Trang chủFigureNữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị...

Nữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị ứng

TS-BS Trịnh Hoàng Kim Tú có 29 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế (trong đó là tác giả chính của 14 bài báo), 4 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước và tham gia nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng…

Đưa con nhỏ mới vài tháng tuổi cùng đi nhận Giải thưởng Quả cầu vàng 2023 dành cho những nhà khoa học trẻ xuất sắc, TS-BS Trịnh Hoàng Kim Tú hạnh phúc khi vừa thực hiện thiên chức của một người phụ nữ, vừa được vinh danh với thành quả trong nghiên cứu của mình.

Để giúp được nhiều bệnh nhân hơn

Nuôi ước mơ làm bác sĩ từ nhỏ để có thể chữa bệnh cho bố mẹ, TS-BS Trịnh Hoàng Kim Tú (hiện 35 tuổi) đã nỗ lực hết mình trong học tập. Đến khi trở thành sinh viên ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM, trong những lần đi phụ đề tài nghiên cứu khoa học của thầy cô, chị Tú nhận thấy có những bệnh nhân được chữa trị thành công, nhưng cũng không ít trường hợp thất bại. Vậy lý do tại sao? Chị Tú bắt đầu nhen nhóm ý tưởng đi tìm câu trả lời và cô sinh viên năm đó nhận ra rằng tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà có những đặc điểm khác nhau, tạm gọi là các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ nặng hơn mà chúng ta chưa tìm ra được.

Nữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị ứng- Ảnh 1.

TS-BS Trịnh Hoàng Kim Tú (ngồi) tâm huyết với các đề tài nghiên cứu về dị ứng thức ăn…

NVCC

“Để biết rõ người nào có yếu tố nguy cơ, phải hiểu rõ cơ chế bệnh tác động thế nào lên từng cá thể, thì chỉ có con đường là làm nghiên cứu chuyên sâu hơn”, nữ tiến sĩ bày tỏ.

Thế là sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm được một thời gian, chị Tú sang Hàn Quốc theo học chương trình kết hợp thạc sĩ – nghiên cứu sinh tại Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện ĐH Ajou (Hàn Quốc).

Nhắc về cơ duyên đến với lĩnh vực dị ứng – miễn dịch, nữ tiến sĩ kể: “Thời còn sinh viên, mình theo một PGS-TS của trường để học cách làm nghiên cứu về bệnh hô hấp, trong loại bệnh này có nhóm dị ứng và miễn dịch. Lúc đó, đây là ngành còn rất mới, phương tiện nghiên cứu chưa có, kiến thức bản thân cũng nhiều hạn chế nên mình quyết tâm theo học và bắt đầu thích mảng nghiên cứu hơn vì có thể giúp được cho nhiều bệnh nhân, thay vì chỉ chữa từng người một”.

Công trình mà tiến sĩ Tú tâm đắc và tự hào nhất lúc còn làm nghiên cứu sinh bên Hàn Quốc là đề tài về hen suyễn khởi phát muộn ở người lớn tuổi. Với đề tài nghiên cứu của mình, chị Tú đã tìm ra được chất OPN (Osteopontin). Nếu chất này tăng cao sẽ là dấu hiệu nhận biết người có nguy cơ hen suyễn khi lớn tuổi nhiều hơn. Chính vì thế, đây là chất có tiềm năng dùng để dự báo hen suyễn khởi phát ở người lớn tuổi.

Nữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị ứng- Ảnh 2.

…và mong muốn giúp bệnh nhân dị ứng ở VN được điều trị như trên thế giới

NVCC

Đến năm 2020, trở về nước, chị Tú nhận công tác tại Trung tâm y sinh học phân tử, Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Tại đây, trường giao nhiệm vụ thành lập nhóm nghiên cứu dị ứng miễn dịch lâm sàng và chị Tú làm trưởng nhóm.

Nữ tiến sĩ trẻ cho biết, ở Hàn Quốc, hen suyễn là vấn đề được quan tâm, nhưng với người Việt thì dị ứng (thức ăn, thuốc), viêm da cơ địa quan trọng hơn; nên khi về nước chị đã đổi hướng nghiên cứu. Và đây cũng là đề tài giúp chị Tú đạt được Quả cầu vàng 2023.

