỗi ngày, anh Phước kiếm vài trăm nghìn đồng cho 10 giờ làm việc (Ảnh: Nguyễn Vy).

“Những ngày cận Tết còn đông khách hơn. Tôi vui mà cũng thấy áp lực lắm vì phải tăng tốc làm sao cho quần của khách vừa xong nhanh, vừa chuẩn đẹp. Thợ làm nghề phải tỉ mỉ và chiều ý khách thì mới mong đắt hàng”, anh Phước nói.

Mơ đổi đời cho con

Nói đến đây, anh Phước chỉ vào chiếc nạng anh để trong góc.

“Tôi và vợ đều là người khuyết tật, đi đường xa thế này bất tiện lắm. Tôi từng ngã xe, gãy chân 2 lần và lần nào cũng là nhờ người dân họ đưa vào bệnh viện giúp”, anh nhớ lại.

Sau những cú đau “thấu trời” ấy, người thợ chưa từng nghĩ mình sẽ bỏ nghề. Ngược lại, anh Phước xem đó là bài học để rút kinh nghiệm, lần sau cẩn thận hơn.

Nghề lụm bạc cắc nhưng hốt bạc dịp cuối năm của đôi vợ chồng khuyết tật - 4

Chiếc nạng được anh Phước đặt trong góc (Ảnh: Nguyễn Vy).

“Ông trời cho mình cái nghề nuôi mình sống, cho con mình đến trường, đâu phải nói bỏ là bỏ”, anh Phước nói.

Trước đây, anh Phước bị sốt cao rồi bại liệt từ nhỏ. Sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em ở tỉnh Quảng Ngãi, anh Phước là con cả nên từ nhỏ anh đã phụ giúp ba mẹ chuyện đồng áng. 

Đến năm lớp 9, vì gia cảnh khó khăn và mặc cảm về ngoại hình, anh Phước nghỉ học để học nghề may, kiếm tiền phụ gia đình.

Khi hơn 20 tuổi, anh xin bố mẹ vào TPHCM để “đổi đời”. Thời điểm đó, anh xin làm thợ may ở công ty của người quen rồi được mai mối với chị Hạnh (nay 43 tuổi) rồi kết hôn và sinh con. Vì muốn được tự do, anh và vợ quyết định bỏ việc, tự mở hàng may quần áo dạo đến nay.

“Giờ con chúng tôi cũng hơn 10 tuổi rồi nhưng ngay từ nhỏ cháu đã tự lập vì bố mẹ đi làm xa. Mỗi sáng, chúng tôi đều chở con đến trường, rồi con ở trường cả ngày tự ăn trưa luôn. Nghĩ thì thấy thiệt cho con, không được như những đứa trẻ xung quanh nhưng tôi không còn cách nào khác”, anh Phước trầm ngâm.

Nghề lụm bạc cắc nhưng hốt bạc dịp cuối năm của đôi vợ chồng khuyết tật - 5

Chị Hạnh, người vợ luôn đồng hành cùng anh (Ảnh: Nguyễn Vy).

Người thợ may trải lòng, đã lâu anh không về thăm bố mẹ ở quê. Hàng năm, nếu có tiền thì anh cũng chỉ về được ngày tết Thanh minh để đi tảo mộ tổ tiên.

“Năm nay hên xui, may ra trúng số thì mới về được vì tốn nhiều chi phí quá. Tết ở thành phố thì đông vui nhưng trong lòng mình thì buồn vì cuộc sống còn khó khăn. Tôi vẫn còn may mắn vì vợ con luôn bên cạnh đồng hành”, anh Phước nói.

Đối với vợ chồng anh, ước mơ lớn nhất chính là mua được một căn nhà nhỏ để trú nắng, trú mưa, mở tiệm may ngay trong nhà. Nhưng rồi, anh Phước chợt phì cười, vì ước mơ đó dường như quá xa vời…



Source link

Cùng chủ đề

Mẹ bầu “bụng to vượt mặt” vẫn đi bốc vác kiếm tiền sinh nở

Mới đây mạng xã hội lan truyền hình ảnh người phụ nữ mang thai gần tới ngày sinh nhưng vẫn đi làm công việc bốc vác để mưu sinh khiến nhiều người không khỏi thương xót.Cụ thể, người phụ nữ dù bụng bầu lớn vẫn bốc vác những bao tải hàng hóa rất nặng. Thậm chí có những lúc người phụ nữ còn vác 2 bao cùng lúc rồi lại trèo lên xe tải để dỡ hàng. Chị...

Người lao động đội nắng, vạ vật chờ xe rời quê sau Tết

Sáng 15/2, trên tuyến đường tránh quốc lộ 1, đoạn qua huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) rất đông người dân đón những chuyến xe muộn rời quê để vào các tỉnh phía Nam mưu sinh. Dòng xe cộ theo hướng Bắc - Nam di chuyển chậm chạp trên tuyến đường tránh quốc lộ 1 đoạn qua địa phận các xã Hưng Tây, Hưng Đạo (huyện Hưng Nguyên).Người lớn, trẻ nhỏ cùng lỉnh kỉnh ba lô, túi xách trong hành...

Những phận người tất bật mưu sinh trong đêm Giao thừa

Khi các gia đình sum vầy, quây quần bên nhau trong thời khắc Giao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?

Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài. Vậy, tôi có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi cao hay trên các nẻo đường. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là các...

Oi nóng lan rộng khắp miền Bắc, nồm ẩm trở lại

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 24/3, nhiều nơi trên cả nước ghi nhận nắng nóng. Tại Tây Bắc Bộ, vùng núi phía tây khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, nắng nóng xảy ra cục bộ với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C. Tại miền Bắc, thời tiết lạnh về đêm và sáng sớm với mức nhiệt thấp nhất 21-23 độ C. Ban ngày, trời...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Nhiều trường xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa

Hai trường công lập và nhiều trường tư thục thông báo xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa, có trường chỉ yêu cầu học lực lớp 12 loại giỏi trở lên. Trường Đại học Y Dược, Đại Thái Nguyên năm nay tuyển 600 sinh viên ngành Y khoa, trong đó 120 chỉ tiêu được xét bằng học bạ.Trường sử dụng ba tổ hợp gồm B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và B08 (Toán, Sinh, Anh). Điểm...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Mới nhất

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Những pha nhào lộn ‘đã mắt’ tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định

Ngày 23.3, trong khuôn khổ giải đua mô tô nước thế giới diễn ra tại Bình Định, các vận động viên quốc tế đã để lại những màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship) có hạng mục thi đấu, gồm: Runabout GP1 (dành cho những tay đua...

Mới nhất