Trang chủNewsNhân quyềnRừng của người Mông Tà Xùa

Rừng của người Mông Tà Xùa


Rừng là nguồn sống của người dân

Sáng cuối thu, sương dày đặc giăng kín núi rừng Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) như thể xắt ra từng miếng khiến muông thú cũng tỉnh giấc muộn, những chú chim lảnh lót trong khu rừng mang tên Bác Hồ, đánh thức núi rừng bừng tỉnh trong sương sớm.

anh-2.-nguoi-dan-hat-luu-cham-soc-bao-ve-rung-.jpg
Rừng là nguồn sống, là sinh kế của người Mông

Trưởng thôn Tà Xùa – Phàng A Phà nở nụ cười rạng rỡ chia sẻ với chúng tôi: “ Đồng bào người Mông Tà Xùa ơn Đảng, ơn Bác Hồ nên giữ rừng cây mang tên Bác như giữ linh hồn, trái tim của người dân trong bản. Trên cánh rừng này trải qua nhiều mùa khô hanh, thiên tai bão lũ vẫn có nhiều loại cây gỗ to gần trăm năm tuổi, ít cũng hơn chục năm đã chứng minh cho quyết tâm của đồng bào người Mông Tà Xùa giữ đất, giữ rừng, giữ chế độ xã hội chủ nghĩa.”

Anh Phà phấn khởi cho biết thêm: “ Hàng năm người dân trong thôn đều được trả đầy đủ phí môi trường rừng, nguồn kinh phí này đã giúp nhiều gia đình trong thôn có nguồn thu ổn định để phát triển kinh tế, cũng là động lực để người dân bảo vệ rừng, Ở Tà Xùa diện tích được chi trả phí môi trường rừng là gần 1.300 ha, mỗi năm đồng bào trong thôn được chi trả gần 1 tỉ đồng phí môi trường rừng đây là 1 con số rất lớn đối với đồng bào Mông trong thôn. ”

Theo chia sẻ của anh Phàng chúng tôi trở lại bản Tà Xùa trên con đường bê tông phong quang, sạch đẹp. Dọc 2 bên đường lên khu rừng rêu cổ tích nổi tiếng với du khách gần xa hàng trăm loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Từ ngày huyện đầu tư phát triển du lịch phượt, du lịch mạo hiểm, mỗi năm Tà Xùa thu hút gần 70.000 lượt du khách đến bản. Người dân phấn khởi càng quyết tâm bảo vệ giá trị tự nhiên của bản mình.”

Anh Phàng A Xay là hộ gia đình được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là 17.500.000 đồng/ năm cho biết: “Giữ rừng được rất nhiều lợi ích, không chỉ lợi ích phòng hộ mà còn được chi trả tiền bảo vệ rừng, phí môi trường rừng. Từ số tiền này mình có kinh phí đầu tư cho sản xuất chuyên canh lúa nếp nương. Loại nếp Lẩu La dẻo thơm, nhưng cần chi phí lớn. Vì vậy mỗi năm mình đầu tư gieo trồng khoảng 30 bao thóc, sau đó bán về phố huyện và giã bánh dày bán cho khách du lịch với giá từ 10.000 đồng – 15.000 đồng/ chiếc. Cuộc sống gia đình mình đã thay đổi hẳn. Có tiền tích trữ cho con cái đi học.”

Cũng giống như gia đình anh Phàng A Xay đồng bào Mông xã Bản Công đều đã được hưởng đa lợi ích từ rừng. Mỗi năm người dân trong xã được chi trả tổng số tiền trên 4 tỉ đồng phí môi trường rừng.

a4.jpg
Nhờ rừng mà cuộc sống của người dân được nâng lên, nhiều hộ thoát nghèo bền vững.

Ông Giàng A Trư – Chủ tịch UBND xã Bản Công chia sẻ: “Trước đây Bản Công luôn là xã gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế vì diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt trong top thấp nhất huyện. Nhưng tận dụng được lợi thế từ rừng, đặc biệt là từ số tiền được chi trả bảo vệ rừng, phí môi trường rừng hàng năm người dân đã có nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ đã biết biến số tiền đó thành nguồn đầu tư bền vững cho trồng cây đặc sản như lúa nếp, gà đen, khoai sọ…Từ đó, chế biến thành các món ăn ẩm thực đặc sản vùng miền thu hút khách du lịch, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng cao, nhiều hộ đã thoát cái nghèo”.

Cũng như ở xã Bản Công, việc chi trả phí môi trường rừng kịp thời đúng chính sách đã giúp nhiều hộ dân trong xã Xà Hồ có nguồn thu lớn góp phần ổn định cuộc sống, như gia đình anh Giàng A Câu ở thôn Sáng Pao xã Xà Hồ. Với diện tích được chi trả 30ha gần 22 triệu đồng/năm. Gia đình anh Câu đã tranh thủ đầu tư chăn nuôi Dê và gà đen bản địa. Khi đỉnh núi Tà chì Nhù trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn thì gia đình anh đã có nguồn cung ổn định cho các homestay dọc tuyến đường lên núi. Giờ đây anh Câu đã trở thành triệu phú trẻ của thôn Sáng Pao xã Xà Hồ, một điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương.

Anh Giàng A Câu chia sẻ: “Nếu chỉ trông vào bán ngô, bán lúa thì phải 2 năm nhịn ăn mình mới dư được số tiền trên, rất may nhờ chính sách của Nhà nước chi trả phí môi trường rừng đã giúp nhà mình thay đổi cuộc sống.”