Chị Tú kể: “Đầu tiên mình đọc tài liệu thì thấy được rằng người Việt ăn hải sản nhiều, do đó tỷ lệ báo cáo dị ứng cũng rất cao. Một số bệnh nhân dị ứng thì có triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp bị nặng như phản vệ. Câu hỏi của mình là làm sao để chẩn đoán, quản lý những người bị dị ứng thức ăn tốt hơn. Và nghiên cứu của mình sẽ tìm ra phương thức hữu hiệu cho bài toán này”.

Để chẩn đoán dị ứng hải sản tốt và đúng, nữ tiến sĩ trẻ cho biết nên làm 3 kỹ thuật: test lẩy da, đánh giá hoạt hóa tế bào và dị nguyên phân tử. Cặn kẽ hơn, chị Tú chia sẻ: “Trước nay, chẩn đoán bệnh nhân dị ứng thì trong kỹ thuật test lẩy da thường cho dị nguyên lên tay để thử. Tuy nhiên, ở VN hiện nay nguồn dị nguyên không thể nhập được, chính vì thế mình mang kỹ thuật tạo dị nguyên từ Hàn Quốc về. Có nghĩa là tự lấy hải sản của người Việt tách phần dị nguyên bên trong ra, sau đó dùng để thử cho bệnh nhân”.

Với kỹ thuật này, sẽ không phải phụ thuộc vào nguồn dị nguyên của nước ngoài, mà giá thành cũng rẻ và còn phù hợp với người Việt hơn.

“Đề tài của mình nhằm phân lập và sản xuất được các dị ứng nguyên phù hợp, đặc trưng cho người VN và phát triển những kỹ thuật xét nghiệm in vitro giúp tăng độ chính xác trong chẩn đoán, tiên lượng dị ứng, nguy cơ phản ứng của bệnh nhân với từng loại thức ăn tiêu thụ. Nhờ đó, có thể hỗ trợ giảm phản ứng nặng cho bệnh nhân”, nữ tiến sĩ chia sẻ đầy tâm huyết.

Vượt qua ám ảnh sợ chuột để làm nghiên cứu

Để có được những thành công trong các nghiên cứu về dị ứng là cả một quá trình chị Tú nỗ lực và chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng khi còn ở Hàn Quốc. Chị Tú kể: “Lúc ở Hàn Quốc, mình cũng làm đề tài về dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc nhưng chỉ là phụ thôi. Nên mỗi khi làm đề tài xong, mình xin giáo sư cho đi lâm sàng thêm để quan sát bệnh nhân dị ứng thức ăn, thuốc. Thường ở phòng thí nghiệm sẽ làm từ 8 giờ thì 6 giờ mình đã lên khoa để đi theo giáo sư xuống phòng cấp cứu, xem cách mà bác sĩ bên này chẩn đoán bệnh nhân và ghi chép lại những kỹ thuật đó”.

Trò chuyện với chị Tú, dù là kể về các công trình nghiên cứu của mình, nhưng chị cũng rất dí dỏm. Đó dường như cũng là cách để chị giúp bản thân được giải trí, thoải mái tinh thần hơn sau những giờ vùi đầu vào nghiên cứu.

Nhắc đến những khó khăn, chị Tú không quên kể lại câu chuyện bi hài về những lần làm thí nghiệm mà chị quăng luôn con chuột đang cầm trên tay vì nỗi ám ảnh sợ loài động vật này.

Chị Tú nói: “Nghĩ lại mà thấy hài hước thật. Vì trước đây mình sợ chuột lắm, thế nhưng thực hiện nghiên cứu thì phải cầm, chơi và làm những thí nghiệm trên loài động vật này. Có những lần đang cầm trên tay, con chuột dẫy một cái là mình quăng nó luôn (cười)”.

Nữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị ứng- Ảnh 3.

