Trang chủNewsNhân quyềnNhững nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới trong...

Những nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Ủy ban Dân tộc, có thể thấy những thành tựu đáng kể trong thời gian qua của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế-xã hội, những bước tiến tích cực trong công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và những chuyển biến trong thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

Vai trò và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số được đẩy mạnh trong kinh tế xã hội Ảnh mattranorg

Trong lĩnh vực chính trị, lao động

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Có thể thấy sự tăng cường tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị của cán bộ nữ toàn quốc và tại ủy ban dân tộc. Số lượng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số là ủy viên trung ương đảng, đại biểu quốc hội liên tục tăng qua các khóa gần đây. nhiều cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của đảng nhà nước.

Tổng số cán bộ nữ ở các cơ quan đơn vị trực thuộc trung ương là 7.521 người, trong đó có 17,5%  giữ chức vụ lãnh đạo. Quản lý từ cấp vụ trở lên một số cơ quan có tỷ lệ cao như Thông tấn xã Việt Nam 41,8%, Đài tiếng nói Việt Nam 25,2%, Ngân hàng nhà nước Việt Nam 24,1%.

Ở cấp tỉnh, tổng số cán bộ nữ là 5.814 người, trong đó có 714 người, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp sở và tương đương trở lên, 12,3%.  Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh đạt cao như Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Cần Thơ.

Về lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động, các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế lao động việc làm tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế thị trường lao động, được triển khai thực hiện thông qua nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, góp phần thay đổi bộ mặt vùng dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn này, vai trò và tiếng nói của phụ nữ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các công trình đã được chú trọng, được bộ ngành lồng ghép vào các văn bản hướng dẫn thực hiện như quy định tỷ lệ nữ trong ban chỉ đạo, ban giám sát…

Về lao động và việc làm, khả năng tiếp cận thị trường giúp phụ nữ dân tộc thiểu số đóng góp vào kinh tế gia đình cũng là một trong những yếu tố tác động tích cực đến việc nâng cao vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và xã hội.

Các hoạt động truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình các vấn đề về giới bình đẳng giới bất bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được triển khai Ảnh Cổng TTDT

Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Chất lượng nguồn nhân lực nữ được nâng cao, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình dự án chính sách của nhà nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số. Mạng lưới trường mầm non, trường phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được củng cố mở rộng nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học dân tộc; chất lượng giáo dục của các trường được nâng lên một bước.

Y tế cũng là lĩnh vực được chính phủ quan tâm đầu tư tại vùng dân tộc thiểu số đến nay đã đạt được các kết quả quan trọng. Có gần 6 triệu người dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế phần lớn nhờ chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người dân tộc thiểu số sinh sống tại những địa bàn khó khăn, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh khoảng trên 90%.

Dù vậy, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai và sinh con tại cơ sở y tế vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các hoạt động truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình, các vấn đề về giới, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được triển khai với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú thu hút sự quan tâm của nam và nữ giới trong việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.

Nhiều hoạt động truyền thông, vận động được các bộ ngành địa phương linh hoạt, chủ động thực hiện bằng nhiều hình thức sáng tạo, tranh thủ lồng ghép vào các chương trình dự án chính sách khác đang triển khai tại vùng dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao hiệu quả, góp phần hoàn thành các mục tiêu về bình đẳng giới.

Phương Anh 

Cùng chủ đề

Khơi dậy khát vọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến

Tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu thành phố Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội đang tập trung nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý toàn diện, đầy đủ cho sự phát triển của Thủ đô. Chiều 27/3, phát biểu tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu...

Tọa đàm về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc về quyền con người

Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc về quyền con người (UPR) là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về quyền con người với nguyên tắc đối thoại, hợp...

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và Phái đoàn thương mại Canada sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, chuyến thăm góp phần tích cực vào việc củng...

Những hình ảnh thú vị bên đường chạy Tiền Phong Marathon 2024

TPO - Bên đường chạy Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024, các vận động viên và du khách có thể bắt gặp nhiều hình ảnh thú vị, như: Đàn cò kiếm ăn trên đầm bãi, hình ảnh hoa vàng trên cỏ xanh ven đường, những rặng xương rồng nở hoa hay chạy bên hàng cây bàng vuông - cây tra - phong ba - loại...

Hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị đóng đinh giăng đèn, treo bảng hiệu

24/03/2024 | 08:26 TPO - Hàng loạt cây xanh tại Hà Nội đang chịu tổn hại do bị đóng đinh để treo biển quảng cáo, quấn dây điện quanh thân hoặc làm giá đỡ ống nước. Việc làm ảnh hưởng tới sự sống của cây và gây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong kỷ nguyên công nghệ, việc bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em trên môi trường không gian mạng ngày càng được chú trọng, đi cùng với các biện pháp thay đổi phù hợp. Bên cạnh các cơ sở pháp luật, chính sách liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền của trẻ em trên không gian mạng như luật trẻ em, luật công nghệ thông tin, luật an toàn thông tin mạng, bộ luật...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật

Ngày 21/03, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khởi động dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam” được tổ chức với sự tham gia của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Nippon, Quỹ Đối tác Giáo dục Toàn cầu (GPE), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cùng nhiều chuyên...

Mới nhất

Giám đốc Công an tỉnh An Giang thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh 2024

Đại tá Lâm Phước Nguyên - Giám đốc Công an tỉnh An Giang - dẫn đầu đoàn công tác thăm, chúc mừng các vị Giám mục, Linh mục và chức...

Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam hủy họp cổ đông bất thường

Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex) hủy phiên họp bất thường để miễn nhiệm Trưởng ban kiểm soát bởi nhận thấy thời gian tổ chức gần với ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội...

Đặc sắc chương trình gameshow “Sắc màu sao vuông”

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2024), ngày 25/3, tại Hà Nội, Cục Dân quân tự vệ phối hợp với Trung tâm Phát thanh  - Truyền hình Quân đội tổ chức Chương trình Gameshow “Sắc màu sao vuông”. Dự Chương trình có Trung tướng Nguyễn Doãn Anh,...

Hội nghị giao ban công tác kỹ thuật toàn quân Quý I năm 2024

(Bqp.vn) - Chiều 27/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Giao ban công tác kỹ thuật toàn quân Quý I năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu trong toàn quân. Trung tướng Trần Minh Đức, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật chủ trì hội nghị. Các...

Tập trung giải ngân đầu tư công hiệu quả ngay từ đầu năm 2024

Theo Công điện số 24/CĐ-TTg đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 theo...

Mới nhất