Rừng được bảo vệ

Xã Xà Hồ có tổng diện tích được chi trả phí môi trường rừng 3.781,40ha, năm 2022 xã được thanh toán hơn 2 tỷ đồng. Ông Giàng A Sáy – Chủ tịch UBND xã Xà hồ cho biết: “ Nhờ được chi trả kịp thời, nên việc tuyên truyền người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Ở 7/7 thôn bản đã thành lập được các tổ đội ứng trực bảo vệ rừng. Việc trồng rừng mới năm nào cũng về trước kế hoạch.”

a3.a4.-nhung-canh-rung-o-ta-xua-van-giu-nguyen-ve-hoang-so-nho-lam-tot-cong-tac-bao-ve-rung.jpg
Những cánh rừng ở Tà Xùa vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ.

Hiện nay tổng diện tích rừng mà Ban quản lý rừng huyện Trạm Tấu thực hiện quản lý, khoán bảo vệ là 37.706,72 ha/37.706,72ha, đạt 100% kế hoạch.

Hàng năm đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc theo Chương trình, kế hoạch đã đề ra. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ giải pháp theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; kế hoạch của UBND huyện về công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Trạm Tấu.

Đồng thời ký cam kết phòng cháy, chữa cháy rừng đến các chủ hợp đồng và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng; phối hợp chặt chẽ với Hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, giải pháp thực hiện công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, với tinh thần tập trung, quyết liệt. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được kết quả quan trọng, rừng được quản lý bảo vệ cơ bản tốt.

Ban quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định của Chính phủ với 55 hợp đồng khoán và 6.103 hộ nhận khoán bảo vệ rừng; tổ chức nghiệm thu và hoàn thiện bổ sung các thủ tục thanh toán theo hướng dẫn. Riêng năm 2022 chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với số tiền trên 22 tỷ đồng; chi trả cho bên nhận khoán số tiền tương ứng.

anh-1.-bai-pr-quy-rung.jpg
Lợi ích từ giữ rừng đã giúp đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu thêm yêu đất, yêu rừng để từ đó giữ rừng thêm xanh mãi.

Ông Đào Công Trình – Giám đốc BQLR phòng hộ huyện Trạm tấu cho biết: “ Để đảm bảo công khai minh bạch chi đúng, chi đủ cho dân đơn vị thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng đến tài khoản của các cá nhân đại diện cho cộng đồng dân cư thôn. Cử viên chức, hợp đồng lao động trong đơn vị thực hiện niêm yết, công khai danh sách đối tượng, diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; diện tích được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng số tiền được chi trả tại nhà văn hóa thôn, bản của các xã trên địa bàn huyện Trạm Tấu. Nhờ đó việc chi trả phí môi trường rừng đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho đơn vị trong công tác tuyên truyền người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng.”

Lợi ích từ giữ rừng đã giúp đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu thêm yêu đất, yêu rừng để từ đó giữ rừng thêm xanh mãi, để hôm nay đất rừng Trạm Tấu trở thành khu du lịch có vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ mê đắm lòng người, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Rừng Trạm tấu trở thành niềm tự hào và thật sự đã giúp đồng bào các dân tộc nơi đây nâng cao đời sống, thoát nghèo bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Yên Bái trao quyết định đầu tư cho 8 dự án

Năm 2023, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức đan xen, song với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cùng với sự cố gắng của các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã...

Hoa Tớ dày Mù Cang Chải –

Uống sương, ngậm gió của những ngày mùa Đông vùng cao rét buốt để rồi bừng lên khoe sắc đỏ hồng rực rỡ trên nương đồi, trên sườn non, dọc con đường vào bản và ngay bên hiên nhà, tạo nên khung cảnh nên thơ, say đắm bao trái tim du khách đã một lần đến với Miền di sản Mù Cang. Tớ...

Ngành TN&MT Yên Bái triển khai nhiệm vụ năm 2024

Tại hội nghị, ông Hà Mạnh Cường – Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, trong năm 2023 Ngành TN&MT đã chủ động tập trung, chỉ đạo quyết liệt đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên cơ sở bám sát chỉ đạo của...

Triển lãm ảnh “Yên Bái

(NADS) - Chiều 28/12, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh và trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2023 với chủ đề “Yên Bái- Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc” ...

Yên Bái khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023

Dự buổi lễ có lãnh đạo Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Ủy ban Dân tộc Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện một số cơ quan Trung ương; lãnh đạo tỉnh Yên Bái, một số tỉnh khu vực miền núi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Định trao nhiều thỏa thuận hợp tác tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2024

Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tại hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - UBND tỉnh Bình Định - Tổng Công ty hàng không Việt Nam -...

Đường sắt tốc độ cao có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm

Gia tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dàiTheo GS.TS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, ngoài mục tiêu vận tải hành khách, tuyến đường sắt tốc độ cao phải tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dài có như vậy mới...

Phát huy vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ

Tham dự Chương trình có đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; đồng chí Ngô Văn Cương – Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đồng chí Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Mới nhất

Đội tuyển Việt Nam thảm bại trước Indonesia ngay trên sân nhà

Bước vào trận tái đấu với tuyển Indonesia trên sân Mỹ Đình, HLV Philippe Troussier đã có 3 sự điều chỉnh so với trận lượt đi trong đội hình xuất phát. Đáng chú ý là sự thay đổi ở hàng công, với sự xuất hiện của Nguyễn Tiến Linh và Khuất Văn Khang. Tuy nhiên, ngay ở phút thứ...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp...

Khu phố ‘bấn loạn’ vì hàng xóm nuôi gần 100 con chó

TP HCMHơn 50 hộ dân ở quận 4, từng làm đơn cầu cứu chính quyền vì không chịu nổi tiếng ồn và mùi hôi của gần 100 con chó do một hộ dân nuôi tự phát nhiều năm. "Dù đóng chặt cửa nhưng mùi chất thải thú nuôi xộc vào nhà khiến gia đình phải chịu đựng thời gian...

Mới nhất