Chị Tú cùng với nhóm nghiên cứu dị ứng miễn dịch lâm sàng tại Trung tâm y sinh học phân tử, Trường ĐH Y Dược TP.HCM

NVCC

Vốn là một bác sĩ, chưa bao giờ làm nghiên cứu, cũng không biết gì về phòng thí nghiệm nên khi sang Hàn Quốc, chị Tú phải đối diện với nhiều thử thách. “Những ngày đầu rất khó khăn, nhiều khi muốn bỏ về nước luôn. Khó khăn thời điểm đó của mình là làm sao phải tiếp thu lại những kỹ thuật thí nghiệm trong thời gian khá ngắn. Người ta phải học mấy năm về kỹ thuật đó, nhưng mình chỉ có một thời gian ngắn để học và sau đó phải thực hành liền. Mới bắt đầu làm thí nghiệm, thất bại liên tục, mình phải tự học cách tìm hiểu tại sao sai và trình bày lý do với giáo sư để xin được làm lại”, nữ tiến sĩ trẻ nhớ lại.

Sau bao năm miệt mài nghiên cứu, chị Tú hạnh phúc vì đi đúng con đường mà mình mong muốn: “Mình đang nỗ lực để giúp cho quyền lợi bệnh nhân VN tương đương với trên thế giới. Vì một bệnh nhân dị ứng ở nước ngoài sẽ được làm khoảng 5 test để chẩn đoán xác định, sau đó được điều trị bằng thuốc. Còn ở VN thì ngược lại, thiếu nguồn dị nguyên, hoặc nếu bệnh nhân không đến đúng chuyên khoa, đôi khi chỉ nghe bệnh sử rồi đoán, thuốc cũng không được điều trị tốt. Mình rất hy vọng những việc mình làm dù nhỏ nhưng sẽ cho bệnh nhân có được phương pháp chẩn đoán hợp lý, kiểm soát được bệnh chặt chẽ hơn”.

Hiện tại, chị Tú vừa làm công tác giảng dạy, vừa nghiên cứu và khám, điều trị về dị ứng – miễn dịch. Chị Tú hạnh phúc khi đã xây dựng được một nhóm nghiên cứu chuyên sâu về dị ứng – miễn dịch và đây cũng là một trong những nhóm theo mô hình liên kết lâm sàng – phòng thí nghiệm đầu tiên tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

Thanhnien.vn

Source link

Cùng chủ đề

Nữ tiến sĩ Việt đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu

TS Nguyễn Thị Phương Thảo, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec, được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, nhờ thành tích xuất sắc, khả năng tạo tác động lớn trong lĩnh vực nghiên cứu. Vượt qua hàng trăm đề cử, TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo, 33 tuổi, là một trong 45 nhà nghiên cứu từ 30 quốc gia trở thành thành viên Hội đồng Viện Hàn lâm Khoa học trẻ...

Chuyện chưa kể về tiến sĩ trẻ nhất giành Quả cầu Vàng 2023

(Dân trí) - TS Phạm Huy Hiệu là chủ nhân trẻ nhất giải thưởng Quả cầu Vàng 2023, sở hữu nhiều phát minh, sáng chế có giá trị cao, lọt vào danh sách đề cử giải thưởng "Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam" năm 2023. Nhà khoa học trẻ nhất giải thưởng Quả cầu Vàng 2023 Năm 2019, TS Phạm Huy Hiệu nhận học bổng tiến sĩ toàn phần của chính phủ Pháp để theo học tại Viện Đại học Toulouse...

Cuộc đời thăng trầm của nữ tiến sĩ đầu tiên trên thế giới

Elena Cornaro Piscopia là người tiên phong trong lịch sử học thuật châu Âu, để lại dấu ấn là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận bằng tiến sĩ. Cuộc đời, những thành tựu và đóng góp của bà là nguồn cảm hứng lớn lao, đặc biệt trong bối cảnh xuất thân nghèo khó và trước những chuẩn mực xã hội đầy thách thức và rào cản giới tính của thế kỷ 17.Định hình lại câu...

Chàng trai từng học chuyên toán giành nhiều giải thưởng về văn thơ

Mới đây, Trần Văn Thiên (25 tuổi) là gương mặt đã gây ấn tượng tại giải thưởng văn học trẻ sau khi lập cú đúp ở cả 2 thể loại truyện ngắn và tản văn. Điều đặc biệt chàng trai 9X này là dân khoa học tự nhiên chính hiệu. Niềm đam mê đặc biệt với văn thơ Thiên xuất thân là học sinh lớp chuyên toán, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Bình Định). Anh chàng đang sinh sống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi cao hay trên các nẻo đường. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là các...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của loài hoa cũng là một câu chuyện thú vị của những con người đã góp phần đưa loài hoa này trở...

Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Sáng 23/3, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu phát triển Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Cùng chuyên mục

Màn lội ngược dòng kịch tính của các tay đua mô tô nước tại Bình Định

Sau 3 ngày thi đấu đầy kịch tính, Giải Vô địch Thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã khép lại với những kết quả ấn tượng. Ngày 24/3, tại đầm Thị Nại (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship chặng Grand Prix of Bình Định. 55 tay đua đến từ 26...

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Bqp.vn) - Sáng 22/3, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 (Hà Nội), Tiểu ban diễu binh, diễu hành tổ chức hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ...

Thành phố bảy sắc cầu vồng ở Thanh Hóa

Một dải bờ biển nhiều gam trầm ở Thanh Hóa bỗng trở nên rực rỡ, sống động chưa từng thấy khi quần thể nghỉ dưỡng Flamingo Ibiza Hải Tiến dần lộ rõ hình hài. Một Ibiza đầy màu sắc của Việt Nam Nếu như phần lớn các khu nghỉ dưỡng thường chọn gam màu trầm, trung tính với các sắc chủ đạo như nâu gỗ, xanh dương, trắng... nhằm mang đến cảm giác sang trọng, ấm áp, bình yên, cho khách du...

Ngắm các ‘bông hồng thép’ tập luyện diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, hơn 170 "bông hồng thép" thuộc khối nữ cảnh sát vẫn hăng say luyện tập để chuẩn bị diễu binh trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những ngày này, tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), hơn 800 cán bộ, chiến sỹ công an đang hăng say luyện tập diễu binh, diễu hành để thực hiện trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến...

“Cho đến bây giờ, mặc cảm tuổi thơ vẫn đeo bám tôi…”

Thời gian gần đây, tên tuổi của Đào Tố Loan được nhắc đến thường xuyên trong các chương trình âm nhạc lớn. Người ta ưu ái gọi chị là "giọng ca opera hàng đầu". Tuy nhiên, không ít người vẫn cho rằng, chị không hát được nhạc Việt. Chị nghĩ sao về điều này?-...

Mới nhất

Mãn nhãn màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, những “siêu” mô tô nước với âm thanh động cơ vang vọng ở ngay Đầm Thị Nại đã thu hút người dân địa phương và khán giả theo dõi. Ngày 22/3, Aquabike Promotion, nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách gồm 55 tay...

Ngắm các ‘bông hồng thép’ tập luyện diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, hơn 170 "bông hồng thép" thuộc khối nữ cảnh sát vẫn hăng say luyện tập để chuẩn bị diễu binh trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những ngày này, tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), hơn 800 cán bộ, chiến sỹ công...

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương...

Khánh Hoà: Tập trung đầu tư hạ tầng cho địa bàn đặc biệt khó khăn

Theo ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 52km quốc lộ; 63km tỉnh lộ; hơn 88km hương lộ (liên huyện) đi qua. Đến nay, nhờ có sự quan tâm của tỉnh, hạ tầng giao thông của huyện đã cơ bản hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi...

Giá heo hơi hôm nay 25/3/2024: Duy trì đà tăng ở nhiều địa phương

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng nhẹ Thị trường heo hơi tại miền Bắc ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg tại Hà Nam và Tuyên Quang, hiện đang ở mức 61.000 đồng/kg, cùng với Yên Bái, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội. Ngoại trừ Bắc Giang và Thái Nguyên đang neo ở ngưỡng 62.000 đồng/kg, các tỉnh...

Mới nhất